‘One Fine Day’: 24 giờ để được yêu lần nữa
Cốt truyện đơn giản, không quá nổi bật nhưng điều gì đã khiến cho One Fine Day với sự tham gia của hai ngôi sao huyền thoại Michelle Pfeiffer và George Clooney lại được coi là một trong những bộ phim tình cảm điển hình của thập niên 90? Ra mắt năm 1996, tác phẩm của nhà làm phim Michael Hoffman mang đến một góc nhìn khác về tình yêu sau hôn nhân, tiêu biểu cho dòng phim chick-flick. Không cầu kỳ, đơn giản và dễ đi vào lòng người, One Fine Day mang đến chúng ta thông điệp: đừng nhét mình trong vỏ bọc cô đơn, hãy luôn nuôi dưỡng cảm xúc để được yêu thương.
Một ngày đẹp trời khác lạ hơn bình thường
Chỉ với 24 giờ diễn ra câu chuyện, One Fine Day ( Ngày đẹp trời, 1996) gây bất ngờ khi truyền tải nhiều vấn đề khác nhau trong xã hội Mỹ, đặc biệt là tâm lý phụ nữ đơn thân qua góc nhìn nhẹ nhàng và rất đỗi tinh tế.
One Fine Day là một phim thực sự thấu cảm dành cho các cặp đôi sau hôn nhân đổ vỡ
Đã bao giờ bạn tỉnh dậy, nghĩ rằng ngày hôm nay sẽ như bao ngày khác nhưng hóa ra, nó lại khiến cuộc đời của bạn đảo lộn hoàn toàn? Điều đó hoàn toàn đúng với nhân vật Melanie Parker (Michelle Pfeiffer đóng) và với cả Jack Taylor (George Clooney) – hai người đã ly hôn và đều tất bật với công việc của những ông bố bà mẹ đơn thân. Nàng kiến trúc sư và chàng phóng viên chính trị vô tình gặp gỡ khi cả hai khiến con mình lỡ chuyến xe buýt của trường, để chúng bị kẹt lại với hai vị phụ huynh.
Rắc rối xảy đến khi cả hai vừa có công việc phải làm, vừa có hai đứa trẻ phải trông. Không còn cách nào khác, Melanie và Jack phải giúp đỡ nhau trông con để người khác làm việc của mình. Với nhịp sống của một đô thị phồn hoa như Manhattan, con người lúc nào cũng vội vã thì đây quả là tình huống không hề dễ dàng, mở ra nhiều trường đoạn dở khóc, dở cười với hai nhân vật. Thế nhưng, một ngày tưởng như tồi tệ đó, nếu đủ gia vị cùng hơi men, thì cũng có thể biến thành một ngày đẹp trời nếu cả hai cùng nhìn về một hướng.
Cảnh trong phim One Fine Day
Bối cảnh hòa hợp cùng tiết tấu câu chuyện
Với bối cảnh quay phim lên tới 44 nơi tại thành phố cùng thời gian diễn ra trong phim chỉ gói gọn trong 24 giờ, One Fine Day mang lại một tiết tấu thực sự khẩn trương, vội vã khi đặt hai nhân vật đơn thân ở tình huống trực tiếp phải cân bằng giữa công việc và con cái. Hơn nữa, việc xây dựng nhân vật cậu bé Sammy không yên phận “quậy tưng” công ty khiến người mẹ Melanie suýt mất việc hay việc ông bố Jack bỏ quên bé Maggie ở tòa soạn càng khiến cho yếu tố “ngày tồi tệ” được in đậm.
Ngoài ra, khác với những bộ phim tình cảm khác khi đẩy hai nhân vật vào tương tác với nhau thì One Fine Day lại khăng khăng tách họ ra bắt họ chạy quanh thành phố để giải quyết bao chuyện khủng hoảng phát sinh. Đây thực sự là ác mộng cho một bộ phim tình cảm khi hai nhân vật không hề có đất diễn cũng như bối cảnh lãng mạn để tình yêu nở hoa nhưng ở cốt truyện của One Fine Day, với hai nhân vật là ông bố và bà mẹ đơn thân thì những điều này lại hoàn toàn không hề bất hợp lý.
Ngoài việc đưa ra cuộc sống đơn thân vất vả dù là đàn ông hay phụ nữ, dần đưa mạch phim dần chuyển biến tới chỗ thấu hiểu trong tình yêu thì One Fine Daycũng ngầm một thông điệp rằng, tự mình gánh vác gia đình khó nhọc đến mức nào bởi vốn dĩ, con cái luôn cần đến cả bố lẫn mẹ.
Video đang HOT
Cả hai được đánh giá là có phản ứng hóa học tuyệt vời trong diễn xuất cùng nhau
Đó cũng là điểm chung để Melanie và Jack có thể cùng chạm tay biến ngày tồi tệ thành ngày đẹp trời khi cả hai cùng thấu hiểu sự mỏi mệt đó.
Ngoài ra với khán giả, trong cuộc chạy đua thời gian cùng tiết tấu, những va chạm nhỏ với phản ứng hóa học tuyệt vời từ diễn xuất của Michelle Pfeiffer và George Clooney, ai cũng mong rằng, họ có một cái kết có hậu.
Điều đàn ông cần và điều phụ nữ muốn
Không phải ngẫu nhiên mà Michelle Pfeiffer được tới 2 đề cử diễn xuất với vai bà mẹ đơn thân này. Đảm nhận vai Melanie Parker trong thời điểm hạnh phúc nhất sau cuộc hôn nhân với nhà biên kịch David E. Kelley nhưng Michelle Pfeiffer rất biết khiến khán giả cảm thông với hình ảnh một người mẹ đơn thân luôn cố gắng gượng ép để tỏ ra mình ổn dù vô cùng mỏi mệt ngày qua ngày. Còn George Clooney, khỏi phải bàn, dù ở bất kỳ phim nào, anh luôn chứng tỏ mình là người đàn ông hấp dẫn nhất Hollywood với những biểu cảm chết người.
Cả hai thực sự đã tạo nên cái kết đẹp cho One Fine Day
Kịch bản One Fine Day ban đầu câu chuyện chỉ tập trung vào Melanie nhưng đã thay đổi do nhà sản xuất nhận thấy đã có một sự phân biệt giới tính vì còn rất nhiều người cha như Jack Taylor ngoài kia phải chịu hoàn cảnh tương tự. Tom Cruise hay Kevin Costner cũng từng là nhiều cái tên được cân nhắc cho vai diễn. Đến cuối, George Clooney được chọn vì nụ cười nửa miệng “chết người” cùng tính cách “tưng tửng” hợp với nhân vật.
Jack của George Clooney dù bận rộn với việc ông bố đơn thân, nhưng cũng quyến rũ như thế. Ban đầu, sự phóng khoáng của Jack làm Melanie khó chịu. Đơn giản vì chồng cũ của cô là nghệ sĩ biểu diễn, cô không ưa gì những kẻ đời sống tự do, nhưng ở Jack, đó là sự phóng khoáng có kiểm soát và trách nhiệm. Và những tia lửa nhỏ trong việc Jack chăm sóc các con khiến sự thù địch ban đầu của Melanie dần trở thành hảo cảm. Trái tim vốn đóng chặt dần chủ động mở ra.
Còn với Jack, một người làm báo, chính vỏ bọc của Melanie lại thu hút sự tò mò trong anh. Nữ kiến trúc sư khơi dậy cho anh hứng thú muốn chinh phục, điều mà cuộc hôn trước lúc trước có lẽ không mang lại. Anh muốn “hạ gục” trái tim cô như cách anh dễ dàng đánh bại kẻ khác bằng đầu óc sắc bén của một phóng viên. Sự lợi hại của Clooney cũng phần nào được thể hiện ở Jack, biết cương, biết nhu đúng thời điểm. Anh hiểu Melanie là mẫu người không dễ gì tiếp cận và sử dụng những lời lẽ khơi gợi rất riêng: “ Tôi công kích cô ban đầu vì tôi nghĩ cô là người phụ nữ đẹp nhất tôi từng gặp, tôi chỉ muốn tạo ra ấn tượng tốt mà thôi!“ .
Những nghi ngại dè dặt ban đầu từng bước được hai người thấu hiểu
Những tia lửa dần được tích tụ sau những phản ứng hóa học của cả hai bên, Melanie mở lòng. Cô có thể kiềm chế nếu bị mất việc, giữ bình tĩnh khi con trai nghịch ngợm nhưng với riêng Jack Taylor, cô muốn mình trở lại là “phái yếu”, được chính anh kiểm soát trong vòng tay, được hôn anh thật sâu. Tất cả như khiến Melanie hoàn toàn bộc lộ cảm xúc chân thật được chôn dấu sẵn bấy lâu: “ Tôi biết anh đã tán tỉnh tôi, anh đã hỏi bọn trẻ cả ngày hôm nay về điều này!”.
Nếu đầu phim, trên bản nhạc nền jazz buồn lơ lửng, cảnh tượng Melanie tỏ ra đơn độc trong căn hộ trống trải gây sức ám ảnh với vẻ đẹp buồn bã thì tới cuối phim, khi Jack xuất hiện tại đây, những nốt nhạc rộn rã vang lên, báo hiệu cho cuộc đời của nữ kiến trúc sư chuẩn bị sang trang mới.
Vào vai cặp đôi đã trải qua ly hôn trên phim nhưng ngoài đời, cả Michelle Pfeiffer và George Clooney cũng từng trải qua tình cảnh y hệt. Trước khi có cuộc hôn nhân viên mãn với nhà sản xuất kiêm biên kịch David E.
Michelle Pfeiffer và George Clooney đã có 24 ngày cực kỳ bận rộn trong One Fine Day để mang đến cái kết có hậu cho 2 nhân vật
Kelley năm 1993, Michelle Pfeiffer cũng đã trải qua cuộc hôn nhân thất bại với đạo diễn Peter Horton vào năm 1988 sau 7 năm chung sống. Còn với George Clooney, sau 4 năm chung sống, anh cũng đã ly hôn với nữ diễn viên Talia Balsam vào năm 1993 và lúc đó, thậm chí còn thề rằng sẽ không bao giờ kết hôn nữa. Tuy nhiên, đến năm 2014 khi đã 53 tuổi, anh phá lời thề, chịu kết hôn đàng hoàng với nữ luật sư danh tiếng Amal Alamuddin.
Theo Thegioidienanh.vn
Ba diễn viên nổi tiếng của DC đã 'chuyển hộ khẩu' sang Marvel trong 'Ant-Man and the Wasp'
Trong bom tấn mới nhất "Ant-Man and the Wasp", ba gương mặt kỳ cựu của DC đã "nhảy cóc" sang vũ trụ phim Marvel rồi đấy! Bạn có nhận ra những người này không?
Ant-Man and the Wasp là phim siêu anh hùng mới nhất của hãng Marvel Studios, cũng là bộ phim thứ ba của vũ trụ phim Marvel ra mắt trong năm nay. Nội dung phim xoay quanh nỗ lực đi vào không gian lượng tử (Quantum Realm) siêu nhỏ của Ant-Man, Wasp và tiến sĩ Hank Pym. Mục đích của họ là giải cứu vợ của Pym - Janet van Dyne, vốn đã bị kẹt tại đó từ nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên trong quá trình giải cứu họ phải đối đầu với Ghost - kẻ phản diện cũng rất cần năng lượng lượng tử để cứu chữa cho chính mình, và tiến sĩ Bill Foster - đồng nghiệp cũ của Hank Pym.
Giữa hàng loạt gương mặt mới được bổ sung ở phần phim này, các fan siêu anh hùng có thể tinh ý nhận ra ba cái tên quen thuộc, từng đóng những nhân vật quan trọng trong phim của DC. Ba người này là ai, và họ nghĩ sao về chuyện "chuyển hộ khẩu" này?
1. Laurence Fishburne
Laurence Fishburne là một trong những gương mặt đầu tiên tham gia vũ trụ mở rộng DC. Ông ra mắt lần đầu trong phim Man of Steel (2013) với vai Perry White- tổng biên tập tờ báo Daily Planet, nơi cả Clark Kent (tức Superman) và bạn gái anh Lois Lane làm việc. Dù chỉ là vai phụ trong Man of Steel, song nhân vật Perry vẫn có những cảnh phim rất đắt giá. Chẳng hạn, khi thành phố đang bị cỗ máy World Engine phá hủy, một cô đồng nghiệp của Perry bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Thay vì tìm cách thoát thân thì Perry cương quyết ở lại, nắm tay trấn an người đồng nghiệp này, bất chấp việc cái chết đang tới gần cả hai.
Laurence cũng tiếp tục vai diễn Perry White trong Batman v. Superman: Dawn of Justice (2016). Tuy nhiên đến Justice League (2017) thì nhân vật của ông không còn xuất hiện nữa. Trả lời phỏng vấn về điều này, Laurence cho biết ông không nghĩ mình sẽ còn trở lại với vũ trụ DC. Tuy nhiên ông cũng vui vẻ thừa nhận mình rất vui mừng được "chuyển nhà" sang Marvel, với vai tiến sĩ Bill Foster trong Ant-Man and the Wasp.
"Tôi không nghĩ họ (DC) sẽ yêu cầu tôi quay lại nữa. Tôi rất tiếc rằng mình không được tham gia dự án mà sau này trở thành 'Justice League'. Không rõ họ có cần tôi trở lại trong tương lai hay không, nhưng nhìn chung tôi rất biết ơn vì mình đã là một phần của vũ trụ DC. Tôi rất thích Zack Snyder, tôi nghĩ anh ấy đã làm nên một bộ phim siêu anh hùng rất tuyệt. Còn giờ thì tôi hoàn toàn phấn chấn được tham gia 'Ant-Man'". - Anh chia sẻ.
Căn cứ vào câu trả lời này, có thể thấy Laurence cũng có chung tâm trạng với nhiều fan hâm mộ phim DC hiện nay: không hài lòng với phong cách pha trộn của Justice League, và vẫn thích cách làm phim cũ của đạo diễn Zack Snyder (Man of Steel, Batman v. Superman) hơn.
2. Michelle Pfeiffer
Michelle Pfeiffer là một gương mặt "kinh điển" trong phim siêu anh hùng DC thế kỷ 20. Trong Batman Returns (1992) - bộ phim được đánh giá cao nhất trong những tác phẩm về Người Dơi thời kỳ trước, bà thủ vai Catwoman/Selina Kyle. Selina là một cô nàng hậu đậu, sống độc thân, sau khi bị kẻ xấu đẩy ngã từ tầng cao xuống thì hồi sinh và trở thành Catwoman đầy táo bạo, với trang phục làm từ da bó sát hết sức quyến rũ.
Vai Catwoman của Michelle Pfeiffer có lẽ là kẻ phản diện kinh điển nhất từ trước tới nay trong phim DC, chỉ thua Joker. Hình ảnh bà trong trang phục bó sát, mắt sáng quắc, tô son đỏ chói đã trở thành khuôn mẫu cho mọi phiên bản Catwoman sau này. Đây cũng chính là lý do khiến 26 năm sau đó, Peyton Reed - đạo diễn của Ant-Man and the Wasp cương quyết mời cho bằng được Michelle đóng vai Janet van Dyne, vợ tiến sĩ Hank Pym kiêm nữ siêu anh hùng Wasp thời trước.
"Tôi luôn muốn nhân vật Janet, tức Wasp trong quá khứ phải trông giống Michelle Pfeiffer, nhất là phải có đôi mắt to như bà ấy" - Đạo diễn Peyton chia sẻ - "Thế là tôi hẹn gặp Michelle tại phòng họp của Marvel Studios. Bà ấy tới và nói thẳng với tôi: 'Anh biết đấy, có rất nhiều phim tôi nhận lời nhưng toàn rút lui vào phút chót'. Vậy là tôi phải năn nỉ mãi. Tôi chắc chắn rằng nếu không mời được Michelle, cả bộ phim sẽ hỏng bét". May mắn là cuối cùng, Michelle đã chính thức xuất hiện trên màn ảnh trong vai Janet van Dyne, đánh dấu màn tái xuất ngoạn mục của bà ở thể loại siêu anh hùng.
3. David Dastmalchian
Dù không quen thuộc như hai người trên, nhưng những ai là fan cứng của siêu phẩm The Dark Knight (2008) hẳn sẽ nhớ gương mặt David Dastmalchian. Trong The Dark Knight, anh chàng thủ vai Thomas Schiff, một tên tâm thần được Joker giao đánh lạc hướng Batman và công tố viên Harvey Dent. Trong Ant-Man and the Wasp, nam diễn viên này lại đóng một vai khác hoàn toàn: anh chàng Kurt mặt đơ, hài hước, làm việc trong văn phòng công ty X-Con dưới quyền của Luis lắm mồm.
Dù đã "chuyển nhà" sang vũ trụ Marvel, song David cho biết anh vẫn dành tình cảm lớn cho bộ ba The Dark Knight của Christopher Nolan: "The Dark Knight là một trong những phim chuyển thể từ truyện tranh hay nhất mọi thời đại. Nó cho tôi cơ hội làm diễn viên tại Hollywood, lên truyền hình, được các đạo diễn khác quan tâm. Christopher Nolan đã thay đổi cuộc đời tôi, cho tôi cú bứt phá đầu tiên trong sự nghiệp. Ông ấy là một trong những đạo diễn tuyệt nhất trên thế giới".
Theo Saostar
Suýt "hóc" vì 8 hạt sạn khó chịu trong "Ant-Man and the Wasp" Bom tấn "Ant-Man and the Wasp" mới ra rạp của Marvel chứa khá nhiều tình tiết vô lý đến khó chịu. Từ trước tới nay, Marvel luôn nổi tiếng với sự chỉn chu cũng như yêu cầu cao trong mỗi tác phẩm ra rạp. Tuy nhiên, Ant-Man and the Wasp ( Người Kiến và Chiến Binh Ong) lại là một ngoại lệ khi...