Ồn ào tranh cãi khi cô vợ trẻ đòi về quê ngoại ăn Tết bị chửi ‘ngu, không biết điều’
Chỉ vì suy nghĩ “ thuyền theo lái, gái theo chồng” mà chị em phụ nữ “ nhảy ngược” lên mắng chửi cô vợ trẻ đòi chồng cho về quê ngoại ăn Tết.
Chị em nhói lòng với câu chuyện một anh chồng đi hỏi mọi người về chuyện ăn Tết ở nhà nội hay nhà ngoại? Và anh cho biết, vợ anh năm nào cũng đòi về nhà ngoại nhưng anh bắt vợ phải ăn Tết ở nhà nội vì anh là con trai một.
Tranh cãi nhau về chuyện về nội hay về ngoại ăn Tết đã khiến không ít cặp vợ chồng xảy ra mâu thuẫn (Ảnh minh họa).
Câu hỏi của anh chồng này dường như đã chạm trúng tới nỗi lòng trăn trở của chị em bấy lâu nay về chuyện ăn Tết ở nhà nội hay nhà ngoại và về bên nào trước, bên nào sau? Chính vì thế mà ngay sau đó, chị em rần rần vào chia sẻ, tranh luận.
Cùng là phụ nữ với nhau, cùng cảnh lấy chồng xa, cứ tưởng rằng hội chị em ai nấy cũng bênh vực người vợ, đả đảo, lên án người chồng ích kỷ, nhưng thật bất ngờ thay, rất nhiều chị em phụ nữ lên tiếng trách móc, cho rằng chị vợ sống không biết điều: Nào thi “Về nội chứ! Chị vợ làm dâu thì phải biết ý chứ?”, “Biết là yêu thương bố mẹ đẻ rồi nhưng lấy chồng thì phải chấp nhận.
Mùng 3 về ngoại là quá được rồi, chị vợ này cũng ghê quá, không phải dạng vừa đâu”, “Thuyền theo lái, gái theo chồng. Vợ chồng mình ở riêng, cũng gần nhà ông bà nội ngoại nhưng tết bao giờ cũng lên nhà nội trước rồi mới lên nhà ngoại. Không phải coi trọng bên nào hơn đâu mà đấy là cái phép tối thiểu phải biết, bố mẹ mình cũng bảo thế”, rồi nào là “Về nội trước rồi về ngoại sau, bên nội là chính, sống sao cho phải”, “Về nội trước, ngoại sau! Đắp chăn khóc thì cho ở đó luôn”,…
Cư dân mạng thi nhau vào chửi cô vợ “ngu”, “não không có nếp nhăn”…
Trước những lời mắng nhiếc người vợ, Ni Nguyễn bức xúc: “Đến bây giờ vẫn có người phân biệt nội ngoại, gái theo chồng sao? Ba mẹ chồng là ba mẹ, còn ba mẹ vợ chỉ là người nuôi giùm? Bố mẹ chồng biết buồn biết tủi, còn bố mẹ vợ thì không?”. Theo cô, nếu cả hai vợ chồng đều là con 1 thì 1 năm nhà nội, 1 năm nhà ngoại, cha mẹ nào cũng là cha mẹ, Nếu nhà vợ có anh chị iem thì ở nhà nội trước, mùng 3, mùng 4 Tết về ngoại.
Video đang HOT
Thấy buồn thay cho thân phận người phụ nữ, Ni Nguyễn nói, chẳng trách mà người ta cứ thích đẻ con trai. “Đẻ con gái có được gì đâu, coi như mất trắng. Nuôi cho lớn đến lúc lấy chồng phải phục vụ bên nhà chồng, mà chẳng may có lỡ làm gì sai thì lại bị trách móc. Còn rể về ăn Tết thì phụ giúp được gì hay chỉ về làm khách?”, cô nàng bức xúc.
Ngọc Bích cũng vô cùng phẫn nộ khi nhiều chị em mắng nhiếc cô vợ nằng nặc đòi về quê ngoại ăn Tết. “Chả hiểu các chị nghĩ gì. Muốn về nhà mẹ đẻ ăn tết mà ngu sao? Bố mẹ nào cũng là bố mẹ, ai chả muốn được ăn tết ở nhà đẻ, được sum vầy gia đình. Lấy chồng gần thì còn hay được về thăm bố mẹ, lấy chồng xa thì năm về được vài lần, có người cả năm không về. Dịp tết không về được thì chả biết bao giờ mới về được. Người chồng mà biết suy nghĩ thì năm nay ăn tết bên nội, năm sau ăn tết bên ngoại, cứ chia đều như thế để vợ khỏi tủi thân”.
Cùng quan điểm, Yến Minh trách móc người chồng sống ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân, cho gia đình nhà mình mà không đặt mình vào vị trí của người vợ và bố mẹ vợ.
“Con gái không cần nuôi vẫn lớn được chắc? Bố mẹ đẻ con gái không phải còng lưng đi làm nuôi con ăn học sáng sủa thành người chắc? Nhà nào thì cũng là bố mẹ hết, chưa kể nói gì thì nói, nhà ngoại luôn luôn phải đứng sau nhà nội, con gái đi lấy chồng lần nào cũng phải xem ý nhà chồng, bố mẹ chồng trước. Cả năm có mấy ngày Tết, nội ngoại đều xa thì phải chia nhau ra chứ?”.Yến Minh bức xúc đặt câu hỏi, nếu 2 vợ chồng đều là con 1 lấy nhau chắc ông bà mất thì không có ai để thờ sao?
Cô nàng cũng đánh tiếng đến các chị em trách móc người vợ đòi về nhà ngoại ăn Tết rằng: “Bản thân mình còn không biết trân trọng chính mình và cũng không tôn trọng bố mẹ mình thì bảo ai tôn trọng nữa?”.
Bố mẹ chồng mong ngóng các con về ăn Tết, không lẽ bố mẹ vợ thì không?
“Nếu chính phụ nữ còn giữ suy nghĩ lấy chồng thì phải đội gia đình chồng lên đầu thế này thì “đừng có gào lên đòi bình đẳng”, Vi Vi lên tiếng. Theo Vi Vi, ai cũng là con người, không ai có quyền ngăn cản hay áp đặt người khác kiểu như thế cả, phụ nữ đâu phải là thú nuôi mà bị trói buộc kiểu đấy.
Phụ nữ đi lấy chồng ai cũng luôn cố gắng chăm lo cho gia đình chồng, làm bố mẹ chồng vui, có như thế thì chồng cũng sẽ tôn trọng và yêu thương mình hơn, bố mẹ đẻ cũng nhờ đó mà mát mày mát mặt với gia đình ông bà thông gia.
Nhưng nói đi rồi cũng phải nói lại, khi vợ đã gắng sức vun đắp cho nhà chồng rồi, thì các ông chồng cũng hãy giúp đỡ và hỗ trợ để chị em phụ nữ làm tròn chữ hiếu với cả bố mẹ đẻ, người đã sinh thành dưỡng dục, cho các anh một người vợ đi đến cuối cuộc đời.
Theo Trí thức trẻ
Tôi thề năm nào cũng sẽ cho vợ về quê ngoại ăn Tết
Thương vợ, lại nghĩ năm đầu tiên mà xa nhà đêm giao thừa, chắc vợ khóc hết nước mắt mất nên tôi hứa với vợ năm nào cho em về quê ăn Tết.
Bản thân mình, là con cái cũng thích ở gần bố mẹ, thích được đón giao thừa cùng bố mẹ thì hà cớ gì vợ mình lại không được phép như vậy? (Ảnh minh họa)
Chưa đến Tết nhưng dường như, thời tiết sẽ lạnh thế này lại khiến người ta nhớ tới một cái Tết ấm cúng bên gia đình. Lòng người xốn xang khi chẳng còn mấy ngày nữa là Noel đã đến. Noel đến cũng đồng nghĩa với việc, năm hết, Tết dương, rồi lại Tết âm. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là Tết, nào có xa xôi gì. Dù đi đâu, làm gì thì con cái cũng nghĩ tới ngày nghỉ thiêng, trọng đại này.
Mấy ngày nay, ngày nào vợ tôi cũng nhắc chuyện Tết nhất, rồi lại nhớ nhà, nhớ quê khi mùi nhang bay khắp nơi khi người ta cũng rằm, cúng mùng 1. Vợ cứ buồn buồn bảo &'không biết năm nay năm đầu làm dâu, sẽ nhớ bố mẹ như thế nào. Có lúc, chỉ ước được sống thời độc thân, cứ gần Tết lại lao về với bố mẹ, rồi cùng bạn bè đi mua sắm khắp nơi, tha hồ vui vẻ, đón xuân, đón Tết'. Cảm giác của người độc thân khi có Tết thật là vui. Tự do, không phải lo lắng quá nhiều, được sum họp cùng người thân của mình, được cùng bố mẹ chứng kiến khoảnh khắc sang năm mới, được mừng tuổi bố mẹ, được chúc bố mẹ ngàn lời chúc sức khỏe. Mừng nhất là được ngồi trông nồi bánh chưng.
Tôi sẽ cho vợ về quê ngoại ăn Tết nếu cô ấy thích (Ảnh minh họa )
Nghe vợ nói rồi nước mắt cứ rưng rưng tôi cũng xúc động lây. Đúng là, cuộc sống độc thân khác hẳn với khi lấy chồng. Tôi bảo vợ &'năm nay, anh cho em về ăn Tết nhà ngoại chứ sao phải khóc lóc làm gì. Yên tâm đi, năm nào anh cũng cho em về ăn Tết với bố mẹ. Nếu năm nào anh bận, không về được, thì cho em về. Kể cả khi có con, em cũng vẫn được làm điều đó'. Vợ tôi nghe thấy vậy thì nhảy lên sung sướng. Nhưng lại bắt đầu xìu mặt bảo &'còn bố mẹ thì sao, liệu bố mẹ có đồng ý cho em về quê ngoại ăn Tết không?'. Thấy thái độ của vợ, tôi liền trấn an &'em yên tâm, anh sẽ động viên bố mẹ, thuyết phục bố mẹ, việc này cứ để anh lo'.
Thật ra, tôi hiểu, người con gái đi lấy chồng, buồn nhất là phải xa bố mẹ. Bao nhiêu năm ở nhà, được bố mẹ nuông chiều, cưng nựng, được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, ai chả buồn khi không được ở cạnh bố mẹ nữa. Thân là đàn ông, nghĩ như vậy cũng buồn huống hồ là con gái chân yếu tay mềm.
Thương vợ, lại nghĩ năm đầu tiên mà xa nhà đêm giao thừa, chắc vợ khóc hết nước mắt mất nên tôi hứa với vợ như vậy. Âu cũng là cái lẽ thường tình mà một người đàn ông, một người chồng nên làm như thế. Chồng hiểu vợ, chồng tâm lý chính là người phải luôn hiểu cảm giác của vợ, hiểu được mong muốn của vợ mình. Thử hỏi trên đời này, có cô gái nào đi lấy chồng lại không muốn muốn được về nhà bố mẹ đẻ thường xuyên? Câu trả lời là không có...
Biết vợ khát khao như thế nào được về ăn Tết với bố mẹ mình, tôi nghĩ, mình nên làm điều gì đó có ý nghĩa cho vợ. Tôi quyết định, năm nào cũng sẽ để vợ về quê ăn Tết với bố mẹ của cô ấy. Việc nhà chồng, đã có tôi. Nếu tôi không về được thì cũng cho vợ về trước, trừ khi vợ chủ động muốn ở lại cùng tôi và bố mẹ chồng thì thôi.
Nghĩ cho cùng, phụ nữ đi lấy chồng, quanh năm suốt tháng ở nhà chồng, phục vụ nhà chồng, mọi thứ đều vì nhà chồng. Có mấy người đã lấy chồng còn toàn tâm toàn ý lo cho bố mẹ mình được? Đã là con gái đi lấy chồng, lại lấy chồng xa, thiệt thòi vô cùng lớn.
Bố mẹ sinh con gái cũng thiệt thòi quá đỗi. Nuôi con trưởng thành, ăn học rồi có công ăn việc làm, có khi chưa được ngày nào con báo hiếu, đã phải gả con cho người ta, là con cái của người ta. Đến lúc muốn gặp cũng là chuyện khó khăn.
Đàn ông mà chỉ biết giữ vợ cho mình, chỉ biết ích kỉ gia trưởng nghĩ rằng, đã lấy chồng là phải ở nhà mình thì đúng là không nên. Đã yêu vợ, thì phải hiểu cho vợ. Đã là chồng thì phải luôn hiểu tâm lý của phụ nữ.
Bản thân mình, là con cái cũng thích ở gần bố mẹ, thích được đón giao thừa cùng bố mẹ thì hà cớ gì vợ mình lại không được phép như vậy? Mình mong muốn thì vợ mình cũng mong muốn. Phụ nữ sống nội tâm, tình cảm, họ không thể mạnh mẽ như đàn ông, và họ càng cần hơn bao giờ hết giây phút ở bên bố mẹ của mình.
Làm đàn ông, hãy thường xuyên để vợ về quê thăm bố mẹ. Làm đàn ông, hãy quan tâm đến tâm lý của vợ. Hãy để cho vợ được cảm thấy thoải mái khi sống trong nhà chồng và càng nên động viên vợ về quê thăm bố mẹ. Vì một lời của chồng sẽ khiến họ cảm thấy yên tâm hơn, vui vẻ hơn rất nhiều lần.
Và nên nhớ, một năm, Tết là dịp quan trọng nhất để sum họp gia đình. Nếu bạn không thể để cho vợ về quê ngoại ăn Tết thường xuyên như tôi thì hãy để cho vợ được một năm ăn Tết nhà nội, 1 năm ở nhà ngoại. Âu cũng là sự công bằng, cũng là lẽ thường mà người làm chồng nên làm nhất...
Theo blogtamsu
'Chọn vất vả vì chồng thì còn gì mà ca thán' Phụ nữ ạ, khi các chị vất vả, căng thẳng đến mức biến thành con người khác, trở nên cáu gắt cộc cằn, không còn đáng yêu như thời con gái, thì đừng vội đổ lỗi cho ai, lỗi tại chính các chị. Ảnh minh họa. Phụ nữ ạ, khi các chị vất vả, căng thẳng đến mức biến thành con người khác,...