Ông bầu bỏ rơi, đội bóng hạng nhì khốn khổ
Đội bóng Ninh Thuận đang sống rất vất vưởng, không tiền ăn sáng, tiêu vặt và sắp bị đuổi ra khỏi nơi cư ngụ.
Đội Ninh Thuận đang lâm vào cảnh bị “đem con bỏ chợ”. Ảnh: TTVH.
Cho đến hôm qua, đội hạng Nhì Ninh Thuận vẫn không biết chắc có di chuyển ra Khánh Hòa để đá lượt trận cuối vòng bảng giải hạng nhì mùa này hay không, trong bối cảnh không tiền, không tình và vô chủ.
Với giao kèo ban đầu, trong ngân sách dự tính là 5 tỷ đồng mỗi mùa giải dành cho đội bóng Ninh Thuận, ông Võ Thái Lâm sẽ bỏ ra 4 tỷ đồng và 1 tỷ đồng còn lại sẽ được lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận “bơm” tiếp. Nhưng, cho đến lúc này, ông Lâm mới chỉ bỏ ra khoảng 2,5 tỷ đồng để trả lương, cũng như chi phí ăn ở – di chuyển của đội bóng. Đó là lý do khiến cho Ninh Thuận vẫn đang nợ cầu thủ 2 tháng lương (6 và 7), cùng số tiền 300 triệu đồng tiền thưởng.
Về lý thuyết, Ninh Thuận thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Ninh Thuận và đại diện địa phương này đá giải hạng nhì cùng sự hỗ trợ của ông bầu Võ Thái Lâm, người từng có thời gian đình đám khi nhảy vào đầu tư cho Sài Gòn Xuân Thành hồi đầu mùa giải năm nay. Nhưng trên thực tế, kể từ những ngày đầu tập trung đá giải đến bây giờ (tháng 2), với tập thể gần 30 con người, vẫn không biết đích xác ông chủ thực sự của họ là ai.
Có thông tin cho rằng sở dĩ ông Võ Thái Lâm quyết định đầu tư vào bóng đá Ninh Thuận là bởi ông muốn tiếp tục được chính quyền địa phương ủng hộ gói thầu tổ yến lớn nhất nhì ở địa phương này. Sẽ chẳng có vấn đề gì, nếu cái tổ yến ấy không nằm trong Nhà hát cũ ở trung tâm TP Phan Rang. Một số hộ dân ở gần đó thậm chí đã nghĩ ra việc xây các tổ yến, để dụ “yến của ông Lâm” qua ở, nhưng bất thành, bởi yến chỉ chui vào Nhà hát. Nhà hát được sử dụng cho việc nuôi yến và điều này gây sự bức bối trong một bộ phận cư dân Phan Rang.
Video đang HOT
Sự lắt léo và khó hiểu trong giao kèo, với ông Võ Thái Lâm là nhân vật trung tâm, đã khiến cho tập thể gần 30 con người ở cái đội bóng Ninh Thuận đang sống rất vất vưởng, không tiền ăn sáng, tiêu vặt và sắp bị đuổi ra khỏi nơi cư ngụ.
Từ đầu, đội bóng đặt 16 phòng trong một khách sạn hạng trung ở Phan Rang, nhưng cho đến lúc này, mấy chục con người ấy bị dồn vào 4 phòng. Chưa hết, khách sạn cũng đã quyết định cắt cơm từ nhiều tuần nay, vì họ không thể tiếp tục ghi nợ nữa. Mùa giải đã sắp kết thúc, ngoài chuyện lương thưởng thiếu đã đành, cầu thủ Ninh Thuận còn đang lo ngay ngáy không biết đào đâu ra tiền để mua vé tàu xe về quê.
Sau bầu Tuấn, bầu Long ở Hòa Phát, bóng đá Việt Nam cấp CLB còn chứng kiến khá nhiều cuộc chia tay của những ông chủ hờ. Có thể kể đến ông Lưu Quang Lãm (với Sài Gòn FC và lễ ra mắt hoành tráng ở Nhà hát TP HCM), rồi các ông Vũ Anh Cường, Võ Thái Lâm vẫn với Sài Gòn FC sau đó, cho đến vụ “đem con bỏ chợ” ở Ninh Thuận lần này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
VPF và nhiệm vụ hạn chế tiêu cực: Phải "sạch" từ ông bầu
Chỉ ít lâu sau khi VPF và các ông bầu V.League và hạng Nhất "cắt máu ăn thề" chống tiêu cực, vòng 15 V.League 2012 đã "bốc mùi" tiêu cực.
Thua bất thường
Sau 90 phút đọ sức giữa chủ nhà V.Hải Phòng-HAGL, không ít người đã đặt câu hỏi: Có hay không việc bóng của bầu Đức - Phó Chủ tịch HĐQT VPF cố tình "buông"? Cần nhớ, tại V.League 2004, Hải Phòng từng "lội ngược dòng" thành công, đẩy suất rớt hạng cho Thể Công vào phút chót nhờ quả phạt đền hỏng ăn của Kiatisuk (HAGL) trên sân Lạch Tray.
Và trước trận thua V.Hải Phòng cuối tuần qua, HAGL đang có phong độ rất ấn tượng để trở lại cuộc đua đến ngôi vô địch V.League 2012. Còn thầy trò HLV Lê Thụy Hải lại bị dồn vào thế đường cùng, nếu không thắng, họ sẽ tiến rất gần tới tấm vé rớt hạng khi các đội cùng nằm trong tốp đèn đỏ như CS.Đồng Tháp, K.Kiên Giang đều có đủ 3 điểm.
Trao đổi với NTNN chiều qua (2.5), ông Vương Tiến Dũng - cựu HLV V.Hải Phòng và là người gắn bó máu thịt với Thể Công trong sự nghiệp cầu thủ, HLV cho biết:
"Rất khó để nói trận đấu có "mùi" hay không. Dưới góc độ chuyên môn, tôi nhận thấy HAGL đã chơi một trận đấu rất tệ đến bất thường. Tôi nghĩ, mọi chuyện đều từ ông chủ, lãnh đạo đội bóng mà ra cả, chứ hiếm có việc cầu thủ móc ngoặc với nhau.
Chuyện V.League được nhà cái quốc tế ra kèo cá cược thì cũng có từ lâu rồi. Nhưng theo tôi biết, cầu thủ Việt Nam chỉ quan tâm tới bóng đá quốc tế nên rất ít bị ảnh hưởng".
Trang web cá cược quốc tế có lẽ cũng chào thua V.League vì tiêu cực.
Ý kiến của ông Dũng cũng có điểm chung với các ông bầu VPF khi bầu Kiên từng khẳng định: "Chúng tôi đã nói với Chủ tịch các CLB hạng Nhất, V.League là trách nhiệm đầu tiên trong việc phòng chống, hạn chế tiêu cực thuộc về chính Chủ tịch các CLB. Phải làm tốt việc nhà mình thì mới hy vọng giải tốt lên được".
Đội tiêu cực có thể bị loại khỏi giải
Thực tế, việc các ông bầu giải hạng Nhất, V.League dưới sự chủ trì của VPF đã cam kết tập trung hết sức để chống tiêu cực là tín hiệu đáng mừng. Tổng cục II (Bộ Công an) cũng đã phê duyệt kế hoạch phòng chống tiêu cực trong bóng đá. Nhưng điều mà dư luận quan tâm là những cá nhân, đội bóng có biểu hiện tiêu cực sẽ bị xử lý mạnh tay ra sao?
Với những biểu hiện thi đấu thiếu tích cực, mắc sai lầm ngớ ngẩn trong các trận đấu gặp chủ nhà K.Khánh Hòa (vòng 7), Hà Nội T&T (vòng 12), V.Hải Phòng (vòng 14), SLNA (đầu bù vòng 13), một số trụ cột của Sài Gòn FC (ảnh lớn) đã bị đưa vào "tầm ngắm" của lực lượng an ninh.
Về vấn đề này, ông Phạm Ngọc Viễn - Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn VFF kiêm Tổng Giám đốc VPF cho biết:
"Mọi hình thức xử phạt đối với tập thể, cá nhân liên quan tới tiêu cực đều được ghi rõ trong Quy định về kỷ luật của VFF. Chúng tôi đã ký kết biên bản hợp tác với cơ quan an ninh và họ sẽ vào cuộc quyết liệt để mang tới cho người hâm mộ những trận đấu sạch. Mọi biện pháp nghiệp vụ của cơ quan an ninh đều được giữ kín để thuận lợi cho công việc điều tra".
Theo Điều 54 Quy định về kỷ luật của VFF, cá nhân, đội bóng có hành vi dàn xếp tỷ số sẽ bị xử rất nặng: "... Huỷ bỏ kết quả trận đấu và phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Tuỳ theo mức độ mà đội bóng bị trừ điểm. Trường hợp nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần có thể phải chịu hình thức kỷ luật khác theo Điều 5 (loại khỏi giải, chuyển xuống thi đấu hạng thấp hơn...).
Theo Bưu Điện Việt Nam
Các ông bầu "lãnh đạo" bóng đá Trong khi nhiều doanh nghiệp báo lỗ và báo nợ thì riêng "sàn" bóng đá lại cho thấy các doanh nghiệp rất "ăn nên làm ra". Sau khi có được thương quyền các giải đấu từ AVG, các ông bầu làm bóng đá đã triển khai hàng loạt vấn đề trong đó khẳng định ngay sức mạnh bằng việc tìm nguồn cho bóng...