Once Upon a Time in… Hollywood và “thật giả” đan xen trong bộ phim thứ 9 của đạo diễn Quentin Tarantino
Đây là những bộ phim, sự kiện và nhân vật có thật đã tạo niềm cảm hứng cho Once Upon a Time in… Hollywood của Quentin Tarantino.
Once Upon a Time in… Hollywood – Chuyện Ngày Xưa ở… Hollywood sắp ra mắt khán giả Việt Nam sẽ là bộ phim thứ 9 trong sự nghiệp biên kịch kiêm đạo diễn của Quentin Tarantino – một trong những nhà làm phim đương thời có ảnh hưởng lớn đến điện ảnh Hollywood nói riêng và điện ảnh thế giới nói chung. Once Upon a Time in Hollywood (OUATIH) lấy bối cảnh năm 1969, với nhân vật chính là Rick Dalton ( Leonardo DiCaprio) – nam diễn viên hết thời đang vật lộn để lấy lại hào quang cùng người bạn, đồng thời là diễn viên đóng thế lâu năm của anh ta là Cliff Booth (Brad Pitt).
Rick Dalton – Một nam diễn viên hết thời trong Once Upon a Time in Hollywood do Leonardo DiCaprio thủ vai. (Ảnh: IMDb)
Mốc thời gian đặc biệt – năm 1969 của bộ phim còn liên quan đến một nhân vật khác có thực ngoài đời là Sharon Tate (do Margot Robbie thủ diễn), nữ diễn viên nổi tiếng bị Charles Manson, tên tội phạm đứng đầu băng đảng Manson Family, hạ sát vào ngày 08.08.1969.
OUATIH của Tarantino là sự kết hợp bối cảnh có thật với bối cảnh giả tưởng, giữa nhân vật giả tưởng và nhân vật có thật, sự kiện giả tưởng và sự kiện có thật… lồng ghép vào nhau để tạo nên một bộ phim thú vị theo phong cách của chính ông. Để hiểu rõ hơn về bộ phim, về bối cảnh và có được trải nghiệm thưởng thức phim trọn vẹn, việc “xây nền” kiến thức và những phim cổ điển, phim kinh điển ảnh hưởng lên tác phẩm của Tarantino thực sự cần thiết. Dưới đây là một số chi tiết trong phim được đạo diễn lấy cảm hứng (đa số) từ các phim và nhân vật nổi tiếng vào cuối những năm thập niên 50 cho đến đầu những năm thập niên 70.
The Bandit (2016)
Bộ phim tài liệu giải trí và có chiều sâu do Jesse Moss đạo diễn xoay quanh quá trình làm phim Smokey and the Bandit năm 1977, đồng thời cho thấy góc nhìn về mối quan hệ cá nhân và công việc giữa 2 siêu sao lúc đó là Burt Reynolds và diễn viên đóng thế (sau này trở thành nhà làm phim) của ông là Hal Needham. Mặc dù thân thiết và tôn trọng lẫn nhau, bộ phim ngụ ý rõ ràng rằng giữa Reynolds và Neeham vẫn không tránh khỏi sự ghen tị và cảm giác thù ghét, Needham luôn nghĩ mình xứng đáng với hào quang riêng, chứ không phải dựa dẫm vào danh tiếng của Reynolds.
Nhiều bộ phim, diễn viên… ngoài đời được đem vào làm “cameo” trong phim của Quentin Tarantino. (Ảnh: IMDb)
The Bandit nhấn mạnh Needham chưa bao giờ có thể vượt qua nổi cái bóng của Reynolds và mối quan hệ của họ đã tạo cảm hứng cho cặp đôi Rick Dalton (DiCaprio) và Cliff Booth (Pitt) trong phim, mặc dù tính cách của Cliff Booth khác Needham ở chỗ anh có phần dễ chịu hơn.
Model Shop (1969)
Bộ phim chính kịch với nhịp độ chậm rãi của Jacques Demy xoay quanh một kiến trúc sư trẻ sống không mục tiêu (Gary Lockwood), đang lang thang ở Los Angeles và suy ngẫm về tương lai vô định của mình. Model Shop trở thành phim cult rất được yêu thích vào những năm thập niên 60, mặc dù người ta chọn nhớ đến bộ phim nhiều hơn là quyết định xem đi xem lại. OUATIH chịu ảnh hưởng của bộ phim này khi gợi lên ý niệm rất rõ ràng về bối cảnh, thời gian cũng như hệ tư tưởng và tinh thần của một thời đại cụ thể (ở đây là những năm thập niên 60-70). Các yếu tố này rất được đạo diễn Andrew Slater chú trọng trong Model Shop và tiếp tục được ông khai thác trong bộ phim tài liệu Echo in the Canyon.
Cliff Booth (trái) – Diễn viên đóng thế và bạn lâu năm của Rick Dalton do Brad Pitt thủ vai. (Ảnh: IMDb)
The Wrecking Crew (1969)
The Wrecking Crew cũng là bộ phim tạo ảnh hưởng bất ngờ lên OUATIH. Nhân vật chính của The Wrecking Crew là một siêu điệp viên tên Matt Helm do Dean Martin đóng chính, lấy cảm hứng từ sát thủ cùng tên trong series tiểu thuyết Death of a Citizen (1960) của Donald Hamilton. Trong trailer của OUATIH, ta thấy cảnh Sharon Tate (Margot Robbies) đến rạp phim ở Westwood để xem phim mình đóng và rất vui vì phản ứng tích cực của khán giả trước vai diễn của cô – vị trợ lý vụng về, ngốc nghếch của Matt Helm. Cảnh này sẽ càng có sức nặng hơn nếu bạn biết thương hiệu phim The Wrecking Crew chính là phim cuối cùng mà nữ diễn viên quá cố Sharon Tate tham gia và được phát hành khi cô còn sống.
Marlowe (1969)
Các fan và người hâm mộ Lý Tiểu Long hẳn ngạc nhiên và sốc nhẹ vì cảnh ngôi sao võ thuật huyền thoại (do Mike Moh thủ vai) bị Cliff Booth “dần” cho một trận.
Trong phim Marlowe của Paul Bogart, được cho là chuyển thể từ The Little Sister của Raymond Chandler cũng có một cảnh tương tự, khi nhân vật Philip Marlowe do James Garner vào vai, đánh bại một nhân vật thuộc băng đảng xã hội đen do Lý Tiểu Long thể hiện. Nhiều năm sau, Garner mỗi lần nhắc đến kỷ niệm đó đều nói: “Tôi đã đánh bại Lý Tiểu Long. (Mặc dù chỉ có trong phim mà thôi!)”.Garner còn nói thêm: “Anh ấy còn chỉ cho tôi vài chiêu giữa các cảnh quay,” cảnh này đương nhiên sau đó được tái hiện lại trong OUATIH.
Any Gun Can Play (1967)
Cũng giống như nhân vật Rick Dalton, nam diễn viên Edd Byrnes, nổi tiếng với series 77 Sunset Stripcũng cố gắng thoát khỏi hố đen sự nghiệp sau khi bộ phim truyền hình của anh bị cancel. Anh tham gia 3 phim cao bồi Ý và quay gần như cùng thời điểm.
Tên đạo diễn Sergio Corbucci được nhắc đến trong phim. (Ảnh: IMDb)
Xui xẻo thay, không giống Dalton, anh chưa bao giờ được làm việc chung với nhà làm phim cult rất được yêu thích là Sergio Corbucci lúc bấy giờ (đạo diễn cho phim Navajo Joe năm 1966 và phim The Mercenary 1968, được nhắc đến trong một tấm poster ở rạp phim mà Sharon Tate ghé đến trong OUATIH).
Càng xui xẻo hơn khi không bộ phim cao bồi nào sau này mà Byrne đóng có thể cứu vãn danh tiếng đang tàn lụi của anh (mặc dù anh được trả thù lao xứng đáng).
Any Gun Can Play do Enzo G. Castellai đạo diễn (đây cũng là vị đạo diễn của The Inglorius Bastards năm 1978, cảm hứng cho Inglourious Basterds của Quentin Tarantino), bộ phim giúp Byrne có cơ hội được tỏa sáng trong một số cảnh đối đầu đậm phong cách Thành Long.
Fort Dobbs (1958)
Rick Dalton trong OUATIH có nói đến việc muốn thoát khỏi series Bounty Law để tập trung cho sự nghiệp điện ảnh. Tình thế lúc này của nhân vật rất giống với ngôi sao Clint Walker ngoài đời khi nam diễn viên đóng trong 3 phim bom tấn do Gordon Douglas đạo diễn sau khi tạm rời xa TV series Cheynne rất nổi tiếng của ông.
Vấn đề ở đây là Fort Dobbs, phim đầu tiên trong 3 phim, bị giới phê bình đánh ghẻ lạnh và bị người xem lãng quên. 2 phim còn lại là Yellowstone Kelly 1959 và Gold of the Seven Saints 1961 cũng không khá khẩm hơn là bao. Tuy nhiên, ông vẫn thu hút được một lượng fan trung thành đối với các phim ông đóng cho đến ngày mất, cũng như xuất hiện trong kha khá các phim Viễn Tây suốt thập niên những năm 1970.
Valley of the Dolls (1967)
Margot Robbie vào vai Sharon Tate – nữ diễn viên nổi tiếng vào những năm thập niên 60. (Ảnh: IMDb)
Ngoài đời, Sharon Tate được miễn vé vào rạp Westwood để xem The Wrecking Crew chỉ sau khi cô nổi tiếng với Valley of the Dolls. Đây là phim truyền hình dài tập rất được yêu thích ra mắt năm 1967, dựa trên cuốn sách bán chạy cùng tên của Jacqueline Susann. Valley of the Dolls mang tính bước ngoặt bởi nó đem về cho Tate đề cử Quả Cầu Vàng cho Nữ diễn viên mới tiềm năng nhất, cũng in đậm dấu ấn khi phơi bày một sự thật phũ phàng rằng, trong đời có nhiều thứ còn bi kịch hơn một lời hứa mãi mãi không bao giờ được thực hiện.
The Great Escape (1963)
Rick Dalton trong một cảnh phim đang nhớ về cơ hội mong manh được đóng vai chính trong The Great Escape của John Sturges (vai này thực tế do Steve McQueen đóng. Một sự thật thú vị là McQueen suýt nữa đã bị “đá” khỏi bộ phim hành động kinh điển).
Trong phim, Rick Dalton diễn lại một cảnh trong Great Escape và thể hiện rất rõ bản thân không có tố chất ngôi sao cần thiết để thể hiện nhân vật chính như McQueen. McQueen đóng vai Damian Lewis, được đề cập trong OUATIH nếu bạn để ý kỹ.
Easy Rider (1969)
“Bố già” Al Pacino cũng góp mặt trong phim. (Ảnh: IMDb)
Phim độc lập do Dennis Hopper đạo diễn được cho là thể hiện sự đồng cảm với những tầng lớp trẻ theo phong cách hippie, bất mãn với định ước xã hội đương thời, bị chính phủ kiềm kẹp (Hippie là thuật ngữ chỉ một phong cách sống của thanh niên, phát sinh từ một trong trào tại Mỹ sau đó lan rộng ra toàn thế giới vào những năm thập niên 1960. Những người theo cách sống “hippie” yêu hòa bình, yêu thiên nhiên, phản đối chiến tranh và sự đàn áp của chính quyền… Slogan nổi tiếng nhất của phong trào hippie là “make love, not war“).
Easy Rider ra mắt 3 tuần trước đêm định mệnh ngày 08.08.1969 (ngày mà gia đình Tate bị hạ sát), trở thành bộ phim mang tính bước ngoặt và mở ra Thời đại mới của Hollywood (New Hollywood Era).
Các nhân vật chính trong phim do Hopper và Peter Fonda thủ vai, được bộ phim xây dựng để đại diện cho tầng lớp tiên phong mới của Hollywood. Trong OUATIH, Rick Dalton – người đại diện cho tầng lớp cũ, gọi Tex Watson (Austin Butler) là “Dennis Hopper” với hàm ý xúc phạm khi nhìn thấy Tex và “tay chân” của Charles Mansion ngoài đường.
Inglourious Basterds (2009)
Quentin Tarantino đã liên tục nhắc khán giả đừng spoil bất cứ tình tiết nào trong Once Upon a Time in Hollywood, nhưng lại vô tình tự mình tiết lộ nội dung với clip ngắn về bộ phim giả tưởng 14 Fists of McCluskey, một phim hành động phiêu lưu bối cảnh Đệ nhị Thế Chiến với nhân vật Rick Dalton đang xả đạn vào một căn phòng đầy lính Đức Quốc Xã. Cảnh này chắc chắn là để nhắc lại cao trào trong bộ phim nổi tiếng Inglourious Basterds của chính vị đạo diễn, cũng lấy bối cảnh tương tự.
Còn chi tiết nào thú vị làm bạn liên tưởng đến các bộ phim ngoài thực tế nữa hay không?
Traielr Once Upon a Time in… Hollywood
Theo moveek.com
Ở thời đại của phim hành động, siêu anh hùng, có một bộ phim khiến khán giả vẫn không thể bỏ lỡ: 'Chuyện ngày xưa ở Hollywood'
Đây là lý do khiến "Chuyện ngày xưa ở Hollywood" được trông đợi đến thế giữa thời đại của phim hành động, kỹ xảo và siêu anh hùng.
Bộ phim Chuyện ngày xưa ở Hollywood (tựa Anh: Once upon a time in Hollywood) do đạo diễn nổi tiếng Quentin Tarantino chỉ đạo với sự góp mặt của hai siêu sao nổi tiếng thế giới là Leonardo DiCaprio và Brad Pitt, nói về vụ thảm sát gia đình nữ diễn viên Sharon Tate. Giữa hàng loạt bộ phim được nhượng quyền thương mại ở Hollywood, tác phẩm của Leonardo DiCaprio lần này trở thành dự án phim riêng lẻ được trông đợi bậc nhất.
Leonardo DiCaprio: Ngôi sao không cần đến Vũ trụ Điện ảnh
Leonardo DiCaprio không phải ngôi sao triệu đô duy nhất của Hollywood. Bên cạnh anh còn có những cái tên phủ sóng mọi phương tiện truyền thông, khiến khán giả đại chúng rúng động mỗi khi xuất hiện trong một dự án, sự kiện nào đó như Robert Downey Jr., Chris Hemsworth, The Rock Dwayne Johnson hay Tom Cruise,... Điểm khác biệt là Leonardo DiCaprio không cần đến bất cứ Vũ trụ Điện ảnh hay thương hiệu trị giá tỷ đô nào. Tên tuổi anh không gắn liền với thương hiệu điện ảnh toàn cầu như DC, Marvel, hay chuỗi phim Fast & Furious .
Leonardo DiCaprio cũng không cần đến 3, 4 tác phẩm trong một chuỗi phim để có được tình cảm của khán giả đại chúng. Anh thậm chí chẳng cần tích cực xây dựng hình tượng ngoài đời gắn liền với những vai diễn mình hóa thân. Ngôi sao Titanic cứ thế nhận các bộ phim riêng lẻ và dồn mọi công sức vào nó.
Không Vũ trụ Điện ảnh, không siêu anh hùng, không siêu sao hành động. Khi nhìn vào Leonardo ngoài đời, khán giả không nhìn thấy bất cứ một nhân vật điện ảnh nào, như cách người ta thấy Iron Man ở Robert Downey Jr. hay Thor trong Chris Hemsworth. Nhưng khi gặp lại anh trong một tác phẩm nào khác, người xem cũng chẳng hề thấy bóng dáng của Jack (Titanic) hay Cobb (Inception).
Không hề nói quá khi khẳng định Leonardo DiCaprio là một gương mặt dù đứng riêng lẻ thì vẫn được khán giả đón nhận, mặc cho đây đang là thời đại của những "chiếc ô". Ví như một vài diễn viên tham gia các tác phẩm live-action thắng lợi phòng vé nhờ mang mác phim nhà Disney, dù không được đánh giá cao; hay các diễn viên trong Avengers: Endgame - tác phẩm ăn khách nhất mọi thời đại; họ gần như đều bị đóng khung vào hình tượng nhân vật của mình, không có nhiều đột phá trong diễn xuất.
"Chuyện ngày xưa ở Hollywood" được khen hết lời
Nhưng rõ ràng Leonardo DiCaprio không chỉ thành công nhờ tên tuổi. Anh biến mọi tác phẩm thành kinh điển bởi quá trình chọn lựa kịch bản kỹ lưỡng và đầu tư thực sự nghiêm túc cho vai diễn của mình. Chuyện ngày xưa ở Hollywood, tác phẩm mới nhất của Leo, được giới mộ điệu dành nhiều lời khen ngợi sau buổi công chiếu tại Liên hoan phim Cannes. Cây bút Gregory Ellwood của tờ The Playlist viết trên Twitter: "Đó là một bộ phim lãng mạn và mang tính hoài cổ nhất trong sự nghiệp của đạo diễn Quentin Tarantino. Một bức thư tình vượt thời gian và câu chuyện cổ tích theo đúng nghĩa đen. DiCaprio và Pitt quá tuyệt vời".
Sau buổi công chiếu đầu tiên, những mỹ từ như "tác phẩm tuyệt vời bậc nhất của Hollywood", "bộ phim gây sốc về nội dung và nghệ thuật", "một màn trình diễn rực rỡ" được báo chí và truyền thông đồng loạt dành cho tác phẩm đánh dấu màn kết hợp của Leonardo DiCaprio và Brad Pitt. Bên cạnh phần nội dung và hình ảnh được giới mộ điệu hết lời khen ngợi, bộ phim còn vạch trần bộ mặt đen tối, đầy gai góc của thế giới Hollywood, đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng.
Leonardo DiCaprio là một thương hiệu sáng giá chẳng cần bao bọc bởi bất cứ hào quang của nhân vật siêu anh hùng hay đế chế điện ảnh nào. Giờ đây, anh kết hợp cùng nam tài tử Brad Pitt. Và hai ngôi sao hàng đầu Hollywood cùng nỗ lực thực sự trong một tác phẩm điện ảnh kể về Hollywood, được giới mộ điệu ngợi ca hết lời về hình ảnh và nội dung. Đó là lý do khiến Chuyện ngày xưa ở Hollywood được trông đợi đến thế giữa thời đại của phim hành động, kỹ xảo và siêu anh hùng.
Trailer bộ phim.
Theo saostar
Dàn diễn viên tài năng góp mặt trong bộ phim thứ 9 của Quentin Tarantino Được mệnh danh là "quái kiệt" trong làng điện ảnh Hollywood, Quentin Tarantino sở hữu một phong cách làm phim trào phúng riêng vô cùng ấn tượng. Đặc biệt hơn, Once Upon A Time In... Hollywood (Chuyện Ngày Xưa Ở... Hollywood) còn là bộ phim thứ 9 trong lời hứa hoàn thành 10 tác phẩm trước khi giải nghệ của Quentin Tarantino. Vì...