Ông anh bị… bỏ quên
Khi mẹ điện thoại báo tin anh trai bị té xe, mặt mày bầm giập, tôi điếng hồn. Thảo nào trước khi nghe tin, tâm trạng tôi khó chịu vô cùng, cảm giác bất an.
Hồi còn sống, ba hay nói có những cảm giác như vậy là vì anh em chung một đoạn ruột. Không biết cơ sở nào để ba nói thế nhưng tôi cứ tin điều ấy, cùng chung máu mủ nên khi người này xảy ra chuyện là trái tim người kia lập tức được báo động.
Đi thăm anh trai, nhìn người đầy vết thương mà xót ruột và thương kinh khủng, quả là máu chảy ruột mềm.
Là anh lớn, ảnh tự gánh lấy vô số trách nhiệm trong gia đình, còn mấy đứa em thì cứ vô tư vì nghĩ đã có ông anh “siêu nhân” lo lắng mọi thứ. Không biết anh trai tôi sinh nhằm ngôi sao gì mà số phận luôn đặt để ở vị trí thủ lĩnh: ở nhà là anh hai gương mẫu, đi học là lớp trưởng, đi làm là trưởng nhóm… Tôi nghĩ với chừng ấy trách nhiệm, hẳn anh hai phải gồng người lên mà sống mấy chục năm nay.
Từ sau lần anh hai bị tai nạn bầm giập mặt mày, tôi bừng tỉnh: mình đã có một ông anh rất xịn. (Ảnh minh họa)
Anh học giỏi và càng “nổi tiếng” khi những năm 80 có “thằng học trò nhà quê đậu Đại học Y dược TP.HCM”. Chuyện đó, anh tôi quan niệm, làm anh lớn phải ráng học để mấy đứa nhỏ noi theo. Đúng là có ông anh như vậy nên mấy đứa em cảm thấy học đại học là việc phải làm và không có gì to tát. Nhờ có anh hai mà suốt những năm học phổ thông, mấy đứa em thường được các giáo viên ưu ái: “Em thằng H. ha, chắc học giỏi”.
Tốt nghiệp đại học, anh hai ôm lấy việc nuôi mấy đứa em khi chúng vào đại học để ba mẹ đỡ cực. Anh nuôi em chẳng để thiếu thốn gì. Mấy đứa em học xong đại học, anh hai còn trang bị cho chúng xe máy và một số đồ nghề cơ bản khác để đi làm mà không lúc nào than vãn.
Video đang HOT
Các em học xong, anh vẫn một mình gánh vác trách nhiệm lo cho ba mẹ: tiền sinh hoạt hằng tháng, sắm sửa đồ đạc trong nhà, tiền khám chữa bệnh… Anh hai ôm hết, mặc dù còn bộn bề vợ con. Khi ba tôi mắc bệnh, anh mặc nhiên lo tiền viện phí, thuốc thang. Khi ba mất, cũng ảnh lẳng lặng lo đám tang, không hỏi ai một đồng.
Anh cứ gồng lên mà sống nên chúng tôi tự thấy ảnh ổn, không cần quan tâm. Quà cáp cho anh ư? anh đâu thiếu tiền, mua gì chẳng được. Ảnh ăn gì, uống gì cho khỏe – đâu cần phải lo, dược sĩ mà. Ngược lại, mấy đứa em hễ có chuyện gì cũng “anh hai ơi, anh hai à…”. Cho đến khi quen biết với nhiều đồng nghiệp của anh, nghe họ kể anh phải nỗ lực đến mức nào để lo cho mấy đứa em và có được ngày hôm nay, tôi mới để mắt tới anh nhiều hơn. Họ còn kể, có thời điểm công việc khó khăn, anh phải đứng bán cho nhà thuốc đến nửa đêm mới về, mới thấy mình vô tâm quá cỡ.
Đương nhiên, anh không cần tiền bạc, quà cáp gì của mấy đứa em, nhưng nếu được các em quan tâm thì anh sẽ vui hơn. Tôi thấy anh mình đã vui như thế nào khi được tôi tặng mấy chiếc áo sơ-mi, chiếc cà-vạt… Mặc dù lần nào anh hai cũng càu nhàu: “mua chi tốn tiền vậy không biết”.
Vậy đấy, đời tôi tốt hơn nhiều khi có một ông anh ngon lành như vậy. Nhưng cuộc đời kỳ lạ, nhiều khi chúng tôi quên mất “công đức” ấy, còn anh tôi thì chẳng mảy may đòi “ghi nhận”.
Từ sau lần anh hai bị tai nạn bầm giập mặt mày, tôi bừng tỉnh: mình đã có một ông anh rất xịn. Còn có rất nhiều ông anh xịn trên cuộc đời này bị những đứa em bỏ quên. Nhưng mấy anh vẫn vui vì được làm anh trai của ai đó, vì có lẽ anh biết chúng cất anh đâu đó trong tim.
Theo phunuonline.com.vn
Quát con riêng của chồng vì thái độ vênh váo, tôi bị chồng thách thức: "Có giỏi thì cô đẻ đi"
Tôi đã theo học một lớp may vá. Khó khăn lắm tôi mới may cho con bé một chiếc áo sơ mi để đến trường, vậy mà hôm qua tôi lại thấy nó cắt nham nhở.
Năm nay tôi mới gần 30 nhưng đã phải làm mẹ của một đứa trẻ 12 tuổi. Chưa kể cuộc sống sau khi kết hôn không như mong đợi khiến tôi càng chán nản.
Chồng tôi từng kết hôn và đã có con gái 12 tuổi. Vợ cũ của anh qua đời sau một vụ tai nạn. Sau khi mẹ mất, con riêng của chồng tôi bị tổn thương về mặt tâm lý. Con bé cứ nhốt mình trong phòng ôm ảnh mẹ khóc. Cho tới bây giờ, sau khi mẹ mất đã 4 năm, con bé vẫn luôn thương nhớ mẹ và lúc nào cũng u uất trong lòng.
Khi đến với chồng mình, tôi đã xác định sẽ vất vả trong quá trình tiếp cận con gái anh. Thú thật, tôi không có khả năng sinh con nên tôi rất muốn dồn tâm huyết cho đứa con riêng này của chồng. Chồng tôi cũng từng thổ lộ, anh rất sợ sau khi lấy vợ mới thì con gái anh sẽ bị bỏ rơi. Lấy một người không có khả năng sinh đẻ như tôi, anh sẽ bớt đi một nỗi lo.
Thú thật, tôi không có khả năng sinh con nên tôi rất muốn dồn tâm huyết cho đứa con riêng này của chồng. (Ảnh minh họa)
Tôi biết, tự nhiên có một người phụ nữ về sống cùng bố và bắt con bé gọi bằng mẹ là việc không phải ngày một ngày hai là có thể làm được. Vậy nên trước khi kết hôn, nhiều lần tôi đến trường để đón con bé về. Vừa nhìn thấy tôi, con bé liền nói với cô giáo là không hề quen biết tôi. Báo hại tôi phải kêu chồng mình đến để xác minh là tôi không hề có ý đồ xấu.
Ngay cả chuyện ăn uống con bé cũng chống đối lại tôi. Những thứ mà tôi nấu, con bé chẳng bao giờ đụng đũa. Thấy cháu nhịn ăn vài hôm, bố mẹ chồng xót cháu liền thuê người giúp việc về.
Vì nghĩ con bé mất mẹ từ sớm nên cả nhà chồng tôi, ai cũng nuông chiều con bé. Thấy con nói trống không với tôi nhưng cả chồng và bố mẹ chồng đều làm lơ. Theo lẽ thường, nếu không muốn gọi tôi bằng mẹ, chí ít cũng phải gọi tôi bằng dì hoặc cô. Vậy mà nó lại kêu tôi là bà. Trước mặt chồng tôi, con bé luôn miệng: "Con không thích bà ta, con không muốn san sẻ bố cho ai ngoài mẹ".
Thiết nghĩ trong chuyện này, tôi phải là người giận mới đúng. (Ảnh minh họa)
Tôi rất khó chịu nhưng vẫn cố lấy lòng con riêng của chồng. Vì thế tôi đã theo học một lớp may vá. Khó khăn lắm tôi mới may cho con bé một chiếc áo sơ mi để đến trường, vậy mà hôm qua tôi lại thấy nó cắt nham nhở. Tôi hỏi con bé:
- "Con đang làm cái gì đấy? Có biết cô đã mất rất nhiều công sức mới may được chiếc áo như vậy không?".
- "Tôi có mượn cô may đâu. Áo cô may xấu quá, tôi không thích nên đã cắt ra đấy. Cô làm gì được tôi?".
Con bé nói với tôi xấc xược như vậy khiến tôi tức giận và đã nổi nóng. Tôi quát con bé: "Con đừng tưởng cô không sinh ra con thì không có quyền dạy bảo con". Đúng lúc ấy thì chồng tôi về, thấy tôi lớn tiếng với con gái, anh xô tôi vào tường rồi nạt nộ: "Có giỏi thì cô đẻ đi. Con của cô cô thích dạy thế nào cũng được, còn đây là con tôi".
Sau đó anh dẫn con gái về phòng và không nói chuyện với tôi từ hôm qua tới giờ. Thiết nghĩ trong chuyện này, tôi phải là người giận mới đúng. Chẳng lẽ muốn yêu thương người khác, muốn dạy bảo con cái cũng phải được sự đồng ý của người ta hay sao?
Theo afamily.vn
Quần jeans trắng: ngàn lẻ một ý tưởng và cách phối Khác với quần jeans xanh, jeans trắng mang lại cảm giác thanh lịch, nhẹ nhàng rất sang trọng. Nhưng cũng giống với chiếc quần xanh kinh điển, quần jeans trắng có hàng ngàn cách phối hợp dễ dàng mà vô cùng sành điệu. Đối với nhiều người, quần jeans trắng thực sự là một trở ngại lớn. Chúng không quá tiện dụng và...