Ồn ào chấn động Vietnam’s Got Talent: Mẹ con cô bé “hát 6 thứ tiếng” lên tiếng kêu oan, viết thư cầu cứu vì bị “ném đá”!
Nếu còn nhớ scandal của Quỳnh Anh – cô gái được mẹ bênh vực tại Vietnams Got Talent 10 năm trước chắc hẳn bạn đã già…
Vietnams Got Talent mùa đầu tiên lên sóng đã nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo khán giả. Bên cạnh những phần thi tài năng, drama về chương trình cũng chiếm sóng truyền thông suốt khoảng thời gian dài. Ồn ào nhất phải kể đến câu chuyện về Lê Nguyễn Quỳnh Anh – nữ thí sinh sinh năm 1996.
Thời điểm đó, Quỳnh Anh là cô học sinh 15 tuổi, tham gia Vietnams Got Talent 2011 với mong muốn tiến sâu vào vòng trong bằng khả năng ca hát của mình. Theo chia sẻ của anh trai thì nữ sinh này đã có giọng hát “đỉnh của đỉnh”. Còn bà Nguyễn Thị Ngọ – mẹ Quỳnh Anh cho biết: “Giọng ca của cháu được thừa hưởng từ cụ, ông bà nội, ông bà ngoại hát rất hay… Bố mẹ từng đoạt Huy chương vàng toàn quốc hồi trẻ…”.
Đến khi lên sân khấu, Quỳnh Anh lại khiến Ban giám khảo và toàn khán phòng trầm trồ khi chia sẻ mình có thể hát nhiều ngoại ngữ bao gồm tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Nga, tiếng Hoa. Nhưng khi trình diễn, cô lại chọn hát ca khúc Tình Mẹ bằng tiếng Việt.
Sau khi Quỳnh Anh cất giọng, khán giả lại thất vọng vì giọng hát cô nữ sinh lớp 10 không có gì đặc biệt. Âm vực hạn chế, kĩ thuật non, nốt không chắc nên hát bị phô, hát tone cao yếu… Giám khảo Huy Tuấn khi đó tỏ ra khá chưng hửng trước phần thi của Quỳnh Anh.
Quỳnh Anh cất giọng nhưng mọi người thất vọng vì giọng hát không mấy đặc biệt so với những gì cô nàng và gia đình đã giới thiệu
Video đang HOT
Kết quả, phần thi của Quỳnh Anh được yêu cầu dừng lại và cả 3 giám khảo đều không đồng ý cho cô vào vòng trong. Tuy nhiên đấy không phải là đỉnh điểm của sự việc. Cao trào bắt đầu khi mẹ của Quỳnh Anh cho rằng ban giám khảo bất công với con gái mình.
Mẹ của Quỳnh Anh lên đòi lại công bằng cho con
Khi Quỳnh Anh đi vào cánh gà, mẹ cô bất ngờ giành lấy micro của con ra sân khấu và bày tỏ: “Có những bài hát, giọng ca không bằng cháu vẫn được vào vòng trong”, “cháu hát 6 thứ tiếng rất chuẩn”, “tại sao không cho cháu cơ hội?”… Dù vậy, ban giám khảo vẫn không đồng ý và cả hai mẹ con đều bị khán giả phản đối.
Sau khi chương trình lên sóng, hai mẹ con Quỳnh Anh nhận nhiều “gạch đá” từ cư dân mạng. Hầu hết các ý kiến đều chê trách mẹ của Quỳnh Anh không nhìn nhận khả năng thực tế của con mà khen lố, tâng bốc quá đà, không biết dạy con sự khiêm nhường…
Trước bão dư luận, bà Ngọ đã tố cáo nhà sản xuất và ban tổ chức cố tình cắt ghép chương trình, dàn dựng scandal, chỉnh âm thanh dở đi để dìm hàng Quỳnh Anh nhằm mục đích thương mại. Về phía Quỳnh Anh, nữ sinh đã viết một bức thư dài gửi Đại biểu Quốc hội để kêu cứu. Trong thư, cô gái trẻ cũng tố mình là nạn nhân của việc bị cắt ghép trên sóng truyền hình, bị bạo lực mạng. Sau khoảng thời gian dài, drama cuối cùng cũng lắng xuống nhưng vụ việc ồn ào này vẫn để lại ấn tượng sâu đậm với khán giả.
Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngoại ngữ 1 Tiếng Nga, Nhật, Pháp, Trung Quốc
Bộ GD&ĐT công bố Thông tư số 19/2021/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngoại ngữ 1 Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp và Tiếng Trung Quốc.
Ảnh minh họa/ITN
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 16/8/2021 và thay thế Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.
Chương trình tiếng Nhật ban hành tại Quyết định số 2051/QĐ-BGDĐT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT được áp dụng cho đến khi Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Nhật tại Thông tư số 19/2021/TT-BGDĐT được thực hiện.
Đối với các lớp cấp THCS, THPT chưa thực hiện được môn Tiếng Nhật theo lộ trình quy định tại Thông tư này thì tiếp tục thực hiện Quyết định số 2051/QĐ-BGDĐT cho đến hết lớp 12.
Chương trình 4 Ngoại ngữ 1 nói trên được thực hiện theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Các môn Tiếng Nga - Ngoại ngữ 1, Tiếng Nhật - Ngoại ngữ 1, Tiếng Pháp - Ngoại ngữ 1 và Tiếng Trung Quốc - Ngoại ngữ 1 là môn học được tổ chức giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12 và tuân thủ các quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT về thời lượng dạy học môn học.
Cụ thể, mỗi môn đều có thời lượng 1.155 tiết. Trong đó, cấp tiểu học có tổng số 420 tiết (4 tiết/tuần); cấp THCS có tổng số 420 tiết (3 tiết/tuần); cấp THPT có tổng số 315 tiết (3 tiết/tuần).
Các chương trình giáo dục phổ thông: môn Tiếng Nga - Ngoại ngữ 1, môn Tiếng Nhật - Ngoại ngữ 1, môn Tiếng Trung Quốc - Ngoại ngữ 1, môn Tiếng Pháp - Ngoại ngữ 1 là cơ sở để triển khai biên soạn, lựa chọn bộ sách giáo khoa Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Pháp và các tài liệu tham khảo đi kèm.
Cả 4 Chương trình đều quy định các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất để thực hiện đạt hiệu quả.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, học sinh phổ thông bắt buộc phải học một ngoại ngữ (gọi là Ngoại ngữ 1) và được tự chọn thêm ít nhất một ngoại ngữ khác (gọi là Ngoại ngữ 2) theo nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục.
Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Cơ sở giáo dục có thể tổ chức học Ngoại ngữ 1 bắt đầu từ lớp 1, nếu học sinh có nhu cầu và cơ sở giáo dục có khả năng đáp ứng.
Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, có thể tổ chức dạy học bắt đầu từ lớp 6 và kết thúc ở bất kì lớp nào tuỳ theo nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục.
Hiện nay, Ngoại ngữ 1 gồm các môn: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nga, Tiếng Nhật.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đã có quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh lựa chọn theo nhu cầu tại Quyết định số 712/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/2/2021.
Bài thi Tiếng Anh, thí sinh không quá khó để đạt 8 điểm Chiều 8/7, gần 1 triệu thí sinh cả nước bước vào bài thi môn Ngoại ngữ, cũng là bài thi cuối của Kỳ thi tốt nghiệp THPT (đợt 1) năm 2021. Thời tiết diễn ra thuận lợi, tạnh ráo, mát mẻ, thí sinh rời khỏi phòng thi với tâm trạng nhẹ nhõm và thoải mái, vì làm bài thi khá tốt. Thí sinh...