Ông Biden có thể sẽ phải tiếp quản ‘Nhà Trắng trống không’ trong ngày đầu nhậm chức
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nhiều khả năng sẽ phải bắt đầu nhiệm kỳ trong tình cảnh khu Cánh Tây tại Nhà Trắng “không người”, mạng Axios ngày 9/12 dẫn nguồn thạo tin trong đội chuyển giao quyền lực của đảng Dân chủ cho biết.
Ông Joe Biden phát biểu tại Wilmington, Delaware, Mỹ, ngày 19/11/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Nguyên nhân là do ê-kíp của ông Biden muốn để phòng ngừa nguy cơ dịch bệnh sau khi chính quyền Tổng thống Trump tỏ ra hời hợt trong ngăn chặn lây lan COVID-19 ở Nhà Trắng. Ở độ tuổi 78, ông Biden thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus SARS-CoV-2.
Việc ông Trump và nhiều quan chức, nhân viên trong chính quyền ca ngợi quy trình bảo đảm an toàn nhưng rồi vẫn mắc COVID-19 cho thấy, các văn phòng, khu làm việc Nhà Trắng sẽ cần phải được làm sạch, khử trùng trước khi nhân sự trong chính quyền mới chuyển vào.
Một nhân viên giấu tên cho biết, Nhà Trắng có thể sẽ mang hình ảnh “một thị trấn ma” ngay sau thời điểm ông Biden nhậm chức vào tháng 1 tới. Nhiều nhân viên, quan chức sẽ phải làm việc từ xa, hoặc tạm thời sang làm việc tại Tòa nhà Văn phòng điều hành Eisenhower kế bên Nhà Trắng.
Video đang HOT
Nhóm cộng sự của Tổng thống đắc cử Joe Biden biết rõ rằng, diễn biến dịch bệnh tài Mỹ sẽ còn tồi tệ hơn trong tháng tới. Ông Biden từng tuyên bố trong 100 ngày đầu cầm quyền sẽ yêu cầu người dân Mỹ đeo khẩu trang tại văn phòng; nhấn mạnh quy định bắt buộc này đối với các tòa nhà liên bang, trên máy bay, xe buýt. Trong lần xuất hiện bên cạnh đội y tế ngày 8/12, ông Biden cũng thông báo kế hoạch tiêm chủng cho 100 triệu người dân Mỹ trong 3 tháng đầu tiên nắm quyền.
Chi tiết về kế hoạch “làm sạch” Nhà Trắng và những quy định mới về bảo đảm an toàn trong khuôn viên khu vực này vẫn còn đang trong quá trình bàn thảo trước khi đi đến hoàn tất. Nhưng cách thức mà liên danh Joe Biden-Camala Harris thực hiện trong thời gian qua cũng phần nào cho thấy yêu cầu đặt ra đối với môi trường làm việc tại Nhà Trắng trong năm tới.
Khi cùng tham dự họp báo, các sự kiện chung, ông Biden và bà Harris đều tuân thủ giãn cách, đeo khẩu trang và họ chỉ gặp gỡ, trao đổi với chuyên gia, quan chức bên ngoài qua hình thức trực tuyến. Đa phần nhân viên trong chiến dịch chuyển giao quyền lực của ông Biden đều không có tiếp xúc trực tiếp tại các văn phòng ở thủ đô Washington DC, thay vào đó họ áp dụng hình thức làm việc từ xa.
Biden: Mỹ cần hợp lực với các nước khác tạo mặt trận đối trọng với Trung Quốc
Ông Biden khẳng định Mỹ cần hợp lực với các nước khác để tạo ra một mặt trận thống nhất trong chính sách thương mại toàn cầu như một đối trọng với Trung Quốc.
Tuyên bố này được Tổng thống đắc cử Mỹ đưa ra trong cuộc họp báo tại quê nhà ở Wilmington, Delaware hôm 16/11.
Khi được hỏi về việc liệu Mỹ có ý định tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được ký kết hay không, Biden cho biết ông đã nói chuyện với nhiều nhà lãnh đạo thế giới về thương mại quốc tế nhưng chưa thể đi vào chi tiết.
Tổng thống đắc cử Joe Biden. (Ảnh: CNN)
"Chỉ có một Tổng thống tại thời điểm hiện tại và đó là người có thể nói chính sách của chúng tôi sẽ như thế nào?", ông cho hay, ngầm ám chỉ quyền lực vẫn bị hạn chế do chưa tiếp quản văn phòng.
Ông Biden cam kết sẽ công bố chi tiết về các chính sách thương mại của mình vào 21/1/2021 - một ngày sau khi ông nhậm chức.
"Chúng ta cần phải liên kết với các nền dân chủ khác để có thể đặt ra các quy tắc thay vì để Trung Quốc và những nước khác quyết định kết quả", ông Biden cho hay.
Người tiền nhiệm của ông Biden - Donald Trump áp đặt hàng loạt thuế quan lên cả đối thủ của họ và Trung Quốc và cả các nước đồng minh như Canada, Mexico và Châu Âu.
Tổng thống đắc cử Mỹ khẳng định ông sẽ không theo đuổi chính sách thương mại "trừng phạt" mà mục đích hướng tới là tăng sức cạnh tranh cho người lao động Mỹ.
Biden cũng lặp lại cam kết tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp định Paris mà ông Trump rời bỏ.
Quan hệ Mỹ - Trung hiện ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Hai nước gia tăng căng thẳng trong một loạt vấn đề từ COVID-19, Hong Kong, Đài Loan...
Trong khi đó, Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho rằng chính quyền Biden sắp tới cần khôi phục quan hệ với Trung Quốc để tránh nguy cơ xảy ra xung đột quân sự.
"Quan trọng là mỗi bên phải hiểu được điểm nhạy cảm của nhau. Vấn đề không nhất thiết phải được giải quyết, chỉ xoa dịu thôi cũng giúp đạt được bước tiến rồi ", ông Kissinger cho hay.
Chiến dịch của ông Biden cân nhắc dùng pháp lý nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao Chiến dịch của ông Joe Biden hiện đang cân nhắc các biện pháp pháp lý nhằm thúc đẩy việc công nhận ông Biden đã thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Theo thông lệ, Cơ quan quản lý các dịch vụ thông dụng (General Services Administration) với chức năng quản lý và hỗ trợ các hoạt động cơ bản của các...