Bảo Lộc: Ghi nhận 6 con bò sữa mắc bệnh tiêu chảy
Ngày 13/8, trên địa bàn TP Bảo Lộc đã ghi nhận 6 con bò sữa của 3 hộ chăn nuôi xuất hiện các triệu chứng của bệnh tiêu chảy.
Tại một hộ chăn nuôi bò sữa tại xã Đại Lào ghi nhận có 4 con bò xuất hiện các triệu chứng bệnh tiêu chảy
Theo đó, 3 hộ dân chăn nuôi bò sữa có bò xuất hiện các triệu chứng của bệnh tiêu chảy nói trên ngụ tại xã Đại Lào, phường Lộc Phát và phường Lộc Sơn. Tổng đàn bò sữa của 3 hộ này là 45 con. Trong đó, hộ nuôi bò sữa tại xã Đại Lào có 11 con và hiện có 4 con bò đang xuất hiện các triệu chứng của bệnh tiêu chảy như bỏ ăn, ăn ít, đi phân lỏng, chảy nước mũi và cơ thể suy nhược dẫn đến sụt cân nhanh.
Tại hộ nuôi bò sữa phường Lộc Phát có 21 con, với 1 con bị bệnh và hộ dân ở Lộc Sơn nuôi 13 con, có 1 con bị bệnh với các triệu chứng tương tự.
Theo điều tra dịch tể ban đầu, trong 3 hộ nuôi bò sữa có bò xuất hiện các triệu chứng của bệnh tiêu chảy đều đã tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục Navet-Lpvac do Công ty Cổ phần thuốc Thú y Trung ương (Navetco) cung cấp. Trong đó, 2 hộ tại xã Đại Lào và phường Lộc Sơn tiêm vắc xin cho bò vào ngày 19/7; hộ chăn nuôi tại phường Lộc Phát tiêm vắc xin cho bò vào ngày 22/7.
Video đang HOT
Sau khi tiếp nhận thông tin bò sữa xuất hiện các triệu chứng của bệnh tiêu chảy, các đồng chí: Tôn Thiện Đồng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc và Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố cùng lãnh đạo Trung tâm nông nghiệp đã trực tiếp kiểm tra tại hộ chăn nuôi bò sữa có bò bị bệnh ở xã Đại Lào.
Các đồng chí Tôn Thiện Đồng – Bí thư Thành ủy Bảo Lộc và Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND thành phố kiểm tra, chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường hỗ trợ người dân phòng chống bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa
Qua đó, chỉ đạo Trung tâm Nông nghiệp nhanh chóng hỗ trợ các hộ chăn nuôi triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh tiêu chảy cho đàn bò sữa. Đồng thời, báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai theo phác đồ điều trị, chăn sóc cho bò sữa bị bệnh tiêu chảy theo quy định; tăng cường công tác tuyên truyền để các hộ chăn nuôi bò, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa chủ động vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đồng thời các loại hóa chất để sát trùng chuồng trại.
Các đồng chí lãnh đạo TP Bảo Lộc chỉ đạo và giao Phòng Kinh tế, Trung tâm Nông nghiệp và các địa phương tăng cường công tác theo dõi, giám sát thường xuyên để báo cáo kịp thời tình hình, diễn biến dịch bệnh. Tuyên truyền đến các hội dân, tuyệt đối không được bán, vận chuyển, g.iết mổ bò mắc bệnh. Nhân viên thú y tham gia điều trị không đi lại hoặc hạn chế đi lại giữa các trang trại, hộ chăn nuôi khi không cần thiết. Qua đó, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho người chăn nuôi bò sữa trên địa bàn.
Theo báo cáo của Trung tâm Nông nghiệp TP Bảo Lộc, hiện nay, toàn thành phố đang có tổng đàn bò hơn 1.870 con. Trong đó, có gần 700 con bò sữa, còn lại là bò vàng nuôi lấy thịt và sinh sản. Đến hiện tại, đã có hơn 1.320 con bò các loại được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục Navet-Lpvac do Công ty Cổ phần thuốc Thú y Trung ương (Navetco) cung cấp các đợt từ ngày 14/7 đến 2/8; trong đó, có 545 con bò sữa đã tiêm vắc xin.
Hơn 180 công nhân ở Vĩnh Long nghi ngộ độc thực phẩm
Sau khi ăn bữa ăn trưa, hơn 180 công nhân thuộc Công ty TNHH Bohsing ở tỉnh Vĩnh Long phải nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm.
Ngày 13-8, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long đã có văn bản chỉ đạo khẩn trương triển khai các hoạt động thu dung, điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra, xử lý nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bohsing.
Trước đó, vào trưa 12-8, Công ty Bohsing (KCN Hòa Phú, ấp Phước Hòa, xã Hòa Phú, huyện Long Hồ) tổ chức bữa cơm công đoàn cho hơn 1.000 công nhân tại công ty. Sau khi ăn thì nhiều công nhân có triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy... phải nhập viện.
Công ty TNHH Bohsing nơi có hơn 180 công nhân nhập viện sau bữa ăn công đoàn. Ảnh: HD
Các công nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại bệnh viện
Tính đến chiều 13-8 có tổng số hơn 180 bệnh nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh, trong đó 173 bệnh nhân điều trị nội trú và 10 bệnh nhân điều trị ngoại trú. Không có trường hợp nào t.ử v.ong.
Trước tình hình này, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo các đơn vị y tế sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân, đ.ánh giá và phân luồng các ca bệnh, thường xuyên theo dõi công tác điều trị tại các khoa lâm sàng. Các đơn vị phải tập trung, huy động nguồn lực, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa kịp thời người bệnh.
Sở Y tế yêu cầu theo dõi chặt chẽ người bệnh nặng và có nguy cơ tăng nặng, sẵn sàng hội chẩn tuyến trên hoặc chuyển tuyến khi cần thiết, đồng thời quan tâm chăm sóc sức khỏe, động viên người bệnh và gia đình (nếu có); Cập nhật thông tin về số bệnh nhân nghi nhiễm ngộ độc thức ăn phải vào viện; số bệnh nhân nặng, nguy kịch, chuyển nặng số bệnh nhân đỡ, khỏi (ra viện) để báo cáo về Sở Y tế.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Vĩnh Long chủ trì cùng với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Bò sữa đang c.hết hàng loạt, Lâm Đồng tập trung toàn lực cứu chữa Tại tỉnh Lâm Đồng, cơ quan thú y của trung ương và địa phương đang tập trung toàn lực cứu chữa đàn bò. Tuy vậy hiện mỗi ngày, số bò sữa bị tiêu chảy ra m.áu và lăn ra c.hết cứ tăng dần khiến người dân ở 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng hết sức lo lắng. Một...