Ong bắp cày khổng lồ xuất hiện ở Bắc Mỹ, độc như rắn
Cá thể trưởng thành có thể dài tới 5 cm và sở hữu độc tố tương tự như loài rắn độc. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định loài ong giết người này tới Mỹ bằng con đường nào.
Theo Cnet, Bộ Nông nghiệp bang Washington (WSDA) ghi nhận loài ong bắp cày khổng lồ châu Á lần đầu xuất hiện tại Mỹ vào tháng 12/2019.
Cơ quan này chưa xác định bằng cách nào mà loài ong này tới được nước Mỹ. Tuy nhiên, các loài côn trùng được nhận định di chuyển giữa các quốc gia nhờ vào việc vô tình sinh sống trên các phương tiện đi lại như xe tải, tàu biển quốc tế. Đến nay, loài ong nguy hiểm này chỉ được tìm thấy ở khu vực Tây Bắc Mỹ.
Ong bắp cày khổng lồ châu Á, tên khoa học Vespa mandarinia, có chiều dài từ 3,8-5 cm. Đây là loài côn trùng bản địa ở khu vực ôn đới và nhiệt đới Đông Á, có phần đầu màu vàng cam, trên bụng có sọc đen.
“Loài ong này còn được biết đến với cái tên ong giết người vì nọc độc của nó không khác gì các loài rắn độc”, Jun-ichi Takahashio, nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto Sangyo chia sẻ với New Yok Times.
Nhiều vết chích từ loài ong này có thể gây tử vong. Tại Nhật, ước tính loài ong này giết chết tới 50 người mỗi năm.
Loài ong bắp cày khổng lồ châu Á có thân hình lớn và nọc độc có khả năng gây chết người. Ảnh: WSDA.
Loài ong khổng lồ châu Á này không sống bằng việc hút phấn hoa, mật cỏ. Thực tế, chúng thường ăn thịt các loại côn tròng nhỏ hơn như ong bắp cày giấy, ong mật, bọ ngựa.
Chỉ cần vài cá thể ong khổng lồ châu Á là có thể phá hủy toàn bộ tổ ong mật trong ít giờ. Đây là điều đáng báo động vì quần thể ong mật tại Mỹ đã suy giảm từ năm 2016, đưa chúng vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng tại quốc gia này.
WSDA cảnh báo loài ong sát thủ này có tính cách hung dữ, có thể chích nhiều lần liên tiếp lên các mục tiêu.
Loài ong này thường không tấn công người và vật nuôi. Tuy nhiên, chúng có xu hướng phản ứng lại khi bị đe dọa hoặc khi tổ của chúng bị tấn công. Kim chích của các cá thể trưởng thành đủ mạnh và khỏe để xuyên qua lớp áo bảo hộ nuôi ong.
Khi tìm thấy loài ong khổng lồ châu Á, người dân được khuyên nên báo cáo cho WSDA để họ có thể thu thập mẫu và tiến hành nghiên cứu.
Rắn kịch độc khổng lồ bỏ mạng trong hàm cá sấu
Một cái kết bi thương cho loài rắn kịch độc khổng lồ.
Một cuộc chiến giữa rắn lục Rusell và cá sấu đã diễn ra vô cùng kịch liệt và chiến thắng đã giành cho kẻ mạnh hơn. Con cá sấu trong câu chuyện này là một con cá sấu chưa trưởng thành, kích thước không nhỉnh hơn rắn hổ lục là bao nhiêu.
Một cuộc đụng độ giữa rắn lục Rusell to lớn và cá sấu
Những hình ảnh được chụp bởi Rishani Gunasinghe tại Công viên Quốc gia Yala ở Sri Lanka. Tại đây, cá sấu là loài phổ biến và là kẻ đứng đầu chuỗi thức ăn còn rắn lục Rusell là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất.
Nhiếp ảnh gia cho biết khi anh đang đi ngang qua gần đó thì cá sấu vươn lên khỏi mặt nước trong miệng đang ngậm con rắn. Ban đầu, anh nghĩ đó là một con trăn vì nó khá lớn.
Con cá sấu với những cú xoay tuyệt vời đã chiếm hoàn toàn ưu thế, với kích thước không hơn kém nhau là bao rõ ràng phải dành lời khen cho nó vì rắn lục Rusell được biết đến là một sát thủ.
Ở Sri Lanka, rắn lục Rusell là loài rắn giết người nhiều nhất, nó là loài có nọc độc kinh khủng thứ 2 trên đảo. Ít ai nghĩ rằng, lần này nó lại thành mồi cho người khác.
Con cá sấu chưa trưởng thành nhưng đã là kẻ săn mồi đáng sợ.
Trong khi đó, rắn lục Rusell là kẻ giết người hàng đầu hòn đảo này
Một cái kết bi thương cho loài rắn kịch độc khổng lồ.
Anh Minh
Theo baodatviet.vn
Sóng nhiệt có nguy cơ ảnh hưởng nguồn lương thực toàn cầu Trong một nghiên cứu mới được công bố ngày 9-12 trên tạp chí Biến đổi khí hậu tự nhiên, các nhà khoa học cho thấy các dòng tia đang làm tăng khả năng xảy ra sóng nhiệt trên các khu vực sản xuất thực phẩm chính ở Bắc Mỹ, Tây Âu và châu Á. Hình ảnh các dòng tia đang luân chuyển ở...