‘Ớn lạnh’ chạy xe trên đường huyết mạch ở Bình Dương
Là tuyến đường huyết mạch, Mỹ Phước – Tân Vạn được ví dư ‘dải lụa’ của Bình Dương; nhưng khi lưu thông qua đây người dân luôn có cảm giác bất an, “ớn lạnh” vì cảnh xe container chạy ẩu.
Liên tiếp xảy ra tai nạn thương tâm
Đường Mỹ Phước – Tân Vạn có chiều dài gần 60km, kết nối hầu hết các khu công nghiệp trên địa bàn 4 thành phố của tỉnh Bình Dương là Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, Bến Cát và huyện Bàu Bàng. Là trục đường huyết mạch nên mỗi ngày có hàng nghìn lượt phương tiện qua lại, trong đó chủ yếu là xe tải trọng lớn như xe container, xe tải,…
Thời gian qua, đoạn qua khu vực từ TP Dĩ An đến Thủ Dầu Một thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe container, xe tải làm nhiều người chết. Một trong những nguyên nhân được cơ quan chức năng xác định là do xe container chạy không đúng làn đường quy định.
Cụ thể, vào chiều 10/8, chị V.T.S. (37 tuổi, ngụ Bình Dương) và con trai 6 tuổi đón xe ôm công nghệ di chuyển trên đường Mỹ Phước – Tân Vạn qua phường Bình An, TP Dĩ An thì xảy ra va chạm với xe tải chạy lấn vào làn xe máy. Hậu quả vụ tai nạn làm hai mẹ con chị S. tử vong tại chỗ.
Hiện trường vụ tai nạn trên đường Mỹ Phước – Tân Vạn làm 2 mẹ con chị S. tử vong thương tâm. Ảnh: T.T
Trước đó, vào tối 18/7, cũng xe container chạy lấn làn trên đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đoạn qua phường An Phú, TP Thuận An, va chạm với xe máy do ông Lư Đoàn Dửng (45 tuổi, quê Sóc Trăng) điều khiển làm ông này tử vong.
Ngoài tình trạng xe trọng tải lớn chạy lấn làn, trên tuyến đường này cũng thường xảy ra các vụ lật xe container. Mới đây nhất, vào sáng sớm 12/8, xe container biển số TPHCM lưu thông đến khu vực vòng xoay giao nhau giữa đường Mỹ Phước – Tân Vạn và đường Võ Văn Kiệt (phường Định Hòa, TP Thủ Dầu Một) thì bất ngờ bị lật nghiêng, rơ-moóc và thùng container đứt rời khỏi phần đầu kéo.
Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, có khá nhiều phương tiện qua lại nhưng kịp thời né tránh. Tài xế xe đầu kéo container may mắn chỉ bị thương nhẹ; nhưng giao thông qua khu vực bị ùn tắc kéo dài. Cũng tại vòng xoay này, trước đó xảy ra ít nhất 2 vụ lật xe container khi ôm cua.
Bất chấp luật lệ, thi nhau ‘đua’ vào làn xe gắn máy
Theo ghi nhận của PV trong 2 ngày qua, tình trạng xe container, xe tải chạy lấn làn vẫn diễn ra thường xuyên trên đường Mỹ Phước – Tân Vạn, nhiều nhất ở các đoạn qua TP Thuận An và Dĩ An. Dù được kẻ vạch phân chia làn đường, có bảng chỉ dẫn rõ ràng nhưng nhiều phương tiện vẫn ‘vô tư’ đi vào làn đường dành cho xe hai bánh, người đi xe máy phải chạy lên vỉa hè mới có thể di chuyển.
Xe container chạy lấn vào làn xe hai bánh trên đường Mỹ Phước – Tân Vạn qua TP Thuận An vào sáng 13/8. Ảnh: T.T
Sáng 13/8, PV có mặt tại giao lộ đường Mỹ Phước – Tân Vạn giao với đường Lê Thị Trung (TP Thuận An). Chỉ khoảng 30 phút, hàng loạt phương tiện tải trọng lớn ‘vô tư’ chạy vào làn xe hai bánh, chiếm hết toàn bộ phần đường này khiến xe máy không còn khoảng trống để di chuyển; nhiều người đành bất chấp nguy hiểm chạy lên vỉa hè.
Còn trong tối 12/8, cũng tại tuyến đường này qua khu vực TP Dĩ An hướng về Thuận An, dù trời mưa nhưng dòng xe container vẫn nối đuôi nhau chạy vào làn xe hai bánh, bất chấp người đi xe máy đang di chuyển rất khó khăn.
Cả đoàn xe container chạy lấn vào làn xe hai bánh. Ảnh cắt từ clip
Video đang HOT
Anh Minh Phong (SN 1991, ngụ TP Dĩ An) bức xúc cho hay, tình trạng xe container và xe tải chạy lấn làn xe máy diễn ra thường xuyên trên tuyến đường này làm người dân cảm thấy ‘ớn lạnh’ khi lưu thông.
Theo anh Phong, ngày nào anh cũng chạy xe máy chở con đi học qua đường Mỹ Phước – Tân Vạn. Mỗi lần lưu thông trên đường này, anh luôn cảm giác bất an, lo sợ, bản thân anh cũng chứng kiến nhiều vụ tai nạn thương tâm tại đây.
Trước tình trạng này, ngày 12/8, Đại tá Ngô Xuân Phú – Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương chỉ đạo các đơn vị tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến Quốc lộ 13, Mỹ Phước – Tân Vạn, ĐT741, ĐT743B, ĐT744, ĐT746,…
Thời gian thực hiện tuần tra 24/24h, trong đó, tập trung vào các khung giờ cao điểm từ 6-8h và 18-23h.
Trao đổi với PV, lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh cho biết, thời gian qua lực lượng chức năng tổ chức nhiều lượt tuần tra kiểm soát trên tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn, lập biên bản xử lý các trường hợp chạy sai làn đường. Sáng 13/8, Tổ tuần tra của Phòng CSGT đã phát hiện và xử phạt nhiều trường hợp ô tô chạy lấn vào làn xe hai bánh.
Cũng theo lãnh đạo Phòng CSGT, hiện nay đơn vị được phân công quản lý nhiều tuyến đường quan trọng của tỉnh, trong khi quân số của lực lượng CSGT ít nên việc xử lý còn nhiều hạn chế.
Ngừng sản xuất từ 2013, kỳ lạ đậu phộng Tân Tân nổi tiếng bán suốt 11 năm qua từ đâu ra?
Chủ cũ vừa bị truy tố, công ty sản xuất Đậu phộng Tân Tân nổi tiếng đã ngừng hoạt động từ năm 2013, nhưng sản phẩm này vẫn làm mưa làm gió trên thị trường suốt 11 năm qua.
Vậy đậu phộng vẫn bán có phải hàng giả?
Ai sản xuất "đậu phộng Tân Tân" 10 năm qua?
Theo cáo trạng của VKSND TP. Dĩ An được đăng tải trên trang web của công ty, CTCP Tân Tân tại Dĩ An, Bình Dương được thành lập năm 2007, với tổng 8 triệu cổ phần, gồm 3 cổ đông là ông Trần Quốc Tân (SN 1963) góp 64 tỷ đồng, tương đương 80% cổ phần; bà Châu Ngọc Phụng (SN 1971, vợ ông Tân, 10%) và ông Trần Quốc Tuấn (SN1968, em ông Tân, 10%).
CTCP Tân Tân được Sở KH-ĐT Bình Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu vào cuối năm 2007, thay đổi lần hai năm 2008 và lần ba vào tháng 8/2018.
Theo kết luận điều tra, CTCP Tân Tân ngừng hoạt động từ năm 2013 do kinh doanh thua lỗ.
Vậy vì sao trên thị trường vẫn xuất hiện sản phẩm đậu phộng Tân Tân dù CTCP Tân Tân ngừng hoạt động?
Một sản phẩm đậu phộng mang nhãn hiệu Tân Tân vẫn đang bán trên thị trường. Ảnh: Bạch Hân
Trả lời PV.VietNamNet chiều ngày 5/8, ông Lê Hồng Phương, Chủ tịch HĐQT CTCP Tân Tân cho biết: Sản phẩm đậu phộng Tân Tân xuất hiện trên thị trường suốt chục năm qua không phải do CTCP Tân Tân sản xuất. Đó là sản phẩm do Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất Trồng trọt Tân Tân sản xuất.
Còn CTCP Tân Tân ngừng sản xuất suốt nhiều năm nay, từ khi xảy ra chuyện tranh chấp với Ban lãnh đạo cũ của CTCP Tân Tân do ông Trần Quốc Tân đứng đầu.
Điều đáng nói, Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất Trồng trọt Tân Tân do ông Trần Quốc Gia Phước (con trai của ông Trần Quốc Tân) làm chủ sở hữu.
Câu chuyện bán cổ phần cho chủ mới nhưng chủ cũ không bàn giao tài sản, quyền sở hữu tại doanh nghiệp, thậm chí còn mang luôn thương hiệu sản phẩm sang công ty riêng của con trai để tiếp tục sản xuất kinh doanh, là hy hữu, đã xảy ra tại công ty Tân Tân.
Chưa kể, ông Trần Quốc Tân, cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Tân Tân còn cho công ty của con trai thuê lại nhà xưởng và kho trên diện tích của chính CTCP Tân Tân với giá ưu đãi.
Điều này cũng được thể hiện tại Cáo trạng của VKSND TP Dĩ An. Theo đó, năm 2015, ông Trần Quốc Tân - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTCP Tân Tân - đứng ra cho Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất Trồng trọt Tân Tân (địa chỉ Quận 8, TP.HCM) thuê lại nhà xưởng và kho trên diện tích của CTCP Tân Tân.
Công ty này thuê lại nhà xưởng và kho của CTCP Tân Tân từ tháng 7/2015 tới năm 2030, giá thuê 100 triệu đồng/tháng.
Vì thế, đại diện CTCP Tân Tân cho biết công ty này phải gánh chịu biết bao thiệt hại khi mua cổ phần của CTCP Tân Tân từ ông Trần Quốc Tân.
Theo báo cáo của HĐQT Tân Tân tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, CTCP Tân Tân bắt đầu rơi vào khó khăn từ năm 2011, trong bối cảnh công ty thua lỗ, ngân hàng đã siết nợ phần lớn tài sản.
Vào giữa năm 2011, ông Tân chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Thanh (SN 1962) gần 3,67 triệu cổ phần (tương đương hơn 45,8% cổ phần) và đã cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho nữ cổ đông này, nhưng không ghi vào sổ cổ đông.
Bà Thanh sau đó đã khởi kiện và tới năm 2013 được tòa án công nhận. Bà Thanh được ghi tên vào sổ cổ đông và được đăng ký cổ đông với cơ quan chức năng. Nhưng trong các năm từ 2012, Tân Tân đã không tổ chức họp bầu HĐQT mới và bị cáo buộc thua lỗ, nợ rất nhiều tiền, lớn hơn nhiều vốn chủ sở hữu và báo cáo tài chính không có kiểm toán...
Cuối năm 2015, bà Thanh tiếp tục khởi kiện yêu cầu triệu tập HĐQT, yêu cầu ông Tân bàn giao sổ sách, hợp đồng, chứng từ kế toán để kiểm toán bắt buộc. Tòa án sau đó phán quyết buộc HĐQT phải triệu tập họp bất thường đại hội cổ đông để bầu HĐQT mới... Tuy nhiên, HĐQT cũ không chấp hành bản án.
Tới ngày 23/4/2024, bà Thanh triệu tập được cuộc họp ĐHCĐ bầu HĐQT mới của Tân Tân.
Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất trồng trọt Tân Tân thuê lại nhà xưởng và kho của CTCP Tân Tân từ tháng 7/2015 tới năm 2030 với giá 100.000 đồng/tháng.
Theo báo cáo của HĐQT Tân Tân tại ĐHCĐ thường niên 2024, tại cuộc họp HĐQT ngày 28/5/2022, ông Lê Hồng Phương được bầu làm chủ tịch HĐQT và bổ nhiệm làm giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. Ông Trần Quốc Tân bị miễn nhiệm chức giám đốc - người đại diện theo pháp luật.
Ngày 11/1/2024, CTCP Tân Tân được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Còn ông Trần Quốc Tân bị khởi tố tội "Không chấp hành án" và "Trốn thuế" xảy ra tại CTCP Tân Tân.
Theo báo cáo của HĐQT Tân Tân tại ĐHCĐ năm 2024, tới ngày 31/1/2024, CTCP Tân Tân còn nợ thuế gần 61,8 tỷ đồng, nợ bảo hiểm xã hội tới tháng 3/2024 là gần 6,3 tỷ đồng. Tân Tân còn nợ các chủ nợ theo hơn 50 bản án đã có hiệu lực pháp luật, trong đó có nhiều ngân hàng.
Khai sai thuế
Theo cáo trạng, từ tháng 7/2015 tới tháng 11/2022, CTCP Tân Tân thu tiền thuê lại nhà xưởng và kho được 8,6 tỷ đồng, nhưng không xuất hóa đơn, kê khai, báo cáo thuế đối với doanh thu của doanh nghiệp.
Cũng theo kết luận điều tra, năm 2015, CTCP Tân Tân kinh doanh thua lỗ dẫn đến nợ thuế nên đã bị cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn của công ty không còn giá trị sử dụng từ ngày 30/1/2015.
Sau đó, Cục thuế Dĩ An cho CTCP Tân Tân sử dụng hóa đơn bán lẻ nộp 30% thuế trên doanh thu bán hàng theo danh sách đề nghị của công ty này. Nhưng CTCP Tân Tân không thực hiện việc mua bán hóa đơn lẻ.
Năm 2017, Cục Thuế Bình Dương đề nghị CTCP Tân Tân xuất hóa đơn và nộp thông tin khách hàng, số lượng, giá trị hàng hóa sẽ bán; đồng thời, phải nộp 18% trên doanh thu theo quy định. Nhưng CTCP Tân Tân cũng không thực hiện.
Do đó, hành vi cho thuê nhà, xưởng và kho của CTCP Tân Tân từ tháng 7/2015 đến tháng 11/2022 chỉ lập phiếu thu không xuất hóa đơn là hành vi bán hàng không xuất hóa đơn.
Tại kết luận giám định thuế ngày 26/8/2022 của Cục thuế tỉnh Bình Dương, kết luận số thuế phải nộp đối với việc kinh doanh cho thuê nhà xưởng của CTCP Tân Tân từ 7/2015 đến tháng 11/2020 là hơn 400,6 triệu đồng thuế giá trị gia tăng và gần 901 triệu đồng thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây được xem là hành vi trốn thuế.
Còn từ tháng 12/2020 tới tháng 11/2022, CTCP Tân Tân phải nộp 196 triệu tiền thuế GTGT.
Đến ngày 22/12/2022, CTCP Tân Tân đã nộp đủ số thuế đến tháng 12/2022 nên Cơ quan điều tra "có thể xem xét là hành vi khai sai".
Việc ông Trần Quốc Tân cho thuê nhà, xưởng và kho thuộc CTCP Tân Tân do một mình ông Tân trực tiếp thực hiện. Các thành viên HĐQT là ông Trần Quốc Tuấn và bà Châu Ngọc Phụng không được chia cổ phần từ doanh thu cho thuê có được. Do vậy, cơ quan điều tra không xem xét, xử lý hình sự đối với ông Tuấn và bà Phụng về hành vi "trốn thuế".
Huy động 11 xe chữa cháy dập lửa tại Công ty chế biến gỗ Cát Đạt Rạng sáng 26/7, theo thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Bình Dương, trên địa bàn thành phố Bến Cát đêm qua xảy ra vụ cháy lớn tại Công ty gia công, chế biến gỗ Cát Đạt và đã được lực lượng phòng cháy chữa chống chế. Vụ cháy không gây thiệt...