Olympus từ bỏ mảng kinh doanh máy ảnh, bán lại cho công ty đã từng mua VAIO
Olympus chính thức bán mảng kinh doanh máy ảnh cho Japan Industrial Partners (JIP), công ty đã từng mua lại bộ phận máy tính VAIO của Sony.
Mặc dù trước đây vẫn luôn phủ nhận những tin đồn về việc sẽ từ bỏ mảng kinh doanh máy ảnh, hôm nay Olympus đã chính thức bán mảng kinh doanh này cho Japan Industrial Partners (JIP), công ty đã từng mua lại bộ phận máy tính VAIO của Sony. Sau khi bán mảng kinh doanh máy ảnh, Olympus sẽ chỉ tập trung vào mảng thiết bị hình ảnh công nghiệp và bộ phận y tế.
Olympus cho biết họ đã cố gắng tái cấu trúc, giảm chi phí, tập trung vào những sản phẩm ống kính đem lại lợi nhuận cao và thực hiện nhiều giải pháp nhằm tồn tại trong thị trường máy ảnh kỹ thuật số. Tuy nhiên, những nỗ lực đó không đem lại thành công, mảng kinh doanh máy ảnh của Olympus đã thua lỗ liên tiếp trong 3 năm gần đây nhất.
Hiện tại số phận của mảng kinh doanh máy ảnh của Olympus dưới tay JIP vẫn chưa rõ sẽ ra sao. Nhưng, Olympus cho biết rằng JIP sẽ làm cho mảng kinh doanh này trở nên gọn nhẹ hơn và hiệu quả hơn, giống như đã từng làm với VAIO.
Điều đó đồng nghĩa với việc JIP vẫn sẽ bán những chiếc máy ảnh hiện tại và tiếp tục phát triển những chiếc máy ảnh Olympus mới. Nhưng có thể sẽ hạn chế trong một thị trường nhất định, để đem lại hiệu quả cao nhất. Rất có thể đó sẽ là thị trường Nhật Bản, giống như số phận của những chiếc máy tính VAIO.
Microsoft mua lại công ty khởi nghiệp về an ninh mạng
Với việc mua lại CyberX, Microsoft sẽ có được công nghệ bổ sung để giám sát phần cứng của công ty như máy ảnh, điện thoại và hệ thống kiểm soát công nghiệp các lỗ hổng bảo mật.
Ảnh: Reuters
Microsoft hôm 22.6 cho biết đã mua lại CyberX, công ty khởi nghiệp về an ninh mạng tập trung vào các thiết bị công nghiệp được kết nối internet. Hiện điều khoản chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa được tiết lộ, nhưng theo một báo cáo từ tờ Globes của Israel hồi tháng trước, Microsoft đã đàm phán để trả 165 triệu USD cho thương vụ này.
Trong những năm gần đây, Microsoft đã trở nên quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý hệ thống Internet vạn vật (IoT). Năm 2018, ông lớn công nghệ Mỹ công bố cam kết chi 5 tỉ USD cho IoT trong vòng bốn năm. Microsoft năm ngoái cũng đã mua Express Logic, công ty chuyên xây dựng hệ điều hành cho các thiết bị được kết nối. Hiện Microsoft cung cấp các sản phẩm bảo mật trên một số danh mục, bao gồm phần mềm chống virus và dịch vụ bảo mật cho việc sử dụng các ứng dụng đám mây.
Mua lại CyberX sẽ giúp Microsoft có được công nghệ bổ sung để giám sát phần cứng của công ty. Ngoài ra, tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ hy vọng sẽ tích hợp CyberX với các dịch vụ khác của mình, bao gồm Azure Sentinel, hệ thống quản lý sự kiện và thông tin bảo mật (SIEM) dựa trên nền tảng đám mây và trí tuệ nhân tạo, để chống lại các mối đe dọa về bảo mật.
"CyberX sẽ bổ sung khả năng bảo mật cho Azure Sentinel và mở rộng sang các thiết bị hiện có được sử dụng trong IoT công nghiệp, công nghệ vận hành và các bối cảnh công nghệ hạ tầng. Với CyberX, khách hàng có thể khám phá các tài sản IoT hiện có của mình và quản lý, cải thiện bảo mật của các thiết bị đó. Khách hàng cũng có thể xem bản đồ kỹ thuật số của hàng ngàn thiết bị trong nhà máy hoặc tòa nhà, và thu thập thông tin về hồ sơ tài sản, cũng như các lỗ hổng bảo mật của họ", Michal Braverman-Blumenstyk và Sam George, hai phó chủ tịch của Microsoft, viết trong một bài đăng trên blog.
Theo dữ liệu của LinkedIn, CyberX được thành lập vào năm 2013 và có trụ sở tại Waltham, Massachusetts (Mỹ), với hơn 150 nhân viên. Trang Crunchbase cho biết công ty khởi nghiệp này đã từng huy động được khoảng 47 triệu USD từ các nhà đầu tư như Qualcomm và Norwest Venture Partners.
Apple và nhiều công ty Mỹ đau đầu vì một đạo luật Một đạo luật mới được chính phủ Mỹ ban hành có thể đe dọa đến hoạt động kinh doanh của nhiều công ty công nghệ. Những công ty thuộc ngành hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin, sản xuất xe hơi và rất nhiều ngành công nghiệp khác tại Mỹ đang gấp rút chuẩn bị cho ngày 13/8, thời điểm mà Đạo...