Ớn lạnh khi mang thai: Mẹ bầu cần chú ý những gì?
Suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu đôi khi tự dưng lại có cảm giác ớn lạnh một cách đột ngột trong khi nhiệt độ môi trường thì hoàn toàn bình thường. Vậy liệu rằng tình trạng ớn lạnh khi mang thai này có phải là dấu hiệu cho thấy điều gì bất thường hay chăng
Thực tế thì có nhiều lý do khiến bạn cảm thấy ớn lạnh khi mang thai. Đây cũng được xem là một phản ứng hết sức bình thường của cơ thể. Tuy vậy, tình trạng này cũng khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu không ngủ được sâu giấc hay thậm chí còn khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy kiệt hơn.
Do đó, bằng cách hiểu rõ hơn về những yếu tố gây ra sự thay đổi nhiệt độ này, bạn có thể sẽ cảm thấy an tâm hơn.
Bài viết dưới đây, Hello Bacsi sẽ giúp bạn đi tìm nguồn cơn của tình trạng này, đồng thời mách bạn những mẹo hay để ớn lạnh khi mang thai sẽ không làm phiền bạn. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!
Tình trạng ớn lạnh khi mang thai là gì?
Khi bị ớn lạnh, mẹ bầu sẽ cảm thấy các bộ phận trong cơ thể mình bị lạnh, tay chân bủn rủn trong khi bản thân vẫn đang được giữ ẩm hoặc nhiệt độ bên ngoài vẫn ở mức bình thường.
Tình trạng này thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ nhất do sự thay đổi hormone của cơ thể. Nhiều người còn nhận thấy cơn ớn lạnh cũng có nhiều nét tương đồng với hiện tượng ốm nghén. Đây là triệu chứng thai kỳ xuất hiện và kéo dài trong ba tháng đầu tiên, rồi sau đó giảm dần và biến mất trong những tháng tiếp theo.
Những cơn ớn lạnh khi mang thai cũng làm mẹ bầu mệt mỏi, cơ thể yếu hơn, kém ăn uống và ngủ không sâu giấc.
Những lý do có thể gây ra cơn ớn lạnh khi mang thai bạn cần biết
Có thể bạn từng nghe nói rằng, sự thay đổi nhiệt độ cơ thể là một phần của thai kỳ. Nhưng sự thật là phụ nữ mang thai thường cảm thấy ấm hơn do quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, đồng thời nồng độ hormone tăng cao gây ra sự biến động nhiệt độ.
Tuy vậy, điều này cũng không có nghĩa là cảm giác ớn lạnh là bất thường. Một vài lý do nhất định xảy ra có thể khiến bà bầu cảm thấy lạnh. Những nguyên nhân bao gồm:
1. Ớn lạnh do thiếu máu
Tình trạng thiếu máu xảy ra khi lượng sắt và hồng cầu của cơ thể ở mức quá thấp. Sắt chính là khoáng chất giữ vai trò tạo ra các tế bào máu và mang oxy đi đến các cơ quan.
Không riêng thai phụ, trẻ ở tuổi thành niên và trẻ sơ sinh cũng dễ bị thiếu máu. Triệu chứng ớn lạnh là một trong những biểu hiện ban đầu của tình trạng này. Tiếp theo sau đó là những triệu chứng như: da nhợt nhạt, thở dốc, đau ngực, tim đập bất thường…
2. Ốm nghén
Video đang HOT
Ớn lạnh khi mang thai cũng có thể xuất phát từ cơn ốm nghén. Đây cũng là một trong những lý do vì sao mà bà bầu luôn cảm thấy lạnh mọi lúc.
Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu không tiêu thụ đủ lượng thực phẩm, cơ thể không có thức ăn để chuyển hóa thành năng lượng. Điều này khiến cho cơ thể bạn phải “vật lộn” nhiều hơn để giữ ấm.
3. Nhiễm trùng
Có thể ngay cả tình trạng nhiễm trùng đơn giản nhất cũng có thể sẽ khiến bạn thấy ớn lạnh khi mang thai. Một số tình trạng nhiễm trùng thường gặp ở mẹ bầu có thể kể đến như:
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Tỷ lệ mắc bệnh này rơi vào khoảng 10% ở phụ nữ mang thai. Đây là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. Nếu được phát hiện và sớm điều trị bằng kháng sinh thì sẽ nhanh khỏi.
Nhiễm trùng hô hấp trên: Đường hô hấp trên gồm các xoang, mũi, họng và thanh quản. Khi mắc phải tình trạng này, mẹ bầu sẽ có triệu chứng như chảy mũi, đau họng, ho.
Nhiễm trùng ối: Trường hợp phát hiện mẹ bầu có dấu hiệu như sốt cao khi mang thai, đổ mồ hôi nhiều, tim nhanh, dịch âm đạo tiết nhiều, các cơn co thắt tử cung… thì mẹ bầu có nguy cơ đã bị nhiễm trùng ối.
Nhiễm virus hệ tiêu hóa: Bà bầu nhiễm virus hệ tiêu hóa rất dễ bị tiêu chảy và nôn ói. Nếu không xử lý và kịp thời bù nước thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.4. Nhiệt độ cơ thể tăng cao
Vào thời điểm bắt đầu mang thai, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ ở mức cao trong vài tuần. Nhiệt độ cao này có thể khiến bạn phản ứng với không khí xung quanh vì lúc này cơ thể bạn sẽ bị đánh lừa rằng nhiệt độ của nó thấp hơn môi trường.
Sự thay đổi cơ thể này có thể khiến bạn gặp phải cảm giác ớn lạnh trong một khoảng thời gian đáng kể. Những cơn ớn lạnh mà bạn gặp phải tương tự với những trải nghiệm khi bị cảm cúm.
Làm thế nào để xử lý cơn ớn lạnh khi mang thai?
Với trường hợp ớn lạnh khi mang thai là nguyên nhân sinh lý bình thường, bạn có thể thử:
Mặc nhiều quần áo: Nên giữ ấm, mặc đồ lót 100% cotton và không nên đứng vị trí đầu gió hay ngay luồng thổi của máy điều hòa
. Nghỉ ngơi và thư giãn: Cần đảm bảo ngủ đủ giấc, không để rơi vào tình trạng quá căng thẳng.
Bổ sung sắt đầy đủ: Khoáng chất sắt có tác dụng chống lạnh rõ rệt nhưng hầu như mọi người đều không đảm bảo nhu cầu cơ bản. Mẹ bầu có thể ăn những loại thịt như dê, bò, lòng đỏ trứng và có thể dùng viên uống bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Nên vận động nhẹ nhàng: Bạn nên đi bộ, tập yoga, massage bàn tay và bàn chân sau khi bạn cảm thấy lạnh để làm tăng thân nhiệt. Có thể sử dụng các thiết bị sưởi ấm như chăn điện nếu bạn gặp phải cơn ớn lạnh khi mang thai về đêm.
Theo dõi những gì bạn ăn: Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. Mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều hoa quả tươi, ăn các loại hạt và quả hạch.
Ăn nhiều thực phẩm có nhiều vitamin A: Vì dưỡng chất này giúp tăng cường khả năng chịu lạnh
. Nên hạn chế những thực phẩm có nhiều i ốt: Việc cơ thể hấp thu quá nhiều i ối sẽ làm cho chức năng của tuyến giảm suy giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến ớn lạnh.
Ớn lạnh khi mang thai là một tình trạng phổ biến. Tuy nhiên, nếu tình trạng ớn lạnh là do bệnh lý, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ để có sự chẩn đoán và điều trị chính xác nhất nhé!
Theo Hellobacsi
7 loại bánh ăn vặt vừa ngon vừa bổ lại giúp giảm nghén cho bà bầu
Những loại bánh bổ dưỡng, ít đường sẽ giúp mẹ bầu thỏa mãn cơm thèm ăn vặt mà không lo tăng cân quá mức hay nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nào cũng có những thời điểm đói bất chợt giữa các bữa chính. Đây là khi mẹ rất thèm ăn vặt nhưng lại e ngại vì lời khuyến cáo không nên ăn nhiều bánh kẹo ngọt khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Trên thực tế, không phải loại bánh kẹo nào cũng không tốt cho mẹ bầu. Mẹ hãy thử tham khảo những món bánh ăn vặt được làm từ nguyên liệu có lợi cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi dưới đây.
1. Bánh cracker (bánh quy giòn)
Bánh cracker giòn tan, mặn mặn là giải pháp giảm nghén hữu hiệu cho mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ. Nhai vài chiếc bán giữa giờ cơm sẽ giúp mẹ bầu đỡ lạt miệng, đắng miệng và buồn nôn. Tuy nhiên, để chọn một loại bánh cracker thích hợp cho bà bầu, mẹ nên chú ý thành phần dinh dưỡng trong bánh. Nên tránh xa những loại bánh nhiều đường, muối và các chất phụ gia bảo quản.
2. Bánh cookie (bánh bích quy)
Thành phần của bánh cookie thường gồm bột mì, bơ, sữa, vừng, chocolate, mứt hóa quả... Đây là những loại nguyên liệu giàu dinh dưỡng, nhanh chóng bổ sung năng lượng và thỏa mãn cơn thèm ăn cho mẹ bầu. Tuy vậy, mẹ bầu lưu ý chỉ nên ăn lượng bánh vừa phải để tránh tình trạng đầy bụng và dư chất béo cũng như lượng đường, dễ dẫn đến tăng cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ.
3. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
Mỗi ngày mẹ bầu có thể bổ sung thêm vài lát bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên hạt trong bữa phụ của mình. Thay vì bánh mỳ làm từ bột mì trắng, bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và các loại vitamin A, B sẽ cung cấp một lượng carbohydrate đáng kể, giúp giảm cảm giác đói bụng thường xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ. Thành phần giàu chất xơ và các vitamin cũng giúp mẹ đối phó với chứng táo bón thai kỳ, giảm buồn nôn trong giai đoạn đầu.
4. Bánh quế
Không chứa nhiều tinh bột, bánh quế có thể được ăn kèm với nhiều loại trái cây giúp bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể của mẹ và bé khi mang thai. Chị em nên lựa chọn những loại bánh quế với thành phần lượng đường ít, để đảm bảo mức đường trong máu luôn ở trạng thái ổn định.
5. Bánh waffle
Những chiếc bánh nướng thơm ngon này khá mỏng manh và không chứa nhiều tinh bột. Ngoài ra, mẹ có thể ăn kèm với rất nhiều loại trái cây để giúp tăng lượng chất xơ và vitamin cho cơ thể. Một ít mật ong để tạo hương vị cũng không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên giới hạn số lượng bánh vừa phải để không làm tăng đường huyết.
6. Bánh bao
Không chỉ các loại bánh "Tây" mà mẹ bầu cũng có thể lựa chọn loại bánh ăn vặt đậm chất Việt như bánh bao. Bánh bao ăn khi còn nóng giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, không có quá nhiều bột ở lớp bên ngoài, một chiếc bánh bao nhân mặn cỡ nhỏ sẽ là bạn đồng hành lý tưởng cho mẹ bầu trong các bữa phụ. Ngược lại, đối với các loại bánh bao nhân ngọt, mẹ nên hạn chế ăn so với nhân mặn vì đồ ngọt thường khiến mẹ nhanh no mà cũng rất mau đói trở lại. Ngoài ra, những thức ăn chứa nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
7. Bánh bò
Món ăn truyền thống này cũng là lựa chọn khá hợp lý cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, do thành phần của món bánh bò thường chứa nhiều bột gạo, mẹ nên ăn một miếng cỡ vừa, không nên nuông chiều bản thân vì có thể làm tăng lượng đường huyết, nhất là với những mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Nếu mẹ đang mê mẩn món bánh bò chan nước cốt dừa thì lại càng nên giới hạn khẩu phần ăn, vì nước cốt dừa cung cấp nhiều chất béo.
Theo Giadinh.net.vn
Những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi 3 tháng đầu, giữa và cuối thai kỳ Để mẹ và thai nhi đều khỏe khi mang thai mẹ nên ăn gì để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Hãy tham khảo những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi tốt nhất dưới đây. Khi mang thai, mẹ bầu nên ăn đa dạng các món ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau để có nhiều chất dinh dưỡng...