Ôm túi nilon chứa 1,2 kg vàng đi qua biên giới
Ngày 4/7, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Khánh Bình, Cục Hải quan An Giang cho biết, vừa chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan bắt quả tang Tang Hour (SN 1982, sinh sống tại TP Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia vận chuyển trái phép 1,2 kg vàng biên giới.
Cụ thể, vào khoảng 8h40 ngày 1/8, Trạm kiểm soát liên hợp đường bộ Cửa khẩu Khánh Bình, đã chủ trì phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình và Công an huyện An Phú (tỉnh An Giang) phát hiện một người đàn ông khoảng 40 tuổi xách một túi nilon màu đen đi bộ vào đường dành cho phương tiện vận tải xuất cảnh mà không đi vào luồng dành cho hành khách xuất, nhập cảnh theo hướng từ Việt Nam về Campuchia.
Lưc lượng chức năng làm việc với Tang Hour.
Nhận thấy người đàn ông này có biểu hiện nghi vấn, nên lực lượng kiểm soát đã mời người này vào khu vực kiểm tra hành lý của Trạm kiểm soát liên hợp Cửa khẩu Khánh Bình để thực hiện thủ tục soi chiếu. Qua hình ảnh máy soi chiếu, phát hiện bên trong túi nilon có nhiều đồ vật bằng kim loại hình tròn.
Từ hình ảnh nghi vấn, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Khánh Bình đã mời người đàn ông mang theo túi hàng về trụ sở chi cục để kiểm tra trọng điểm. Kết quả kiểm tra phát hiện trong túi nilon có hơn 370 vòng kim loại màu vàng với trọng lượng khoảng hơn 1,2 kg. Kết quả giám định cho thấy, số kim loại này là vàng trị giá khoảng 1,4 tỷ đồng.
Khai nhận ban đầu với cơ quan Hải quan, người đàn ông này cho biết, tên là Tang Hour (SN 1982, sinh sống tại thành phố Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia),
Hiện vụ việc đã được Chi cục Hải quan cửa khấu Khánh Bình bàn giao đối tượng vận chuyển, hồ sơ, tang vật cho Công an tỉnh An Giang để tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc theo thẩm quyền.
Video đang HOT
Vì sao vẫn... vàng lậu?
Thời gian vừa qua, tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép vàng qua biên giới diễn biến khá phức tạp.
Các đối tượng đã sử dụng nhiều chiêu trò tuồn vàng vào nội địa, tập kết tại các tụ điểm ở những huyện, thị giáp biên để xóa ký hiệu cũ, in ký hiệu mới trước khi đưa đến các cửa hàng ở một số tỉnh thành tiêu thụ.
Mặc dù các cửa khẩu đều có lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ nhưng tại sao lượng vàng thỏi như những con voi vẫn chui lọt qua lỗ kim để len lỏi vào trong nước?
Những "lỗ hổng" của vàng
Ngày 1/4/2024, Viện KSND tối cao đã truy tố các bị can cầm đầu hai đường dây buôn lậu gồm: Nguyễn Thị Minh Phụng, sinh năm 1981 tại tỉnh Bình Định, Nguyễn Thị Kim Phượng, sinh năm 1985 tại tỉnh Tây Ninh cùng 22 bị can khác.
Cần kiểm soát chặt chẽ từ cửa khẩu để ngăn vàng lậu "thẩm thấu" vào nội địa.
Theo tài liệu, Nguyễn Thị Minh Phụng từng có thời gian làm nhân viên tiệm vàng, kinh doanh vàng bạc tự do, thu đổi ngoại tệ nên quen biết nhiều người kinh doanh lĩnh vực mua bán vàng tại TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Campuchia. Nhận thấy giá vàng trong nước luôn cao hơn một số nước xung quanh nên Phụng nảy sinh ý định thiết lập đường dây mua vàng ở nước ngoài rồi tuồn vào trong nội địa tiêu thụ. Sau thời gian thăm dò, nhận thấy khu vực Cửa khẩu Chàng Riệc, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh là cửa ngõ có thể dễ dàng vận chuyển ngoại tệ qua biên giới và nhận vàng đưa vào nội địa cất giấu, năm 2022, Phụng quyết định thiết lập đường dây buôn lậu.
Để phục vụ cho hoạt động của mình, Phụng lôi kéo thêm Nguyễn Thị Ngọc Giàu ở huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh và 21 đối tượng khác, hình thành mạng lưới, sau đó dựa vào năng lực, quan hệ của từng người để lắp ghép vào từng công đoạn được tổ chức chặt chẽ từ khâu mua, vận chuyển, cất giấu, thay đổi nhãn hiệu... cho đến tiêu thụ. Biết Nguyễn Thị Ngọc Giàu từng có quan hệ làm ăn buôn bán với nhiều người ở Campuchia, rành rọt đường đi nước bước nên Nguyễn Thị Minh Phụng thống nhất để cô ta tổ chức vận chuyển tiền thanh toán bằng USD từ Tây Ninh sang Campuchia và vận chuyển vàng thỏi 9999 do một số đầu mối ở bên kia biên giới mà Phụng đã móc nối từ trước về Tây Ninh để giao cho nhóm người của Phụng.
"Trùm" buôn lậu Nguyễn Thị Minh Phụng.
Được giao trọng trách, Giàu lập tức nhờ người thiết kế ngăn bí mật bên dưới những chiếc xe ba gác mà thường ngày cô ta vẫn cho người làm chở nước đá trong xưởng của mình ra biên giới giao cho mối hàng ở Campuchia.
Lợi dụng chính sách đối với cư dân biên giới cho phép các phương tiện thường xuyên qua lại cửa khẩu vì nhu cầu sinh hoạt không bắt buộc phải kiểm soát hải quan, trước khi bạn hàng mua nước đá ở Campuchia mang xe ba gác đến bãi ở khu vực biên giới trả cho Giàu để nhận xe đá mới, cô ta cho người âm thầm cất giấu vàng trong ngăn bí mật. Hàng ngày, Giàu thường giao cho con trai là Trần Thanh Thắng đến cửa khẩu Chàng Riệc, chạy xe ba gác của các đối tượng người Campuchia có chứa vàng được cất giấu trong ngăn bí mật về xưởng nước đá của mình tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Tại đây, các đối tượng mở ngăn bí mật của xe ba gác lấy các hộp vàng ra, sau đó Thắng bỏ túi chứa tiền mua vàng lậu lên xe rồi chất các túi đá lạnh lên xe ba gác và chạy xe ra cửa khẩu giao xe cho các đối tượng người Campuchia. Sau khi nhận được vàng, Giàu giao cho các đối tượng khác trong đường dây đi giao số vàng này hoặc trực tiếp giao vàng lậu cho khách hàng theo chỉ đạo của Phụng... Nhận thấy buôn lậu vàng thu lợi nhuận cao, Giàu còn hỗ trợ cho em gái mình là Nguyễn Thị Kim Phượng lập một đường dây riêng. Với những thủ đoạn tương tự, chỉ trong hơn hai tháng (từ 16/7 đến 28/9/2022), đường dây này đã vận chuyển trót lọt hơn 6 tấn vàng vào Việt Nam, đem bán cho các tiệm vàng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, thu lợi bất chính gần 20 tỷ đồng.
Quá trình mở rộng điều tra, cơ quan Công an đã xác định có những lỗ hổng ở ngoài cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho Phụng, Giàu, Phượng và các đối tượng dễ dàng tuồn vàng lậu vào trong nước và tiền ra nước ngoài.
Nguyễn Thị Kim Hạnh (Mười Tường) buôn lậu 51kg vàng và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Cụ thể, trong khung giờ hành chính, Đồn Biên phòng cửa khẩu Chàng Riệc có bố trí cán bộ phối hợp với lực lượng Hải quan, kiểm dịch trực kiểm soát tại khu vực cửa khẩu. Ngoài giờ hành chính (từ 17 giờ - 7 giờ sáng hôm sau), lực lượng Biên phòng chịu trách nhiệm gác trực đảm bảo an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại. Trong khung giờ này, người, phương tiện, hàng hóa không được qua lại cửa khẩu, trừ trường hợp bất khả kháng theo luật định.
Tuy nhiên, từ ngày 3/8/2022 đến 28/9/2022, trong khoảng thời gian từ 4 giờ 30 đến 5 giờ và 17 giờ hôm trước - 6 giờ hôm sau, Trần Thanh Thắng thường xuyên có hoạt động giao nhận xe có thùng hàng chở đá lạnh với một đối tượng người Campuchia tại khu vực barie số 1 cửa khẩu Chàng Riệc thuộc trách nhiệm trực kiểm soát của các cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu. Hành vi của các cán bộ nêu trên có dấu hiệu tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Xét thấy sai phạm này thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, vì vậy Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã chuyển toàn bộ hồ sơ tài liệu có liên quan đến Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Trước đó cơ quan Công an cũng đã khởi tố điều tra làm rõ "trùm" buôn lậu Nguyễn Thị Kim Hạnh (Mười Tường) buôn lậu 51kg vàng và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Trong vụ án này cũng đã phát hiện và xử lý một số cán bộ chức năng ở địa phương có liên quan "bảo kê" cho Mười Tường buôn lậu.
Đi tìm nguyên nhân?
Tại buổi tọa đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào sáng 25/1/2024, GS. TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho biết, vào năm 2012, vàng đang được coi như một phương tiện thanh toán, gần như là tiêu dùng vàng thay cho tiền; hầu như những quan hệ gì giá trị lớn là quy thành vàng. Đó là thời kỳ "vàng hóa nền kinh tế".
Thay đổi cơ chế độc quyền vàng miếng cũng là một biện pháp để hạn chế chênh lệch giá, giảm buôn lậu vàng.
Tình trạng đó gây lên hệ lụy như không bảo vệ giá trị đồng tiền; không thể quản lý được vấn đề xuất nhập khẩu và ngoại hối. Từ đó dẫn đến chuyện không thể quản lý được vấn đề tỉ giá, làm mất giá trị đồng tiền. Trong bối cảnh đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP nhằm hạn chế tình trạng "vàng hóa", dùng vàng để thay thế các công cụ thanh toán. Trong những năm qua, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP đã phát huy tác dụng khá tốt. Gần như chúng ta đã chấn chỉnh được tình trạng dùng vàng làm công cụ giao dịch.
Tuy nhiên đến nay, tình hình đã thay đổi rất nhiều. Về kinh tế vĩ mô, về quan hệ tài chính, tiền tệ, quan hệ quốc tế... có rất nhiều thay đổi, trong khi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP quy định Nhà nước là cơ quan độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, lấy thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia. Vàng ngoài độc quyền theo quy định cần sản xuất vẫn phải sản xuất, phải cung ra thị trường, nhưng trên thực tế hầu như không có chuyện sản xuất thêm vàng miếng.
Trong bối cảnh người dân luôn có tâm lý tích lũy vàng miếng để tránh rủi ro và khi cần sẽ chọn vàng SJC tin cậy nhất. Tuy nhiên khi cung không, cầu có thực đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu và không có chuyện liên thông trong xuất nhập khẩu vàng thì giá vàng trong nước cao, không thể nhập khẩu vàng để cân bằng và ngược lại. Vì vậy dẫn tới tình trạng giá vàng trên thế giới có thể tăng một chút nhưng trong nước tăng rất cao.
Khi giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch nhiều, tình trạng buôn lậu sẽ diễn ra bất chấp vì lợi nhuận cao. Buôn lậu tăng lên như thế, rõ ràng không thể nói chúng ta quản lý được tốt thị trường vàng, thất thu thuế, không tạo ra một thị trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng. Chính vì vậy, việc có thể cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất vàng miếng để đáp ứng nhu cầu của người dân, khi cung được tự do, được cạnh tranh bình đẳng, người dân tiếp cận vàng tích lũy sẽ dễ hơn, sẽ không còn tình trạng khan hiếm, giá tăng và buôn lậu cũng sẽ không tồn tại.
Ở cuộc họp đánh giá về Nghị định 24, Phó thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho rằng nghị định này ban hành từ năm 2012 đã làm thay đổi cục diện thị trường vàng, chống "vàng hóa" nền kinh tế khi độc quyền sản xuất vàng miếng thương hiệu SJC. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay NHNN chưa đấu thầu bán vàng miếng, tăng cung trên thị trường. Từ năm 2011 trở về trước, Việt Nam có vàng miếng SJC, Bông Lúa, PNJ, VJC, Bảo Tín... Các loại vàng miếng khác được dập ít hơn hẳn SJC, hao hụt dần và tự chấm dứt tồn tại. Khi NHNN quản lý bộ phận sản xuất vàng miếng của SJC thì đến lượt mảng dập vàng miếng của SJC ngừng hoạt động. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và quốc tế ở mức cao, có khi lên đến 20 triệu đồng/lượng.
Để giải quyết các vấn đề tồn tại, ông Phạm Thanh Hà đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng miếng, bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng SJC, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện. Việc xóa bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng phù hợp với kinh nghiệm quốc tế về quản lý thị trường vàng, tăng cung vàng miếng trên thị trường, giải quyết được vấn đề chênh lệch giá
Khởi tố vụ án, bắt thêm 6 đối tượng Liên quan đến vụ xe đầu kéo vận chuyển trái phép 23 lóng gỗ ở huyện biên giới Ia Grai (tỉnh Gia Lai) mà Báo CAND đã phản ánh, Công an tỉnh Gia Lai vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can 2 đối tượng vận chuyển gỗ và truy xét, bắt giữ thêm 6 đối tượng khác. Ngày 6/6, Cơ quan...