Olympus – đỉnh vinh quang của 12 vị thần
Trong thuần thoại cổ xưa, núi Olympus là nhà của 12 vị thần, những người xuất hiện trong điện thờ của người Hy Lạp.
Núi Olympus là đỉnh núi cao nhất của Hy Lạp với độ cao 2.918 m. Do chân núi nằm gần như ngang với mực nước biển, nên nó được xếp vào danh sách ngọn núi cao bậc nhất tại châu Âu.
Ngày nay, du khách khi tới Hy Lạp, đỉnh núi thiêng này là một trong những điểm đến họ thường mong muốn ghé thăm, bên cạnh các địa điểm du lịch nổi tiếng khác.
Nhiều người ngày nay vẫn tin rằng đỉnh Olympus là nơi cư ngụ của các vị thần. Họ sống trong các cung điện bằng pha lê, trên các đám mây. Ảnh: Greeceturkeytours.
Theo Greekmythology, nơi đây được biết đến là chốn ở của 12 vị thần – những vị thần chính trong điện thờ của người Hy Lạp. Các vị thần Olympus giành quyền thống trị sau khi Zeus (thường gọi là thần Dớt) lãnh đạo và chiến thắng trong cuộc đấu với các Titan.
Theo thần thoại Hy Lạp, 12 vị thần được nêu tên trên đỉnh Olympus này là Zeus, Hera (nữ thần hôn nhân và gia đình), Poseidon (thần biển), Demeter (nữ thần sinh sản), Athena (thần trí tuệ), Hestia (nữ thần lửa và gia đình), Apollo (thần ánh sáng), Artemis (nữ thần săn bắn), Ares (thần chiến tranh), Aphrodite (thần tình yêu), Hephaestus (thần thợ rèn) và Hermes (người đưa tin cho các thần). Sau này, Dionysus (thần rượu, tiệc tùng và hoan lạc) thế chỗ cho Hestia.
Video đang HOT
Tuy nhiên danh sách này không cố định. Tùy từng thời điểm lịch sử và địa điểm khác nhau, người ta thay thế một số vị thần bằng những cái tên khác. Ví dụ như ở đảo Koss, Heracles (còn gọi là dũng sĩ Héc-quyn) và Dionysus được đưa vào danh sách nhưng Ares, Hephaestus thì không. Hebe, Helios, Cupid, Selene, Persephone cũng là những vị thần quan trọng, đôi khi được kể vào nhóm 12 vị thần sống trên đỉnh Olympus.
Hades (thần cai quản địa ngục) thường không nằm trong danh sách này. Ông không có vị trí trong thần điện của người Hy Lạp bởi phần lớn thời gian Hades sống ở âm phủ.
Đỉnh cao nhất trên núi này là Mitikas và cũng là đỉnh cao nhất tại Hy Lạp. Ảnh: En.
Platon, nhà triết học lừng danh thời Hy Lạp cổ đại liên hệ 12 vị thần đỉnh Olympus với 12 tháng trong năm, và đề nghị tháng cuối cùng đặc biệt vinh dự dành riêng cho Hades và những người đã khuất.
Với bề dày lịch sử và truyền thuyết mang trong mình, Olympus là ngọn núi mà không ít du khách khao khát muốn khám phá. Nhiều người cho biết, họ muốn được trèo lên đỉnh của Olympus để phần nào cảm nhận được cuộc sống của các vị thần trước kia.
Núi cũng được biết đến với hệ động thực vật phong phú với 32 loài thú, 108 loại chim, nhiều bò sát và các loài rắn, côn trùng, bướm. Nhờ tầm quan trọng của nó mà đây cũng là ngọn núi đầu tiên được pháp luật Hy Lạp bảo vệ.
Theo VNExpress
Chiến hạm Mỹ chết yểu vì chạy nhanh hơn ngư lôi
Có thể chạy với tốc độ 90km/h, tuy nhiên chiến hạm cánh ngầm lớp Pegasus của Hải quân Mỹ đã chết yểu vì nguyên nhân không ngờ.
Vào những năm 1970, Hải quân Mỹ cần có những chiếc tàu tuần tra mang tên lửa, nhanh nhẹn, được vũ trang hạng nặng. Đây là nguyên nhân để lớp tàu chiến cánh ngầm lớp Pegasus ra đời. Các tàu này có lượng choán nước chỉ 255 tấn, dài 40 m, ngang rộng nhất 8,5 m, điều khiển bởi 4 sĩ quan và 17 thuỷ thủ.
Theo thông tin được Hải quân Mỹ tiết lộ, khi di chuyển bình thường, tàu Pegasus dùng 2 động cơ diesel Mercedes-Benz (3.200 mã lực), tạo nên sức đẩy 12 mã lực cho 1 tấn tải trọng, giúp tàu đạt tốc độ 22,2 km/h.
Khi các cánh ngầm bên dưới thân được bung ra, động cơ turbin khí General Electric LM2500 được khởi động, tạo sức đẩy đến 70 mã lực/tấn, khiến tàu cánh ngầm chiến đấu Pegasus lao đi với tốc độ gần 90 km/h! Tốc độ này được cho rằng nhanh hơn cả nhiều loại ngư lôi hiện đại ngày nay.
Chiến hạm cánh ngầm Pegasus của Hải quân Mỹ.
Và đương nhiên tốc độ này nhanh hơn hẳn các tàu chiến của Hải quân Mỹ lúc đó, kể cả tàu có tốc độ nhanh nhất thời đó chỉ khoảng 61 km/h.
Mặc dù có kích thước khá khiêm tốn nhưng chiến hạm cánh ngầm Pegasus có hoả lực đáng nể, gồm 1 pháo 76 mm bắn nhanh ở mũi tàu (bắn 80 phát/phút với khoảng cách bắn xa gần 8 km), khoang phía sau có dàn phóng gồm 8 quả tên lửa diệt hạm Harpoon loại UGM-84, có thể bắn trúng tàu chiến đối phương ở khoảng cách 120 km.
Tính đến khi bị loại biên toàn bộ đã có 6 tàu cánh ngầm lớp Pegasus được đóng cho Hải quân Mỹ, gồm Pegasus, Hercules, Taurus, Aquilla, Aries và Gemini, mỗi tàu đều có khả năng đánh chìm tàu chiến lớn của đối phương.
Mặc dù sở hữu hỏa lực mạnh cùng tốc độ siêu nhanh nhưng số phận lớp chiến hạm này sớm kết thúc khi Hải quân Mỹ nhanh chóng nhận ra khả năng hạn chế của lớp tàu này.
Nguyên nhân đầu tiên là các tàu Pegasus không thể hoạt động với các tàu khác của hạm đội, ví dụ không thể dò tìm và săn tàu ngầm, bắn hạ máy bay địch, hoặc làm tất cả những điều khác mà các khu trục hạm, hộ tống hạm có thể làm.
Pegasus được đánh giá là lớp chiến hạm rất độc đáo, nhưng những khả năng tác chiến của nó, kể cả năng lực phóng tên lửa diệt hạm thì Hải quân Mỹ có hàng trăm tàu có khả năng như thế với hoả lực hùng hậu hơn.
Vì vậy, tàu cánh ngầm chiến đấu chỉ được coi là một thành công về mặt kỹ thuật và cuối cùng, tất cả sáu tàu Pegasus chỉ được dùng vào các hoạt động chống ma túy và thậm chí phục vụ cho lần Mỹ can thiệp vào Grenada. Toàn bộ số chiến hạm này được nghỉ hưu vào giai đoan cuối Chiến tranh lạnh.
Theo Báo Đất Việt
Hiện trường vụ xả súng tại trung tâm mua sắm ở Đức Cảnh sát vũ trang được điều tới hiện trường ngay sau khi một vụ xả súng xảy ra ở trung tâm mua sắm Olympia tại Munich. Ít nhất 3 người đã thiệt mạng. Hình ảnh được cho là của nghi phạm vụ nổ súng tại trung tâm mua sắm Olympia. Ảnh: Twitter/Daily Mail Một người đàn ông đang nằm trên mặt đất với...