Omicron và tương lai của đại dịch COVID-19
Các nhà khoa học trong nhóm những người đầu tiên giải trình tự gene của biến thể Omicron tại Nam Phi đang theo dõi liệu biến thể có nhiều đột biến này có quyết định lộ trình của đại dịch COVID-19 hay không.
Liệu sẽ xuất hiện các đột biến mới từ dòng biến thể này hay sẽ có các biến thể khác ra đời?
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Johannesburg, Nam Phi ngày 30/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các phát hiện ban đầu tại Nam Phi, nơi Omicron đang tạo ra làn sóng lây nhiễm thứ 4 của nước này, cho thấy biến thể này rất dễ lây nhiễm và đang lấn át Delta – biến thể đang giảm dần hoạt động sau một làn sóng lây nhiễm thứ 3 kinh hoàng vào giữa năm 2021.
Video đang HOT
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Viện nghiên cứu đổi mới và nền tảng gene KwaZulu-Natal ở Durban, ông Richard Lessells cho biết điều này có nghĩa là ít nhất tại Nam Phi, biến thể Omicron có thể tạo cơ sở cho các đột biến mới ra đời. Ông nói: “Chưa thể khẳng định liệu Omicron có vượt Delta tại mọi nơi trên thế giới hay Delta sẽ vẫn tồn tại theo một cách nào đó và sau này chúng ta sẽ chứng kiến một sự song hành. Một khả năng khác là giống như Omicron, một biến thể mới nổi lên, không xuất phát từ các biến thể trước mà có thành phần khác và đây là điều cần theo dõi”.
Tại Nam Phi, nơi ước tính 70% (hơn 60 triệu người) đang bị phơi nhiễm trước SARS-CoV-2 trong 18 tháng qua và khoảng 26% đã được tiêm phòng, các triệu chứng của Omicron nhẹ hơn so với các biến thể trước. Tuy nhiên, tình hình tại các nước ít bị ảnh hưởng hơn Nam Phi có thể sẽ khác.
Đại dịch COVID-19 là mối đe dọa lớn nhất với công tác bảo vệ trẻ em trong lịch sử UNICEF
Đại dịch COVID-19 đang kéo lùi những thành quả đạt được trong việc giải quyết những thách thức đe dọa sự phát triển của trẻ em như nghèo đói và khả năng tiếp cận y tế, giáo dục.
Trẻ em đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã cảnh báo như vậy trong báo cáo công bố ngày 8/12, đồng thời khẳng định COVID-19 là cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn nhất đối với trẻ em trong lịch sử 75 năm hoạt động của cơ quan này.
Trong báo cáo "Ngăn chặn một thập kỷ mất mát: Hành động khẩn cấp để đảo ngược tác động tàn phá của COVID-19 đối với trẻ em và thanh thiếu niên", UNICEF cho rằng đại dịch COVID-19 ngày càng tác động mạnh mẽ, làm gia tăng tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng và đe dọa quyền của trẻ em. Giám đốc điều hành UNICEF, bà Henrietta Fore, cảnh báo: "Đại dịch COVID-19 đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với tiến trình bảo vệ quyền trẻ em trong lịch sử 75 năm hoạt động của chúng tôi". Bà cho biết trong khi số trẻ em sống trong cảnh nghèo đói, không được đi học, bị ngược đãi hoặc cưỡng ép kết hôn ngày càng tăng thì số trẻ em được chăm sóc sức khỏe, tiêm vaccine, được đảm bảo đủ thức ăn và tiếp cận các dịch vụ thiết yếu đang giảm dần.
Theo báo cáo của UNICEF, đại dịch COVID-19 đã đẩy thêm 100 triệu trẻ em trên thế giới vào cảnh nghèo đói, tăng 10% so với năm 2019. Con số này đồng nghĩa, kể từ giữa tháng 3/2020 khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố đại dịch COVID-19, trung bình cứ mỗi giây lại có gần 2 trẻ em rơi vào cảnh nghèo đói. Theo đó, khoảng 60 triệu trẻ em đang sống trong các hộ gia đình nghèo, trong khi hơn 23 triệu trẻ em đã bỏ lỡ các mũi vaccine quan trọng - mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua. UNICEF cho rằng, ngay cả với viễn cảnh tươi sáng nhất, nỗ lực phục hồi về mức trước đại dịch sẽ phải mất tới 8 năm.
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, khoảng 1 tỷ trẻ em trên thế giới từng trải qua ít nhất một lần không được tiếp cận các dịch vụ như giáo dục, y tế, nhà ở cũng như được đảm bảo về dinh dưỡng, nước sạch hoặc điều kiện vệ sinh. Theo UNICEF, sự phục hồi không đồng đều trên toàn cầu đang đẩy con số này lên cao hơn. Vào giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch, hơn 1,6 tỷ học sinh đã phải nghỉ học do trường học đóng cửa.
Cũng theo UNICEF, hơn 13% số trẻ em và thanh thiếu niên từ 10-19 tuổi trên thế giới phải hứng chịu các tổn thương về tinh thần. Tháng 10/2020, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở 93% quốc gia đã bị gián đoạn hoặc tạm dừng do tác động của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, UNICEF cảnh báo có thể có thêm 10 triệu cuộc tảo hôn xảy ra trước cuối thập kỷ này, trong khi số lao động trẻ em đã tăng lên 160 triệu trẻ, tăng gần 8,5 triệu trẻ trong 4 năm qua.
Trước tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, UNICEF tiếp tục kêu gọi đầu tư vào bảo trợ xã hội cũng như phục hồi toàn diện và bền vững. Cơ quan này cho rằng cần phải hành động để chấm dứt đại dịch và xóa bỏ những rào cản trong việc đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục và dinh dưỡng cho trẻ em. Bên cạnh đó, cần có các cách tiếp cận mới để ngăn ngừa và ứng phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng như nạn đói, biến đổi khí hậu và thiên tai... nhằm bảo vệ trẻ em.
Ngày 11/12 tới, UNICEF sẽ kỷ niệm 75 năm thành lập tổ chức này.
Chủ động ứng phó làn sóng dịch bệnh tiếp theo do biến thể mới Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới trong tuần qua đã chứng minh khá rõ nét thực tế rằng đại dịch vẫn chưa thể kiểm soát và thậm chí sẽ còn gây ra nhiều thách thức mới đối với con người. Trong khi thế giới đang khẩn trương tìm cách "giải mã" biến thể mới Omicron (đã được phát hiện và lây lan...