Olivier Giroud tố đồng đội ích kỷ, tuyển Pháp lục đục nội bộ trước Euro 2020
Tuyển Pháp vừa bị dội gáo nước lạnh khi Giroud công khai bóng gió chỉ trích đồng đội không chịu chuyển bóng cho anh ở trận thắng Bulgaria.
Sóng gió vừa nổi lên ở hậu trường tuyển Pháp. Sau trận thắng Bulgaria với tỷ số 3-0, tiền đạo Olivier Giroud bất ngờ lên tiếng, bóng gió chỉ trích đồng đội không chuyền bóng, dù anh cố gắng chạy chỗ đến vị trí thuận lợi.
“Có vài lần tôi di chuyển mà quả bóng không đến. Không phải lúc nào tôi cũng có quyết định hợp lý, nhưng tôi luôn nỗ lực đưa ra giải pháp tốt nhất trong vòng cấm. Có người nói là không thấy tôi hoạt động nhiều sau khi vào sân, nhưng có lẽ đấy là bởi toàn đội đáng ra phải phối hợp tốt hơn”, Giroud chia sẻ với phóng viên LEquipe.
Giroud ám chỉ ai?
Theo Nation France Football News, Kylian Mbappe rất tức giận sau phát biểu của Giroud. Ngôi sao tuyển Pháp yêu cầu họp đội để làm cho ra nhẽ vấn đề.
Giroud cho rằng anh không được nhận được đường chuyền.
Phản ứng của Mbappe gần giống trường hợp của Lionel Messi tại Barcelona vào tháng 2/2020. Sau khi HLV Ernesto Valverde bị sa thải, cựu giám đốc kỹ thuật Barcelona, ông Eric Abidal, nói trên báo giới về việc cầu thủ Barca có thái độ hời hợt, chống đối trong các buổi tập của Valverde.
Abidal mang chuyện nội bộ Barca lên mặt báo, nhưng không chỉ đích danh cầu thủ mà chỉ nói nửa vời. Điều này khiến Messi tức giận. Anh yêu cầu Abidal phải nói cụ thể cái tên ông muốn đề cập, thay vì ám chỉ, khiến nội bộ Barca bị chỉ trích là thiếu đoàn kết. Abidal bị sa thải không lâu sau đó.
Cơn giận của Mbappe trước phát ngôi của Giroud là có lý do. Chân sút của Chelsea bóng gió phơi bày chuyện nội bộ tuyển Pháp khi EURO 2020 chỉ còn 2 ngày nữa là khởi tranh. Sau đây 5 ngày, tuyển Pháp sẽ đá trận ra quân trước Đức trên sân Allianz Arena.
Nằm ở bảng đấu tử thần cùng Đức, Bồ Đào Nha và Hungary, Pháp buộc phải chơi với 100% khả năng để vượt qua vòng bảng. Có lực lượng chất lượng và giàu kinh nghiệm, Pháp được đánh giá là ứng viên vô địch. Tuy nhiên, mầm mống mâu thuẫn nội bộ có thể vùi dập bất cứ đội tuyển nào.
Mbappe yêu cầu Pháp họp nội bộ vì phát ngôn của Giroud.
Ở trận thắng Bulgaria, Giroud vào sân thay Karim Benzema ở phút 41. Anh ghi cú đúp bàn thắng trong 10 phút cuối trận để áp sát kỷ lục ghi bàn ở cấp độ ĐTQG. Song, Giroud vẫn cho rằng anh chưa được đồng đội hỗ trợ tốt nhất.
Video đang HOT
Ám chỉ của Giroud trên báo Pháp có thể là “mồi lửa” cho đám cháy lớn, nếu HLV Didier Deschamps không nhanh chóng xử lý.
Ai không chuyền bóng cho Giroud? Đó là Kylian Mbappe, Antoine Griezmann, Ousmane Dembele,… hay cái tên nào khác? Có hay không chuyện Giroud bị cô lập? Nếu chuyện đó xảy ra, trên tuyển Pháp đang có những phe phái nào? Những câu hỏi này sẽ khiến ban huấn luyện tuyển Pháp đau đầu.
Tại World Cup 2018, Pháp vô địch thuyết phục nhờ một tập thể đoàn kết. Khi các ngôi sao nhìn về một hướng, “Les Bleus” là đối thủ rất khó bị đánh bại. Dù vậy, bài học quá khứ cho thấy Pháp cũng là đội bóng dễ tan vỡ vì lục đục nội bộ.
Deschamps cần “dập lửa”
World Cup 2010 là vết nhơ lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp. Nằm ở bảng đấu vừa sức với Mexico, Uruguay và Nam Phi, nhưng “Les Bleus” chỉ có 1 điểm, xếp cuối bảng.
Thất bại nhục nhã của Pháp còn bị “xát muối” khi các cầu thủ công khai lật độ HLV Raymond Domenech trong sự kiện “thảm họa Knysna”.
HLV Domenech bị Anelka qua mặt.
Chỉ 24 giờ trước trận ra quân với Uruguay, Florent Malouda cãi vã với Domenech trên sân tập khiến đội trưởng Patrice Evra phải xông vào can ngăn. Malouda lập tức phải ngồi dự bị trong trận đấu với Uruguay.
Đến trận thứ hai, Pháp thua sốc 0-2 trước Mexico. Song gây ầm ĩ hơn cả phải kể đến va chạm giữa Domenech và Nicolas Anelka. Sau khi bị Domenech thay ra sân, Anelka đã lớn tiếng chửi rủa Domenech. Tiền đạo của Chelsea bị Liên đoàn bóng đá Pháp (FFF) đuổi về nước sau khi chỉ chấp nhận xin lỗi nội bộ.
Sau khi Anelka bị đuổi, các tuyển thủ Pháp quyết định đình công. Tất cả diễn ra trên sân tập ở Knysna. Và đó lại là buổi tập mở, cho phép hàng trăm người hâm mộ vào xem.
Sau cuộc trò chuyện trên xe bus, Evra đưa cho Domenech bức tâm thư của các tuyển thủ Pháp để phản đối quyết định loại Anelka của FFF. Càng sốc khi sau đó Domenech chấp nhận muối mặt đọc bức thư đó trước báo giới. Ngay sau đó, FFF lên tiếng phản bác và gọi phản ứng của các cầu thủ là “không thể chấp nhận”.
Sự kiện gây chấn động ở Knysna đánh dấu thời kỳ suy tàn của bóng đá Pháp. Cần nhớ, “Les Bleus” được tham dự World Cup 2010 nhờ pha kiến tạo bằng tay của Thierry Henry trước Cộng hòa Ireland – sự kiện khiến người hâm mộ Ireland viết tâm thư đòi FIFA sắp xếp cho hai đội đá lại.
Henry cùng tuyển Pháp trải qua giai đoạn 2008-2012 đen tối.
Sau thảm họa Knysna, Pháp rơi xuống vực thẳm. Chỉ đến khi HLV Laurent Blanc cập bến và xây dựng lại từ đầu, loại bỏ hết “cừu đen” trước khi Deschamps kế nhiệm, tuyển Pháp mới rực sáng trở lại.
Nhưng, ngọn lửa mâu thuẫn giữa Mbappe và Giroud có thể mang bóng đêm trở lại một lần nữa. Nên nhớ, Mbappe rất thân với Benzema. Suất tiền đạo cắm của Pháp đang là cuộc cạnh tranh giữa Benzema và Giroud. Tiền đạo của Real Madrid từng mỉa mai Giroud là “xe go-kart” (loại xe đua mini), còn anh tự ví mình là xe đua F1.
Đáp lại, Giroud nói rằng nếu vô địch EURO, anh sẽ diễu hành cùng cúp trên xe go-kart. Mâu thuẫn giữa Giroud và Benzema chưa từng được giải quyết, dù HLV Deschamps dàn xếp để hai cầu thủ luôn ngồi chung bàn ăn ở ĐTQG.
Trước mắt HLV tuyển Pháp là một núi công việc. Không dẹp yên được mâu thuẫn nội bộ, Pháp có thể đối diện kỳ EURO đáng quên.
Vì sao Benzema bị ghét tại Pháp?
Chỉ 53,3% trong 254.000 độc giả tham gia khảo sát của LEquipe tin Karim Benzema nên được triệu tập dự EURO 2020.
Con số này đứng thứ 6, sau Mbappe, Griezmann, Coman, Dembele và Giroud. Chỉ con số cũng là đủ để nhìn nhận Benzema chịu thành kiến như thế nào tại Pháp, bất chấp việc anh là ngôi sao tấn công thành công nhất ở cấp độ CLB của bóng đá Pháp từ sau khi Zinedine Zidane giải nghệ.
Benzema bị ghét
"Benzema đã nhiều lần, thể hiện sự khinh miệt nước Pháp. Cậu ta có cách cư xử mà những người Pháp không thể chấp nhận nổi ở những người kiếm các khoản tiền kếch xù và hành xử như đứa trẻ hư hỏng. Cậu ta không hát quốc ca, và trong nhiều cuộc trả lời phỏng vấn, luôn thể hiện sự miệt thị với tất cả hình thức ái quốc", Marine Le Pen, nữ chính trị gia của Đảng cực hữu Pháp, nhận định về Benzema trước EURO 2016 diễn ra tại đất nước hình lục lăng.
Benzema bị gạt khỏi tuyển Pháp từ cuối năm 2015. Ảnh: Getty.
Đó không phải là lời chỉ trích nặng nề đầu tiên và duy nhất từ các chính trị gia Pháp về Benzema, người vốn có xuất thân từ các gia đình theo đạo Hồi nhập cư từ Bắc Phi.
Năm 2011, trước làn sóng chỉ trích nhắm vào "Les Bleus" của các CĐV, chân sút này có buổi phỏng vấn với tờ So Foot. Không biết phóng viên đưa đẩy như thế nào, Benzema lại kéo hết căm ghét từ CĐV vào chính mình bằng câu trả lời sau: "Nếu ghi bàn, tôi là người Pháp. Còn tịt ngòi, tôi thành gã Arab".
Những phát biểu kiểu này cùng hành động khó tin như nhấn mạnh "một nửa nước Pháp là những kẻ phân biệt chủng tộc", hay nhổ nước bọt khi hát quốc ca Pháp trong khoảnh khắc tưởng nhớ 130 nạn nhân thiệt mạng vì cuộc khủng bố tại Paris năm 2015, khiến Benzema trở thành cái gai trong mắt không chỉ CĐV, mà còn cả các chính trị gia.
Benzema lớn tại Lyon, thành phố ở Đông Nam nước Pháp. Những thanh niên có gốc gác Bắc Phi như tiền đạo của Real Madrid thường thi đi theo con đường chơi bời lêu lổng trước khi trở thành trộm cắp, buôn ma túy, vũ khí, thậm chí khủng bố. Kẻ đứng đầu các vụ khủng bố chấn động nước Pháp nhắm vào tòa soạn báo Charlie Hebdo và nhà hát tại Paris cuối năm 2015, đầu 2016 đều là những thanh niên như vậy.
Benzema lại không bao giờ quên đi gốc gác của mình. Bạn thân và cũng là người từng được Benzema nhấn mạnh là "một thành viên trong gia đình", Karim Zenati, từng bị kết án 8 năm tù khi mới 19 tuổi. Lần đầu tiên là vụ cướp có vũ khí năm 2006. Năm 2009, Zenati mang 200 kg hashish (một chất ma túy) vượt qua biên giới Tây Ban Nha sang Pháp.
Chính Zenati là người kéo Benzema vào vụ scandal với Mathieu Valbuena. Không biết bằng cách nào, một vài kẻ lạ mặt có đoạn băng thân mật giữa Valbuena và bạn gái và định tống tiền tiền vệ này. Valbuena không chịu trả tiền (vì thực tế đoạn clip ngắn chưa đầy 1 phút này chẳng có hình ảnh nào nhạy cảm).
Bí quá, những kẻ lạ mặt này nhờ Zenati. Zenati lại nhờ Benzema. Cuối cùng, Benzema đến nói chuyện với Valbuena. Cảnh sát Pháp sau đó quả quyết chân sút Real đã đe dọa đồng đội dù Benzema thề chỉ là "khuyên bảo".
Scandal vỡ lở, Benzema không làm cách nào thanh minh được và tan tành sự nghiệp ở cấp độ ĐTQG, từ việc nỗ lực giúp những người bạn bất hảo của mình xin đểu vài đồng bạc.
Benzema có những người bạn bất hảo. Ảnh: Lefigaro.
Tuyển Pháp cần yên ổn
Cựu thủ tướng Pháp, Francois Hollande, nói về Benzema hồi giữa tháng 3/2021: "Áp lực chính trị về quyết định gọi lại Benzema ư? Chẳng ai tạo ra áp lực đấy cả. Tôi nói với các quan chức chính phủ rằng họ có thể có quan điểm về Benzema, nhưng quyết định nằm ở HLV".
Trong 6 năm bị gạt khỏi tuyển Pháp, Benzema chưa từng giấu những công kích nhắm vào Deschamps. Tiền đạo này tin ông thầy cũ e ngại ảnh hưởng chính trị, nên không gọi mình trở lại đội tuyển. Deschamps thực tế có những lý do để từ chối tin dùng những cầu thủ nổi loạn kiểu như Benzema.
Samir Nasri, đồng đội cùng lứa với Benzema và cũng là dân nhập cư theo đạo Hồi từ Bắc Phi, từng gây rối loạn tuyển Pháp tại EURO 2012 khi chửi phóng viên AFP sau thất bại của Pháp trước Tây Ban Nha tại tứ kết.
Trước đó, tại World Cup 2010, Patrice Evra, Nicolas Anelka, Jeremy Toulalan và Franck Ribery, tạo ra cuộc nổi loạn đáng quên nhất lịch sử tuyển Pháp. Trong cả hai giải đấu gặp những vấn đề tồi tệ về nội bộ, Pháp đều thua đau.
Đảm bảo phòng thay đồ êm ấm là bí quyết trong thành công của Deschamps tại tuyển Pháp suốt 7 năm qua. Thủ lĩnh trong phòng thay đồ tuyển Pháp lúc này là Paul Pogba, người cũng là dân nhập cư, nhưng vạch ra con đường phát triển sự nghiệp rõ ràng và tham vọng từ khi còn trẻ.
Ngôi sao số một của Pháp, Kylian Mbappe, thậm chí được rèn luyện để giành Quả bóng Vàng từ khi ở lứa tuổi tiểu học. Không ai có nhu cầu làm loạn hay trở thành con cừu đen của tập thể.
Benzema, trong viễn cảnh mộng mơ nào đó, nếu có trở lại, cũng khó mà hòa nhập vào trong môi trường ấy. Người Pháp ghét Benzema vì bản chất con người của chân sút này. Có lẽ Benzema cũng không nên cố để làm hài lòng họ.
Nhận định Bosnia vs Pháp: Chứng minh bản lĩnh Màn trình diễn của nhà đương kim vô địch World Cup trong 2 trận đấu vừa là không thực sự ấn tượng. Pháp cần làm tốt hơn để thể hiện bản lĩnh của một đội tuyển hàng đầu. 1h45 ngày 1/4 | SVĐ Grbavica Trong lần thứ 99 ra sân cho đội tuyển quốc gia, tiền vệ Miralem Pjanic đã bỏ lỡ một...