Ổn định và phát triển hệ thống ngân hàng
Thoát khỏi ám ảnh nợ xấu hay nguy cơ đổ vỡ, trải qua 4 năm tái cơ cấu (2011-2015), hình ảnh về các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu, không có khả năng thanh khoản đã qua đi. Thay vào đó là những ngân hàng (NH) có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.
Thành công của quá trình tái cơ cấu
Giai đoạn 2006-2010, nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế trong nước, đặc biệt là khu vực NH. Thời điểm đó, năng lực quản trị của các TCTD còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong hoạt động; cạnh tranh giữa các TCTD thiếu lành mạnh, phương thức cạnh tranh chủ yếu là lãi suất, chưa coi trọng chất lượng dịch vụ.
Một bộ phận không nhỏ NH có nguy cơ đổ vỡ, gây mất an toàn hệ thống khi chất lượng tài sản thấp, nợ xấu tăng, tăng trưởng tín dụng quá nhanh, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn không ổn định… Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới (năm 2008) kéo theo sự suy thoái của các quốc gia khác. Những yếu kém nội tại hệ thống NH – tài chính đã dần bộc lộ.
Những lo ngại về nguy cơ mất khả năng thanh khoản, gây đổ vỡ toàn bộ hệ thống dẫn đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam buộc phải tiến hành tái cơ cấu NH. Sau nhiều năm thanh lọc, sáp nhập những NH yếu vào NH mạnh, mua lại một số NH với giá 0 đồng…, đến nay hệ thống NH đã ổn định. Sự thành công của tái cơ cấu hệ thống giải quyết kịp thời tình trạng thiếu tính thanh khoản của nhiều TCTD. Trong năm 2011 và 2012, NHNN đã xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống là giải quyết vấn đề thanh khoản.
Video đang HOT
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái và kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát hai con số, vấn đề thanh khoản của hệ thống NH “nội” đã trở nên nghiêm trọng khi lãi suất liên NH có lúc đã lên đến 30%/năm, đẩy lãi suất huy động lên đến 18-20%/năm, vượt xa mức trần của NHNN. Việc thực hiện mục tiêu ưu tiên hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của các TCTD như cho vay tái cấp vốn, hỗ trợ các TCTD mất thanh khoản tạm thời… đã giúp cải thiện tình hình thanh khoản của hệ thống NH, khai thông ách tắc của thị trường liên NH, nhưng không gây sức ép lạm phát do những biện pháp hút tiền về đúng kỳ hạn của NHNN. Nhờ vậy, tính thanh khoản của các TCTD đã được cải thiện, tiền gửi của dân cư tăng, dòng vốn của nền kinh tế từng bước được khơi thông.
Tăng trưởng tín dụng vững chắc
Cùng với giải quyết thanh khoản của hệ thống, việc tiến hành khoanh vùng, đánh giá phân loại “ sức khỏe” của các TCTD theo từng nhóm cũng được thực hiện. Các TCTD yếu kém đã được cơ cấu lại dưới sự chỉ đạo và giám sát chặt chẽ của NHNN, bảo đảm hoạt động của nhóm các TCTD yếu kém luôn trong tầm kiểm soát, không gây ảnh hưởng lớn đến tính an toàn và ổn định của hệ thống. Các tổ chức có quy mô lớn hơn và có tình hình tài chính tốt đã tham gia việc tái cấu trúc các TCTD nhỏ hơn.
Đến nay, các NH yếu kém được cơ cấu lại, về cơ bản, đều hoạt động ổn định. Tỷ lệ an toàn hoạt động, khả năng chi trả được cải thiện, huy động vốn từ dân cư tăng, nợ xấu được xử lý và thu hồi, các vi phạm về tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, vi phạm về cấp tín dụng đang được khắc phục. Việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD trên cơ sở tự nguyện giữa các TCTD được khuyến khích, thúc đẩy, nhờ đó đã giảm 19 TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, kiểm soát và từng bước xử lý các TCTD yếu kém, bảo đảm ổn định, an toàn hệ thống, không để đổ vỡ, khủng hoảng NH; tài sản của nhà nước, nhân dân được bảo đảm. Các NH, sau tái cơ cấu, đã hoạt động ổn định, một số có sự phát triển.
Khuôn khổ pháp luật về tiền tệ và hoạt động NH, đặc biệt là các chuẩn mực an toàn đã được ban hành, triển khai phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, tạo cơ sở cho các TCTD hoạt động an toàn, lành mạnh. Vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các TCTD đã được xử lý một bước, tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối NH được xử lý và kiểm soát về cơ bản. Sau hơn 4 năm triển khai tái cơ cấu, gần 463 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý (bằng khoảng 99,6% số nợ xấu tại thời điểm tháng 9-2012).
Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) đã phát huy rõ vai trò là công cụ quan trọng xử lý nợ xấu, cải thiện thanh khoản cho các TCTD, giúp khơi thông dòng vốn tín dụng NH. Chênh lệch nợ xấu giữa các TCTD báo cáo và số liệu giám sát của NHNN được thu hẹp, tiến tới trùng khớp từ tháng 3-2015. Đến cuối năm 2015, nợ xấu toàn hệ thống đã được đưa về mức 2,72%, hoàn thành mục tiêu đề ra. Kết quả xử lý nợ xấu đã góp phần quan trọng khơi thông nguồn vốn, cải thiện tăng trưởng tín dụng và kinh tế một cách vững chắc.
Theo_Hà Nội Mới
Huy động lực lượng truy bắt hung thủ giết hai vợ chồng trong biệt thự
Trong lúc Ban chuyên án đang tập trung lực lượng truy bắt hung thủ sát hại hai vợ chồng trong ngôi biệt thự thì tối ngày 27/1, một số trang báo mạng đăng tải đã bắt được hung thủ khiến ban chuyên án cũng bất ngờ.
Theo đó, tối 27/1, một trang báo mạng thông tin: "Với sự hỗ trợ của cảnh sát Hoàng gia Campuchia tổ trọng án gồm các cán bộ điều tra kinh nghiệm thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) đã bắt được nghi can liên quan đến vụ sát hại hai vợ chồng trong ngôi biệt thự".
Khi được hỏi về thông tin trên, sáng ngày 28/1, đại tá Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, cơ quan điều tra vẫn đang ráo riết điều tra truy bắt chứ chưa bắt được nghi phạm như một số trang báo mạng đưa tin. Đại tá Lộc cũng đề nghị báo đài có thông tin về diễn biến vụ án thì phải xác minh và đăng tải thông tin cho chính xác, đừng gây thêm khó khăn cho Ban chuyên án khi đăng tải thông tin không kiểm chứng.
Trước đó, đại tá Lộc cũng phản bác thông tin của hai tờ báo lớn đăng tải thông tin cho rằng sau khi cơ quan điều tra trích xuất hình ảnh từ camera trong ngôi biệt thự thì có đoạn Clip camera quay được cảnh hung thủ dùng dao đâm vào người hai nạn nhân rồi cắt cổ cả hai người ngay trong phòng ngủ ở lầu 2, thông tin này hoàn toàn không chính xác, vì ở lầu 2 ngôi biệt thự và trong phòng ngủ của nạn nhân không có lắp đặt camera.
Ngôi biệt thự nơi xảy ra vụ việc
Như Dân trí đã thông tin vào khoảng 7h sáng ngày 24/1, người làm công phát hiện ông Lương Văn Đấu (67 tuổi) và vợ là bà Võ Thị Năm (63 tuổi) ngụ trong căn biệt thự số 113, quốc lộ 1A, phường 2, thị xã Cai Lậy đã chết trong phòng ngủ trên cổ có nhiều vết đâm. Riêng cháu nội của ông Đấu là Lương Hữu Khánh học lớp 8 cũng ngủ ở căn biệt thự này nhưng do ngủ ở phòng khác nên Khánh an toàn. Còn anh Lương Văn Triêm cho biết khi phát hiện sự việc thì cha anh chết trong tư thế nằm sấp, còn mẹ anh thì chết trong tư thế nằm ngửa trong phòng đồ đạc bị xáo trộn.
Theo một nguồn tin từ công an tỉnh Tiền Giang cho biết theo hình ảnh camera ở hàng rào ngôi biệt thự ghi nhận được thì khoảng 1h30 sáng ngày 24/1, có một thanh niên độ tuổi từ 25 đến 30 dáng cao khoảng 1,6m - 1,7m leo từ góc phải của hàng rào đột nhập vào sân ngôi biệt thự đeo găng tay và bịt khẩu trang tay cầm hung khí. Trên tủ sắt trong phòng nạn nhân chỉ có vết máu chứ không có dấu hiệu bị cạy phá. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, ông Đấu bị đâm 8 nhát còn bà Năm bị đâm 4 nhát vào ngực và cổ.
Hiện các đơn vị nghiệp vụ đang ráo riết truy bắt hung thủ.
Nguyễn Vinh
Theo Dantri
Bộ Công an bác tin bắt được sát thủ giết vợ chồng trong căn biệt thự Đến 9 giờ 30 ngày 28-1, các cơ quan chức năng cho biết thông tin bắt hung thủ sát hại vợ chồng trong căn biệt thự ở Tiền Giang là không đúng. Sáng 28-1, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C45) Bộ công an, cho biết đến thời điểm hiện tại...