Ông Ban Ki-moon muốn làm người hòa giải cho khủng hoảng Ukraine
Người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất thế giới đề xuất sẽ làm trung gian hòa giải chấm dứt khủng hoảng tại Ukraine trong bối cảnh chiến sự tiếp tục lan rộng ở miền Đông theo hướng bất lợi cho chính quyền Kiev.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đưa ra đề xuất tại Abu Dhabi.
Đây là một trong những đề xuất hiếm hoi của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, cho thấy ông đặc biệt quan ngại về cuộc khủng hoảng đang có xu hướng vượt khỏi tầm kiểm soát ở Ukraine.
“Các bên liên quan cần giải quyết vấn đề thông qua biện pháp hòa bình. Tôi sẵn sàng đóng góp sức lực của mình nếu cần thiết”, ông Ban Ki-moon phát biểu trong chuyến thăm Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE).
Tổng thư ký đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh tình hình chiến sự tại Đông Nam Ukraine tiếp tục có thêm nhiều diễn biến đáng lo ngại.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết một máy bay trực thăng quân sự của nước này đã bị bắn rơi ngày 5/5 ở gần thành phố miền Đông Slaviansk, nơi đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng thân Nga.
“Chiếc Mi-24 đã rơi xuống sông sau khi hứng chịu hỏa lực dữ dội của súng máy”, tuyên bố của bộ trên cho biết.
Trước đó, các tay súng thân Nga cũng đã bắn hạ 2 trực thăng khác trong nỗ lực chống lại các đợt tấn công của quân đội chính phủ.
Video đang HOT
Không chỉ bắn hạ trực thăng, các tay súng ở Slavyansk cũng đã giao tranh ác liệt với các binh sĩ Ukraine làm 4 binh sĩ thiệt mạng.
Khu vực Đông Nam Ukraine đang trải qua thời kỳ bất ổn nhất kể từ khi chính phủ lâm thời lên nắm quyền, đặc biệt sau khi quân đội được điều động để chống lại người dân đang chiếm giữ các tòa nhà chính quyền ở ít nhất 10 thành phố. Bạo động lan rộng với tính chất ngày càng khốc liệt khiến Tổng thống lâm thời Oleksandr Turchynov phải cảnh báo nguy cơ đất nước có thể trượt vào một cuộc chiến tranh không lối thoát.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo dantri
Lật tẩy bằng chứng Mỹ tố quân Nga ở Ukraine
Những bức hình được cả Washington và Kiev công bố là bằng chứng chứng tỏ Nga can thiệp vào tình hình Ukraine hóa ra là hoàn toàn chưa được kiểm chứng về độ xác thực và trên thực tế, chúng đi ngược với những gì đã chứng minh.
Đây là bức ảnh mà Kiev và Washington dùng để chứng minh cho sự can thiệp của Nga vào Ukraine. Tuy nhiên, bằng chứng này được chứng minh là sai.
Những bức hình nói trên được đăng tải trên tờ New York Times số ra ngày thứ Hai đầu tuần (21/4). Bộ Ngoại giao Mỹ đã phải lên tiếng thừa nhận sai sót của họ trong việc cung cấp bằng chứng trong khi tờ New York Times đã đính chính lại câu chuyện mà họ "vẽ" ra hồi đầu tuần liên quan đến những bức hình được cho là binh lính Nga ở Ukraine. Khi đó, bài báo trên tờ New York Times đã nói rằng, "những bức hình và những miêu tả từ phía đông Ukraine được chính quyền Mỹ lấy làm bằng chứng cho thấy, nhiều người đàn ông trong quân phục màu xanh là lực lượng quân sự và tình báo của Nga".
Trong số các bằng chứng của Mỹ và Kiev có một bức ảnh chụp các binh lính mặc quân phục màu xanh với một dòng chữ đề phía dưới ghi "Ảnh chụp ở Nga". Nhiếp ảnh gia tự do Maxim Dondyuk đã chụp bức ảnh trên. "Đó là bức ảnh chụp ở Slavyansk, Ukraine. Không ai hỏi xin phép tôi để sử dụng bức ảnh đó", ông Dondyuk cho tờ New York Times biết.
Bức ảnh trên nằm trong số một loạt bức ảnh mà chính quyền lâm thời mới ở Kiev cung cấp cho phái đoàn Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) đến Ukraine để "chứng minh" rằng Nga có dính líu đến tình hình bất ổn và rối loạn lan rộng khắp khu vực Donetsk hiện giờ. Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó thậm chí còn nhắc lại cáo buộc trên bằng "lời xác nhận" về sự tham gia của Nga vào tình hình miền đông Ukraine.
"Chúng tôi nhìn thấy trong những bức ảnh xuất hiện trên báo chí quốc tế, trên Twitter và công khai ở nhiều nguồn về việc có những cá nhân rõ ràng có liên quan đến Nga. Chúng tôi khẳng định công khai về điều đó vô số lần", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ - Jen Psaki đã tuyên bố như vậy.
Tờ New York Times hôm 23/4 cuối cùng đã phải rút lại những thông tin đưa ra trước đó bằng bài viết có nhan đề: Kiểm chứng lại những bức ảnh được cho là có liên quan đến lính Nga ở Ukraine. Trong bài báo này, tờ New York Times thừa nhận, họ đã không hề kiểm chứng theo một quy trình đúng đắn đối với những bức ảnh tài liệu do Kiev cung cấp
Tờ New York Times cũng dẫn lại lời thừa nhận của phát ngôn viên Psaki của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong đó nói rằng "lời khẳng định bức ảnh nằm trong các bằng chứng mà Mỹ cung cấp tại cuộc họp báo trước đó được chụp tại Nga là không chính xác". Bà Psaki giải thích, bức ảnh trên chỉ là một phần trong những tài liệu bằng chứng mà ông Kerry không sử dụng trong các cuộc đàm phán.
Nữ phát ngôn viên Psaki tuyên bố, Mỹ còn có các bằng chứng khác để chứng minh "quân Nga và các chiến binh có vũ trang" đang có mặt ở đông Ukraine. Tuy nhiên, bà này lại không hề cung cấp được bằng chứng nào như nói ở trên.
Trong suốt thời gian cuộc khủng hoảng ở Ukraine diễn ra nhiều tháng qua, Mỹ cùng với phương Tây và Kiev liên tục cáo buộc Nga kích động tình hình bất ổn ở phía đông Ukraine cũng như đưa quân vào khu vực này. Tuy nhiên, Moscow đã nhiều lần thẳng thừng bác bỏ những cáo buộc kiểu như trên.
Anh lợi dụng hoạt động quân sự định kỳ của Nga vào các mục tiêu chính trị
Trong một diễn biến khác có liên quan, một nghị sĩ Scotland hôm qua (24/4) đã lên tiếng cáo buộc, Vương quốc Anh đã lợi dụng các hoạt động quân sự định kỳ giữa Nga và Anh vào mục tiêu chính trị liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Một thành viên của Quốc hội Scotland - ông John Finnie đã bình luận về những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Phillip Hammond. Cụ thể, ông Hammond đã nói trong một tuyên bố được gửi qua mail đến hãng tin RIA Novosti rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine buộc nước ông phải tăng cường mức độ sẵn sàng cho lực lượng quân đội.
"Ông Hammond không phải là bạn của Scotland. Những phát biểu của ông ấy cho thấy nỗ lực xấu xa nhằm trộn lẫn những sự kiện diễn ra định kỳ với các vấn đề chính trị khác", ông Finnie chỉ trích.
Tuyên bố của Bộ trưởng Hammond được đưa ra có liên quan đến thông báo trước đó của Bộ trưởng Quốc phòng Anh về việc họ đã cử các máy bay chiến đấu của mình cất cánh khẩn cấp từ căn cứ Leuchars để đi điều tra về "danh tính của một chiếc máy bay không rõ danh tính tiếp cận Khu vực Tuần tra của NATO ở phía bắc Scotland."
"Chúng tôi thường chặn, xác định danh tính và hộ tống các tài sản hải quân và không quân của Nga đi qua vùng không phận và lãnh hải quốc tế trong khu vực thuộc lợi ích của Anh", ông Hammond nói.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong tuyên bố gửi hãng tin RIA Novosti rằng, máy bay quân sự, được xác định của Nga, "vẫn ở trong không phận quốc tế mà họ được quyền hoạt động. Máy bay quân sự Nga chưa bao giờ xâm nhập không phận Anh".
Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Anh cũng xác nhận, họ đã của một tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia - HMS Dragon đi chặn tàu khu trục mang tên Phó Đô đốc Kulakov của Nga đang hoạt động ở vùng lãnh hải quốc tế ngoài khơi Scotland.
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, các hoạt động của máy bay và tàu chiến của họ ở khu vực đều tuân thủ nghiêm túc các quy định quốc tế và không xâm phạm vào biên giới các nước khác.
Vân Linh - (theo RIA, RT)
Theo_VnMedia
LHQ họp khẩn cấp, Mỹ đề nghị Nga rút quân khỏi Ukraine Mỹ kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine trong khi Kiev kêu gọi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) có những hành động kịp thời nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine, theo AFP. Binh sĩ vũ trang trong quân phục không phù hiệu ngồi trong một xe quân sự mang biển số Nga tại thị trấn Balaclava của Crimea...