Omicron nổi lên ở Nhật, nghi do lính Mỹ làm phát tán
Thủ đô Tokyo và vùng Okinawa của Nhật Bản đang cân nhắc áp dụng biện pháp khẩn cấp, do số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh. Nếu áp dụng, nhà hàng, quán bar sẽ bị giới hạn thời gian hoạt động.
Khu kinh doanh dịch vụ ở Okinawa – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, số ca nhiễm COVID-19 tại vùng Okinawa đang tăng nhanh do biến thể Omicron và đây được xem là tâm của làn sóng dịch bệnh COVID-19 mới.
Số ca nhiễm ghi nhận ngày 5-1 ở Okinawa là 623 ca, tăng hơn gấp đôi so với hôm trước (225 ca), khiến nhà chức trách cân nhắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tại địa phương này. Kể từ tháng 8-2021, đây là lần đầu tiên số ca nhiễm cao như vậy tại Okinawa.
Okinawa, cách thủ đô Tokyo 1.500km về phía tây nam. Đây là nơi tập trung phần lớn (70%) cơ sở quân sự của Mỹ ở Nhật Bản. Các ổ dịch được phát hiện và các ca nhiễm biến thể Omicron liên quan đến lính Mỹ khiến chính quyền và người dân địa phương bức xúc.
Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cho biết Nhật Bản đang yêu cầu quân đội Mỹ thực hiện mọi nỗ lực để kiềm chế tình trạng lây nhiễm gia tăng.
Video đang HOT
Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 4-1, có tổng cộng 1.191 trường hợp biến thể Omicron được phát hiện ở Nhật Bản, trong đó, 479 trường hợp được xem là sự lây nhiễm cộng đồng.
Bộ trưởng Y tế Shigeyuki Goto xác nhận biến thể Omicron đang tăng nhanh ở một số khu vực nhưng ông cho rằng còn quá sớm để có thể khẳng định Nhật Bản đang trải qua làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ 6, mặc dù các đô thị lớn ở Nhật đang gia tăng về số ca nhiễm.
Theo Hãng tin Kyodo, ngày 5-1, Tokyo ghi nhận 390 ca nhiễm mới, tăng 151 ca so với ngày trước đó và là ngày có số ca nhiễm nhiều nhất trong 3 tháng qua.
Osaka có 244 ca nhiễm và cũng là ngày có số ca nhiễm cao nhất kể từ tháng 9-2021.
Trên cả nước, theo Đài NHK ngày 5-1, Nhật Bản ghi nhận khoảng 2.000 ca nhiễm mới, mức cao nhất kể từ tháng 9-2021.
Những nước rút ngắn thời gian tiêm mũi 3 vì biến chủng Omicron
Ngày càng nhiều nước rút ngắn thời gian tiêm mũi vaccine tăng cường do sự xuất hiện của biến chủng có khả năng lây lan nhanh Omicron.
Nhiều nước bắt đầu rút ngắn thời gian chờ tiêm mũi 3 vaccine Covid-19 nhằm đối phó với Omicron (Ảnh minh họa: Reuters).
Reuters cho biết, nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, từ đầu năm nay đã phê chuẩn tiêm vaccine Covid-19 mũi tăng cường với người đã tiêm đủ hai liều tiêu chuẩn. Theo đó, mũi vaccine thứ ba sẽ được tiêm sau mũi thứ hai 6 tháng.
Tuy nhiên, gần đây, do sự xuất hiện của Omicron - biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 được cho là dễ lây lan hơn, dễ né miễn dịch hơn, nhiều nước đã bắt đầu giảm khoảng cách giữa mũi thứ hai và thứ ba xuống còn 3-5 tháng.
Trong tháng này, Hàn Quốc, Anh và Thái Lan đã giảm thời gian chờ xuống còn 3 tháng. Bỉ cũng hạ xuống còn 4 tháng. Pháp, Singapore, Italy, Australia và đảo Đài Loan giảm xuống còn 5 tháng. Một số nước như Anh, Nam Phi, Đức vẫn duy trì khoảng thời gian chờ là 6 tháng.
Giới chức y tế Phần Lan đến nay mới khuyến nghị giảm thời gian chờ tiêm mũi tăng cường xuống 3 tháng nhưng chỉ với nhóm thuộc nguy cơ cao. Họ cho biết, họ không tin việc rút ngắn thời gian chờ tiêm mũi tăng cường cho tất cả các nhóm dân số có thể làm chậm được đà gia tăng của số ca nhập viện.
Tây Ban Nha và Lithuania đến nay cũng chỉ khuyến nghị tiêm vaccine tăng cường với người có hệ miễn dịch kém, người cao tuổi, người dễ tổn thương.
Trong khi đó, Ấn Độ vẫn chưa có quyết định về chiến dịch tiêm chủng tăng cường.
Tiêm vaccine mũi tăng cường được cho là cần thiết để đối phó Covid-19 đặc biệt là khi hiệu quả bảo vệ của vaccine giảm theo thời gian. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, việc tiêm vaccine tăng cường có thể chưa cần thiết với tất cả các nhóm dân số, hơn nữa, tiêm liều tăng cường quá sớm có thể làm giảm hiệu quả của vaccine.
"Nhìn chung với các vaccine phải tiêm nhắc lại, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động tốt hơn nếu có đủ thời gian", Tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia dịch tễ tại Đại học Dược Vanderbilt (Mỹ), cho biết.
Các nghiên cứu chỉ ra, mũi tăng cường trước mắt có thể làm tăng lượng kháng thể, nhưng các nhà khoa học cho rằng, mục tiêu của vaccine không chỉ là tạo ra kháng thể mà còn cả miễn dịch đặc hiệu qua tế bào lympho T nhằm ngăn chặn nguy cơ nhập viện do virus.
Các loại vaccine đa liều giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp nó có thời gian để điều khiển các hệ thống phòng thủ dự phòng. Luciano Borio, cựu chuyên gia của Cục Thực và Dược phẩm Mỹ, bình luận: "Ba tháng dường như có vẻ là khoảng thời gian quá ngắn".
Mỹ hiện chưa có kế hoạch điều chỉnh thời gian chờ tiêm mũi vaccine tăng cường, người phát ngôn Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ Kristen Nordlund cho biết. "Xét theo quan điểm miễn dịch, việc rút ngắn thời gian chờ xuống dưới 6 tháng không hợp lý", một quan chức y tế Arkansas cũng nói.
Trong khi đó, một số chuyên gia lập luận rằng, 6 tháng là khoảng thời gian chờ được xác định trước khi biến chủng Omicron xuất hiện. Dữ liệu mới thu thập chỉ ra rằng, khả năng miễn dịch được đo bằng lượng kháng thể đã bắt đầu giảm xuống 4 tháng sau mũi tiêm đầu tiên.
Nhiều nước tính thay đổi chiến lược "tiêm đầy đủ" vì Omicron Mỹ và nhiều nước đã phát đi tín hiệu rằng, định nghĩa tiêm vaccine đầy đủ có thể được mở rộng để bao gồm cả các mũi tăng cường, vì làn sóng lây lan của Omicron đang ngán đường phục hồi của thế giới. Các cơ sở công cộng, giải trí như bảo tàng, nhà hàng, rạp hát ở Mỹ đều yêu cầu...