Old Trafford: Những cuộc chuyển nhượng điên rồ
Sir Alex Ferguson vĩ đại ở chỗ ông có thể đưa MU vô địch Premier League với những cầu thủ có mức chuyển nhượng rẻ tiền và tiền lương hợp lý. Old Trafford bây giờ đang là cỗ máy “xay tiền” nhưng thành tích lại chả thấy đâu.
Old Trafford bây giờ đang là cỗ máy “xay tiền” nhưng thành tích lại chả thấy đâu. Ảnh CLB
Đến giờ, sau 29 vòng đấu MU đang được 45 điểm, đứng thứ 5 BXH Premier League, kém đối thứ 4 Chelsea 3 điểm. Nhưng quỹ lương của MU đã “đốt hết” 332 triệu bảng, cao nhất Premier League. Quỷ đỏ cũng là CLB bóng đá Anh duy nhất vượt qua mốc 300 triệu bảng tiền lương bỏ xa đội có quỹ lương lớn thứ 2 Liverpool (đang đứng đầu BXH) có tổng lương phải trả 264 triệu bảng.
Thành tích giảm, quỹ lương tăng
Chỉ riêng tiền lương cầu thủ, MU phải chi trung bình mỗi tuần 6,5 triệu bảng. Ở Old Trafford, có nhiều cầu thủ dự bị lương cao như Juan Mata (160.000 bảng/tuần, lương cơ bản), Eric Bailly (80.000), Phil Jones (75.000), Sergio Romero (70.000).
Alexis Sanchez chính là bản hợp đồng khiến khán giả sân Old Trafford ngán ngẩm nhất. Đến MU từ mùa giải 2017-2018, tiền đạo người Chi Lê ra sân 32 trận trong 2 mùa bóng và chỉ có 3 bàn thắng nên HLV Ole Gunnar Solskjaer không thể kiên nhẫn và cho Inter mượn.
MU tốn 505.000 bảng mỗi tuần liên quan đến lương của Alexis Sanchez, khoảng 6 triệu bảng/năm. Ảnh MU
Mùa giải năm nay, tại đội bóng mới Sanchez tham gia 15 trận, tổng cộng 596 phút hiện diện trên sân, ghi 1 bàn và 3 tình huống kiến tạo? Inter và HLV Antonio Conte chả có lý do gì mà không trả lại ngôi sao này dù Inter không tốn gì cho Alexis Sanchez, cầu thủ vẫn đang trong biên chế hưởng lương của MU.
Mỗi tuần hiện nay Alexis Sanchez vẫn ung dung nhận nhận 385.000 bảng từ MU. Trong đó, 350.000 bảng là tiền lương cơ bản (ngoài ra có tiền bản quyền truyền hình). Tính thêm thuế thu nhập cá nhân phải trả, MU tốn 505.000 bảng mỗi tuần liên quan đến lương của Alexis Sanchez, khoảng 6 triệu bảng/năm.
Danh sách “đời thừa” sân Old Trafford còn có trung vệ Chris Smalling – cầu thủ đang cho AS Roma mượn với mức lương 3,64 triệu bảng, thêm 4,16 triệu bảng khác cho Marcos Rojo (hiện ở Estudiantes, Argentina). Như thế, riêng mùa giải này MU đang phải “nuôi báo cô” Sanchez, Chris Smalling, Marcos Rojo xấp xỉ 14 triệu bảng.
Video đang HOT
Alexis Sanchez đang mua căn hộ sang trọng ở Florida với giá 2 triệu bảng. Không biết có phải anh sang thi đấu cho CLB Inter Miami của David Beckham? Nếu điều đó xảy ra, các fan hâm mộ Quỷ đỏ phải nổ sâm banh ăn mừng.
Sir Alex Ferguson đã chia tay “nhà hát những giấc mơ” 8 năm. Người ta vẫn nhớ mãi mùa giải 2012-13, MU vô địch Premier League với quỹ lương xếp thứ ba giải đấu, sau Man City và Chelsea. Với những cầu thủ như Danny Welbeck, Ryan Giggs, J.Hernandez…mà MU đã dành thứ danh hiệu thứ 25 cùng HLV Alex Ferguson sau 27 năm gắn bó.
Công việc trước mắt của Ed Woodward và HLV Solskjaer là phải “dọn dẹp” phòng thay đồ sân Old Trafford. CLB MU
Thời “hậu Sir Alex Ferguson”, MU liên tục thay đổi HLV – gồm David Moyes (không tính Ryan Giggs tạm quyền), Louis van Gaal, Jose Mourinho, và hiện là Ole Gunnar Solskjaer, quỹ lương không ngừng tăng lên. Chỉ trong 3 năm gần nhất, quỹ lương MU tăng đến 100 triệu bảng nhưng danh hiệu thì đang cứ ngày càng xa vời.
Hãy nhìn phong độ của thủ môn David de Gea là một ví dụ cụ thể nhất. Anh gia nhập đội bóng này vào tháng 6 năm 2011 với mức chuyển nhượng 17.8 triệu bảng Anh. Đến giờ thành thủ môn nhận lương cao nhất thế giới – 375.000 bảng/tuần nhưng đóng góp của anh cho CLB như thế nào thì mọi người đã biết.
Thượng tầng CLB
Không còn Alex Ferguson, Phó chủ tịch Ed Woodward liên tiếp mắc những sai lầm này nối sai lầm khác cả trong mua lẫn bán cầu thủ. Càng quay cuồng vào danh hiệu, thành tích Ed Woodward càng sai lầm và khiến mọi thứ nằm ngoài kiểm soát.
MU đang định lập chức danh Giám đốc thể thao để cố gắng giải quyết vấn đề chuyển nhượng. Các ngôi sao Paul Pogba và de Gea liên tục đưa ra yêu sách, điều mà khi Alex Ferguson còn tại vị, không một cầu thủ nào được phép. Ngay như David Beckham cũng chỉ biết im lặng dính cả chiếc giày vào mặt từ tay “ông già gân” mà không dám cãi 1 lời.
Công việc trước mắt của Ed Woodward và HLV Solskjaer là phải “dọn dẹp” phòng thay đồ sân Old Trafford, trước khi nghĩ đến tung tiền mua cầu thủ mới. Quỹ lương 332 triệu bảng đang thách thức các sếp MU và nếu không nhanh chóng bán gấp các cầu thủ dự bị lương cao, ít đóng góp chuyên môn thì Quỷ đỏ sẽ đối diện với khả năng mất cân bằng tài chính.
"Đốt tiền" kiểu này, ngày MU hồi sinh còn xa
MU đang "đốt tiền" với những sai lầm trong chuyển nhượng và trả lương, khiến cho ngày hồi sinh còn rất xa vời.
Kiểu "đốt tiền" của MU
Alexis Sanchez tham gia 15 trận, tổng cộng 596 phút hiện diện trên sân, ghi 1 bàn và 3 tình huống kiến tạo? Inter và Antonio Conte không quan tâm nhiều lắm về những số liệu thống kê tệ hại này.
MU tốn 505.000 bảng/tuần cho Alexis Sanchez, gồm cả thuế
Lý do, Inter không tốn gì cho Alexis Sanchez, người vẫn đang trong biên chế hưởng lương của MU.
Mỗi tuần, cho dù thi đấu hay không, Alexis Sanchez vẫn nhận 385.000 bảng từ MU. Trong đó, 350.000 bảng là tiền lương cơ bản.
Mức thu nhập khổng lồ này giải thích cho việc cầu thủ người Chile gần như không suy nghĩ, vung ra 2 triệu bảng mua căn hộ sang trọng ở Florida (một dấu hiệu cho thấy anh có khả năng sang Inter Miami của David Beckham).
Tính thêm thuế thu nhập cá nhân phải trả, MU tốn 505.000 bảng mỗi tuần liên quan đến lương của Alexis Sanchez.
Không chỉ vậy, MU còn phải trả tổng cộng 3,64 triệu bảng tiền lương toàn bộ mùa giải 2019-20 của Chris Smalling - người được cho mượn ở AS Roma; thêm 4,16 triệu bảng khác cho Marcos Rojo (hiện ở Estudiantes).
MU có quỹ lương cao nhất Premier League
Mùa giải 2019-20, tổng quỹ lương của MU là 332 triệu bảng, cao nhất Premier League. Quỷ đỏ cũng là CLB bóng đá Anh duy nhất vượt qua mốc 300 triệu bảng tiền lương. Liverpool xếp thứ hai, có tổng lương phải trả 264 triệu bảng.
Trung bình, chỉ riêng tiền lương cầu thủ, MU phải chi mỗi tuần 6,5 triệu bảng. Ở Old Trafford, có nhiều cầu thủ dự bị lương cao như Juan Mata (160.000 bảng/tuần, lương cơ bản), Eric Bailly (80.000), Phil Jones (75.000), Sergio Romero (70.000).
Ngày hồi sinh xa vời
Mùa giải 2012-13, thời điểm cuối kỷ nguyên hoàng kim cùng Sir Alex Ferguson, MU vô địch Premier League với quỹ lương xếp thứ ba giải đấu, sau Man City và Chelsea.
Từ khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu, MU liên tục thay đổi HLV - gồm David Moyes (không tính Ryan Giggs tạm quyền), Louis van Gaal, Jose Mourinho, và hiện là Ole Gunnar Solskjaer, quỹ lương không ngừng tăng lên.
Chỉ trong 3 năm gần nhất, quỹ lương MU tăng đến 100 triệu bảng. Chi phí nhiều, nhưng thành công thì không được như mong đợi.
Từ khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu năm 2013, MU liên tục mắc sai lầm chuyển nhượng
Dưới quyền của Phó Chủ tịch Ed Woodward, MU đi từ sai lầm này đến sai lầm khác về chuyển nhượng và quản lý cầu thủ.
Trường hợp Alexis Sanchez là ví dụ tiêu biểu cho việc MU sửa sai bằng một sai lầm khác. Quỷ đỏ cố gắng đẩy cầu thủ người Chile khỏi Old Trafford để lấy chỗ cho người mới, nhưng vẫn phải gánh mọi khoản phí.
Việc biến David de Gea thành thủ môn nhận lương cao nhất thế giới - 375.000 bảng/tuần - cũng là hành động "đốt tiền" của MU. Thủ thành người Tây Ban Nha không xứng đáng với thu nhập ấy.
Không danh hiệu lớn khiến doanh thu của MU không cao như kỳ vọng. Trong khi đó, tiền lương cao ảnh hưởng đến ngân sách hoạt động, mà cụ thể là lĩnh vực chuyển nhượng.
Ed Woodward cố gắng giải quyết vấn đề, nhưng hệ quả từ những sai lầm mang tính hệ thống trong gần 7 năm nay khiến mọi thứ chưa được kiểm soát.
Chi phí hoạt động cao, giờ đây tài chính thiệt hại bởi Covid-19, giấc mơ hồi sinh của MU chưa hứa hẹn thành sự thật.
MU Hè này: Ai sẽ đi, ai ở lại? Bất chấp tình trạng hoãn vô thời hạn của Premier League cùng tương lai bất định của kỳ chuyển nhượng mùa hè 2020, MU không giấu giếm ý định thanh lọc nhân sự nhằm dọn đường cho các tân binh. Chúng ta tạm chia đội hình MU hiện tại thành ba nhóm, tương ứng với tình trạng tương lai khác nhau: Nhóm ở...