‘Ốm nằm viện, Tướng Đồng Sỹ Nguyên vẫn hỏi Binh đoàn dạo này thế nào’
Khi ốm phải nằm viện, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên vẫn dành sự quan tâm đến tình hình hoạt động của Binh đoàn 12 (tiền thân là Đoàn 559).
“Dù đã về hưu nhưng ông luôn quan tâm đến Binh đoàn. Lúc ốm phải nằm viện, ông vẫn hỏi đơn vị dạo này thế nào”, Thiếu tướng Đào Văn Tân, nguyên Chính uỷ Binh đoàn 12 ( Bộ Quốc phòng) mở đầu câu chuyện khi chia sẻ về Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.
Dấu ấn trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại
Thiếu tướng Đào Văn Tân kể, trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào thời kỳ cam go quyết liệt nhất, đòi hỏi sức người, sức của lớn nhất cho chiến trường miền Nam, tháng 1/1967, Quân uỷ TƯ, Bộ Quốc phòng điều ông Đồng Sỹ Nguyên về làm Tư lệnh đoàn 559 (Bộ Tư lệnh Trường Sơn).
Thiếu tướng Đào Văn Tân, nguyên Chính uỷ Binh đoàn 12
Với nhãn quan chiến lược của người từng trải, ông Đồng Sỹ Nguyên chủ động đề xuất với tập thể Đảng uỷ Bộ Tư lệnh không lấy phòng tránh là chính như trước đây, thay vào đó phải “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”. Tất cả các lực lượng phải tập trung bám đường, bám trọng điểm.
“Chủ trương mới do ông Đồng Sỹ Nguyên đề xuất đã được bộ đội Trường Sơn hưởng ứng trên khắp chiến trường.
Với mạng lưới phòng không nhiều tầng của ta, máy bay địch bay thấp thì bị súng bộ binh của ta tiêu diệt, bay cao thì bị cao xạ pháo bắn hạ. Nhiều máy bay của địch đã bị tiêu diệt.
Thiếu tướng Đào Văn Tân xem lại những bức ảnh ông chụp cùng Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên
Từ tư tưởng của ông Đồng Sỹ Nguyên, có nhiều đồng chí dùng súng đại liên thôi nhưng lên các điểm cao phục để bắn máy bay địch đi bên dưới. Rồi còn có người dũng cảm trèo lên cây cao để bắn”, ông Tân kể.
Thời đó, ông Đào Văn Tân đang hoạt động ở Sư đoàn cơ động chiến đấu, không ở Bộ Tư lệnh Trường Sơn, nhưng vẫn luôn nghe danh về vị Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên là người rất dũng cảm, mưu trí để mở tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.
Nhờ đó, từ năm 1967 trở đi, số lượng hàng hoá, vũ khí đạn dược, nhu yếu phẩm vận chuyển vào miền Nam được gấp nhiều lần so với các năm trước.
Tư tưởng của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là tư tưởng lớn, tầm nhìn quốc gia.
Đó là 1 vị tướng biết chỉ huy chiến đấu giỏi, trên cơ sở trận nào ông cũng chủ động đề ra nhiều sáng kiến và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Video đang HOT
Trung tuong Đong Sy Nguyên (trái) đi kiem tra tuyen đuong Truong Son. Ảnh tư liệu
Vị tướng ân cần, gần gũi
Ông Đồng Sỹ Nguyên cũng là người sâu sát với cấp dưới. Khi là Tư lệnh, ông vẫn thường xuyên chú ý đến bữa ăn của anh em hay có lúc ra mặt đường để kiểm tra, động viên mọi người đang làm nhiệm vụ.
Khi về công tác tại Binh đoàn 12 và giữ chức vụ Chính uỷ, Thiếu tướng Đào Văn Tân có nhiều cơ hội gặp gỡ Tướng Đồng Sỹ Nguyên hơn, dù khi đó ông đã nghỉ hưu.
“Ông rất ân cần, gần gũi và quan tâm đến cấp dưới, không quan cách gì cả, khi gặp nhau chúng tôi nói chuyện rất thoải mái.
Lúc tôi tới báo cáo với ông chuyện đơn vị, dù đã về hưu nhưng ông luôn luôn quan tâm đến Binh đoàn 12 là đơn vị làm ăn thế nào, kinh tế có phát triển không, đơn vị ổn định không, có khó khăn gì.
Lãnh đạo Binh đoàn 12 tới thăm, chúc Tết Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên năm 2009 (Thiếu tướng Đào Văn Tân đứng ngoài cùng bên phải)
Những lần về thăm Binh đoàn, ông vẫn luôn nhắc đơn vị rằng, bao giờ làm việc cũng phải đúng luật pháp, xây dựng Binh đoàn phải quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, phát triển Binh đoàn trên cơ sở mọi người có đồng lương khá.
Cho đến lúc ốm nằm ở bệnh viện, ông vẫn hỏi đơn vị dạo này thế nào”, ông Tân chia sẻ và cho hay, Tướng Đồng Sỹ Nguyên được xem như là người anh cả của bộ đội Trường Sơn.
Nguyên Chính uỷ Đào Văn Tân nói: “Đối với chúng tôi là thế hệ đi sau, dù có những lúc cam go và khó khăn nhất trong xây dựng kinh tế nhưng Binh đoàn luôn phát huy truyền thống của thế hệ đi trước, đặc biệt là bác Đồng Sỹ Nguyên, để khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Theo Vietnamnet
Tướng Đồng Sỹ Nguyên sống giản dị, đậm chất "người lính cụ Hồ"
Mấy tháng trước chúng tôi có qua nhà thăm tướng Đồng Sỹ Nguyên, bác còn hứa kỷ niệm 60 năm ngày Truyền thống Bộ đội Trường Sơn này sẽ thu xếp đến dự và thăm bảo tàng.
Vậy mà giờ chưa kịp đến ngày bác đã ra đi...", bà Hoàng Oanh, Phó giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh chia sẻ với Dân Việt.
Chiều qua (4.4), chúng tôi tìm về Bảo tàng đường Hồ Chí Minh, lúc này có hàng trăm học sinh của Trường TH Trung Liệt đang đến tham quan. Tiếp chúng tôi, bà Hoàng Oanh - Phó Giám đốc Bảo tàng không giấu được nỗi buồn khi nhận được tin Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên vừa trút hơi thở cuối cùng.
"Khi nãy chúng tôi đang tập văn nghệ để chuẩn bị biểu diễn chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn thì nhận được tin bác (Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - PV) mất. Nghe tin này mọi người đều lặng đi... ", bà Oanh mở đầu câu chuyện.
Cán bộ Bảo tàng đường Hồ Chí Minh Nguyễn Hải Bình giới thiệu và kể những câu chuyện về tướng Đồng Sỹ Nguyên ở Trường Sơn. Ảnh. T.An
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, sinh năm 1923, nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ GTVT, nguyên Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, đã từ trần vào hồi 11 giờ 42 phút ngày 4.4.2019. Năm 2015, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên gửi đơn đến UBND tỉnh Quảng Trị mong muốn sau khi từ trần được an nghỉ ở khu đồi Văn Bia, nghĩa trang Trường Sơn cùng với những đồng đội của mình và UBND tỉnh này đã đồng ý.
Là người gắn bó với Bảo tàng đường Hồ Chí Minh ngay từ khi được thành lập (1995), bà Hoàng Oanh đã nhiều lần chứng kiến Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đến thăm và tham quan bảo tàng. Cách đây khoảng 4 tháng, bà vinh dự cùng nhiều người khác có dịp đến thăm Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tại ngôi nhà riêng trên phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội.
Với bà Oanh, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đúng là vị tướng của Trường Sơn, luôn chân tình, mộc mạc và chủ động làm mọi thứ. Đặc biệt, bản chất người lính cụ Hồ với lối sống chuẩn mực; tinh thần quyết chiến quyết thắng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hiểm nguy; luôn gan dạ dũng cảm kiên cường mưu trí và sáng tạo; tính kỷ luật tự giác nghiêm minh... đã ngấm sâu vào trong con người của vị tướng Trường Sơn năm xưa.
"Mấy tháng trước chúng tôi có qua thăm bác, mọi người trò chuyện rất vui vẻ, lúc về bác còn tặng chiếc la bàn và ống nhòm gắn liền với năm tháng chiến đấu ở Trường Sơn của bác cho Bảo tàng. Bác còn hứa kỷ niệm 60 năm ngày Truyền thống Bộ đội Trường Sơn này sẽ thu xếp đến dự và thăm bảo tàng. Vậy mà giờ chưa kịp đến bác đã ra đi...", bà Oanh xúc động.
Chiếc ống nhòm của tướng Đồng Sỹ Nguyên sử dụng trong những ngày chiến tranh gian khổ ở Trường Sơn được chính Trung tướng tặng bảo tàng đường Hồ Chí Minh gần đây. Ảnh: T.An
Dẫn chúng tôi đi tham quan bảo tàng, cán bộ Bảo tàng đường Hồ Chí Minh Nguyễn Hải Bình giới thiệu, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh được thành lập ngày 13.7.1995 trên cơ sở của Bảo tàng Trường Sơn trong những năm chiến tranh.
Đây được coi là đường Trường Sơn thu nhỏ. Và Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là người hiểu rõ, sâu sắc nhất về Trường Sơn - về những năm tháng gian khổ "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước".
Tại bảo tàng, mọi người sẽ chứng kiến những khoảnh khắc của tướng Đồng Sỹ Nguyên - Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, một trong những người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng Đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, đưa con đường vận tải chiến lược này thành một trong những mấu chốt thành bại trong chiến tranh.
Nữ cán bộ bảo tàng kể, đến giờ mọi người vẫn truyền tai nhau những câu chuyện về tướng Đồng Sỹ Nguyên với Trường Sơn. Ví như, khi mới vào nhận nhiệm vụ tại Trường Sơn, tướng Đồng Sỹ Nguyên nghe cán bộ, chiến sỹ kể lại việc vận chuyển rất khó khăn, máy bay địch thường xuyên ném bom làm hỏng đường, hỏng xe, mỗi lúc thấy máy bay địch ném bom mọi người lại phải chạy tìm nơi ẩn nấp.
Tướng Đồng Sỹ Nguyên có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và mở rộng đường Trường Sơn - nay là đường Hồ Chí Minh.
Lúc này tướng Đồng Sỹ Nguyên chỉ đạo toàn bộ lực lượng chỉ huy đang đóng ở sâu trong rừng, ở những địa điểm an toàn phải ra những trọng điểm - nơi địch thường xuyên ném bom ác liệt nhất để trực chốt trực tiếp thấy được những khó khăn để tìm cách khắc phục chỉ đạo anh em chiến sỹ làm nhiệm vụ tốt nhất.
Hay như, khi nhìn thấy anh em chiến sỹ dùng cành cây để hạn chế trơn trượt khi trời mưa nhưng cách này khiến lốp xe bị hỏng nhanh, tướng Đồng Sỹ Nguyễn đã đề nghị phải "làm con đường bằng đá" để anh em lái xe đi an tâm hơn.
"Có thể nói tướng Đồng Sỹ Nguyên là linh hồn của Trường Sơn. Chính từ những đóng góp thiết thực, chính xác của tướng Đồng Sỹ Nguyên mà đường Trường Sơn được mở rộng, trở thành tuyến đường huyết mạch, an toàn chi viện cho toàn miền Nam đến khi giải phóng, thống nhất đất nước", bà Bình nhấn mạnh.
Một số hình ảnh tư liệu về nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đồng Sỹ Nguyên khi còn ở cương vị Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn - chịu trách nhiệm vận hành đường mòn Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (đứng đầu bàn) cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ tư lệnh miền và tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên (đứng, cầm cây chỉ bản đồ) bàn kế hoạch tác chiến chuẩn bị chiến dịch đường 9 Nam Lào, tháng 9-1970.
Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên - Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn thăm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn vận tải 101 thuộc Tiểu đoàn 3 trong một chiến dịch vận chuyển, mùa khô năm 1970-1971.
Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên (đội mũ vải) nghe báo cáo về kế hoạch triển khai tuyến xăng dầu khu vực 471.
Binh Đoàn Trường Sơn có lịch sử xây dựng và chiến đấu kéo dài 16 năm thì tướng Đồng Sỹ Nguyên có hơn 8 năm trên cương vị là tư lệnh.
Trong thời gian tướng Đồng Sỹ Nguyên làm tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559), đường Trường Sơn từ một con đường mòn nhỏ trở thành một tuyến giao thông vận tải chiến lược với cả hệ thống đường được mệnh danh là "trận đồ bát quái xuyên rừng rậm". Con đường này lúc cao điểm có hơn 12 vạn binh sĩ, trong đó có hơn một vạn là lực lượng thanh niên xung phong, phiên chế thành tám sư đoàn và một sư đoàn cao xạ tên lửa phối thuộc.
Con "đường mòn" vĩ đại ấy cuối cùng có tới 14 tuyến với 20.000 km đường bộ, 800 km đường kín, 1.500 km đường rải đá, 200 km đường nhựa, 1.500 km đường ống xăng dầu, 1.350 km cáp thông tin, 3.800 km đường giao liên, 500 km đường sông.
Không chỉ là vị tướng tài ba và có tầm nhìn sắc sảo, tướng Đồng Sỹ Nguyên còn là một vị chỉ huy có tâm, có tình thương yêu đồng chí, đồng đội tha thiết. Ông hiểu hơn ai hết nỗi khát khao cháy bỏng của những người mẹ, người cha đã hiến dâng những người con thân yêu cho Tổ quốc là được chăm lo mộ chí cho người đã khuất.
Từ cuối năm 1974, kế hoạch xây dựng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn đã được ông vạch ra. Ông chỉ thị cho các cơ quan chuyên môn dành thời gian để thiết kế, xây dựng nghĩa trang. Và tháng 3.1975, ông là người đầu tiên động thổ xây dựng Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, điểm đến thường xuyên đối với thân nhân và đồng đội tri ân các liệt sĩ.
Theo Danviet
Món quà vô giá của Tướng Đồng Sỹ Nguyên nơi "Trường Sơn thu nhỏ" Tại Bảo tàng đường Hồ Chí Minh hiện nay còn lưu giữ rất nhiều hình ảnh liên quan đến Tướng Đồng Sỹ Nguyên và bộ đội Trường Sơn. Đặc biệt, mới đây Bảo tàng rất vinh dự được Tướng Đồng Sỹ Nguyên trao tặng một bảo vật vô cùng quý giá. Đó là chiếc ống nhòm những ngày Tướng Đồng Sỹ Nguyên tham...