Ôm tiền về quê buôn đất, sốt giá tăng gấp 3 tháng kiếm đôi tỷ
Giá đất tại nhiều tỉnh thành bỗng chốc cao gấp 2-3 lần sau khi các đại gia bất động sản đổ bộ. Làn sóng các chủ đầu tư tiến về tỉnh lẻ đang ngày càng rầm rộ.
Đại gia bất động sản đổ về tỉnh lẻ
Từ 2017 đến nay, sốt đất nền không còn là độc tôn tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang,… mà đã sôi động trên hầu hết các vùng miền, lan tỏa cả đến những vùng xa hẻo lánh như Tây Nguyên, Tây Bắc,…
Theo báo cáo mới đây của JLL, một số nhà đầu tư và nhà phát triển đang chuyển hướng mở rộng dấu chân của họ tới các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh. Đơn cử, Novaland phát triển khu đô thị Aqua City tại xã Long Hưng, Biên Hòa, Đồng Nai. Tập đoàn Nam Long với dự án Đồng Nai Waterfront và khu đô thị Đại Phước Paragon rộng 45 ha thuộc đảo Đại Phước, Nhơn Trạch, Đồng Nai, được công ty thâu tóm từ năm ngoái.
Giá đất nhiều địa phương tăng mạnh
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhiều ông lớn đổ bộ. UBND tỉnh Kiên Giang vừa trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu đô thị biển Sonasea Kien Giang City tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cho Tập đoàn CEO. FLC chính thức khởi công Khu đô thị FLC La Vista Sadec tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, đánh dấu bước khởi đầu cho quá trình chinh phục các vùng đất phương Nam.Phát Đạt cũng không phải ngoại lệ, thậm chí doanh nghiệp này còn đang phát hành hàng nghìn tỉ đồng trái phiếu để bổ sung vốn cho dự án tại Quy Nhơn (Bình Định).
Ở khu vực Tây Nguyên, tập đoàn FLC mới khởi công Khu đô thị FLC Legacy Kon Tum, dự án đô thị cao cấp đầu tiên tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Với quy mô gần 18ha, dự án quy hoạch bài bản thành 2 phân khu chức năng bao gồm: hệ thống shophouse, shop boutique, tổ hợp chung cư và khách sạn 5 sao.
Video đang HOT
Trong khi đó, khu vực phía Bắc cũng sôi động không kém. Đơn cử tại Bắc Ninh, tuổi lớn trong ngành bất động sản như Vinhomes, HUD, FLC, Him Lam… đang phát triển một loạt dự án.
Thị trường bất động sản đất mỏ Quảng Ninh đã nóng lại càng nóng hơn. Sun Group, Vingroup, FLC, HD Mon Holdings, Bim Group, Tuần Châu,… đều không bỏ lỡ những cơ hội để tạo dựng dấu ấn của mình tại đây. Trong 2 năm qua, Quảng Ninh đã có hơn 100 dự án đầu tư BĐS, hàng loạt dự án mang tính trọng điểm.
Sau các đợt “sốt đất” cục bộ hồi đầu năm, giá đất ở nhiều địa phương đang được đẩy lên cao. Tình trạng này còn xuất hiện cả ở những tỉnh thành như Hưng Yên, Huế, Đông Hà (Quảng Trị), Phan Thiết (Bình Thuận), Đà Lạt (Lâm Đồng) hay Cần Thơ,…
Cú huýnh mới
Theo đánh giá của JLL, quỹ đất “sạch” và đã bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án nhà ở và thương mại trong khu vực trung tâm hoặc khu vực đã phát triển ngày càng khan hiếm, khiến cho việc tìm kiếm những cơ hội đầu tư bất động sản chất lượng cũng ngày càng khó khăn. Điều này lý giải nguyên nhân các đại gia bất động sản tìm miền đất mới.
Nhận định về thị trường, trao đổi với PV. VietNamNet, ông Đỗ Linh, Phó TGĐ Danko Group cho rằng, việc các đại gia BĐS chuyển về các tỉnh lẻ để phát triển dự án là xu hướng mới của thị trường đầu năm 2019.
Diện mạo các tỉnh có sự thay đổi mạnh mẽ
Trước bối cảnh thị trường BĐS các thành phố lớn ngày càng khan hiếm nguồn cung, nghiêm ngặt hơn trong chủ trương chấp thuận đầu tư; khó khăn từ dòng vốn tín dụng; giá đất bị đẩy cao và quỹ đất nội đô ngày càng hạn hẹp,… thì tâm điểm đầu tư chuyển dần sang các dự án ở các tỉnh lân cận, đặc biệt là các tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế, công nghiệp, đô thị hóa mạnh mẽ.
Ngoài ra, các khu vực đó cũng đang được Nhà nước đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông đô thị. Tại các tỉnh lẻ, ngày càng xuất hiện nhiều dự án phát triển nhà ở và có lượng giao dịch rất sôi động.
Theo ông Linh, xu hướng này sẽ giúp các tỉnh lẻ hình thành các khu đô thị mới đồng bộ về tiện ích, hạ tầng giao thông hiện đại, góp phần phát triển kinh tế khu vực. Đồng thời, làn sóng đầu tư này không chỉ góp phần cho sự phát triển BĐS tại các tỉnh lẻ, mà còn đóng góp cho sự phát triển chung về kinh tế – xã hội – văn hóa của tỉnh đó.
Thêm vào đó, thu nhập của người dân tỉnh lẻ cũng tăng cao hơn qua mỗi năm, việc phát triển BĐS sẽ đáp ứng nhu cầu của người dân, từ đó thu hút thêm nhà đầu tư và đa dạng hóa thị trường BĐS tỉnh. Còn cái được của doanh nghiệp là phát triển được thị trường mới, tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng và nâng cao uy tín, giá trị của doanh nghiệp.
Trong khi đó, các đơn vị địa phương cũng bày tỏ sự ảnh hưởng của các dự án bất động sản. Đánh giá cao tầm quan trọng và ý nghĩa của dự án, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, nhấn mạnh, dự án hoàn thiện sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển của thị trường bất động sản địa phương, thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ – du lịch.
Trước làn sóng này, nhiều chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo. Theo ông Nguyễn Văn Đính, nhu cầu của thị trường bất động sản phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế và tiềm năng của từng vùng, từng tỉnh và được phân bố hợp lý cho từng thời kỳ, từng giai đoạn sao cho phù hợp với chủ trương, kế hoạch, tiến độ, phát triển kinh tế của địa phương.
Tuy nhiên, nếu không được tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ khiến các nhà phát triển bất động sản đầu tư vượt cầu, tạo khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên, dễ dẫn đến khủng hoảng kinh tế cho doanh nghiệp, ngân hàng và cả nền kinh tế khu vực.
Theo Duy Anh
Vietnamnet
Tập đoàn FLC huỷ ngày ĐKCC thực hiện quyền mua cổ phiếu tỷ lệ 1.000:422, sẽ chọn ngày khác cho phù hợp
FLC đề nghị VSD huỷ ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu là ngày 20/8/2019 như đã thông báo trước đó.
Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có công văn gửi Trung tâm lưu ký chứng khoán VSD và Sở GDCK TP.HCM về việc huỷ ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền mua cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 42,2%.
Theo đó, FLC đề nghị VSD huỷ ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu là ngày 20/8/2019 như đã thông báo trước đó.
Lý do xin huỷ ngày đăng ký cuối cùng, theo công bố của FLC là để thay đổi ngày đăng ký cuối cùng và thời gian phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để phù hợp với tình hình thực tế và hoạt động của công ty. FLC sẽ thông báo về ngày đăng ký cuối cùng mới để thực hiện quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu ngay khi có quyết định mới của HĐQT.
Trước đó, FLC công bố chào bán gần 300 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ chào bán 42,2% tức mỗi cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ có quyền mua thêm 422 cổ phiếu phát hành thêm.
Với mức giá chào bán bằng mệnh giá, Tập đoàn FLC có thể thu về gần 3.000 tỷ đồng nếu việc phát hành thực hiện thành công. Hiện tập đoàn có vốn điều lệ xấp xỉ 7.100 tỉ đồng, nếu phát hành thành công, FLC sẽ là tập đoàn tư nhân có vốn điều lệ lên đến 10.100 tỷ đồng tương ứng trên 1 tỷ cổ phần lưu hành.
Toàn bộ số tiền gần 3.000 tỷ đồng dự kiến thu được từ đợt phát hành thêm sẽ được dùng để bổ sung vốn lưu động của Tập đoàn và thực hiện một số dự án bất động sản, tăng vốn điều lệ cho công ty con là Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) từ 1.300 lên 2.000 tỉ đồng...
Hải An
Theo Trí thức trẻ
Tập đoàn FLC sắp sửa chào bán gần 300 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ thêm 3.000 tỷ đồng Việc chào bán cổ phiếu lần này được Tập đoàn FLC thực hiện ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp vào ngày 5/8 vừa qua. Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa công bố chào bán gần 300 triệu cổ...