OIC kêu gọi Ấn Độ, Pakistan đối thoại thông qua các biện pháp hòa bình
Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), tổ chức lớn nhất thế giới bao gồm các quốc gia chủ yếu là người Hồi giáo, đã thông qua một nghị quyết kêu gọi Ấn Độ và Pakistan giảm leo thang căng thẳng.
Cảnh sát Pakistan gác tại nhà ga Lahore trong thời gian tuyến đường sắt Samjhauta Express nối thành phố Lahore của Pakistan với thành phố biên giới Attari của Ấn Độ bị đình chỉ hoạt động ngày 28/2. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Theo AP, Bộ Ngoại giao Pakistan ngày 2/3 cho biết Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), tổ chức lớn nhất thế giới bao gồm các quốc gia chủ yếu là người Hồi giáo, đã thông qua một nghị quyết kêu gọi Ấn Độ và Pakistan giảm leo thang căng thẳng và giải quyết các vấn đề song phương “thông qua các biện pháp hòa bình.”
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pakistan cho hay, tại cuối cuộc họp ở thủ đô Abu Dhabi của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), tổ chức OIC bao gồm 57 nước “đã tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc đối với người dân Kashmir trong sự nghiệp chính đáng của họ.”
Video đang HOT
Theo tuyên bố trên, OIC đã bày tỏ quan ngại về việc “Ấn Độ xâm phạm không phận Pakistan” trong tuần qua, đồng thời khẳng định quyền tự vệ của Pakistan và kêu gọi Ấn Độ kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Nghị quyết được đưa ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Pakistan từ chối tham gia cuộc họp để phản đối quyết định mời Ấn Độ tham dự cuộc họp của OIC khi nước này không phải một thành viên của tổ chức./.
Theo Vietnam
Mỹ điều tra Pakistan "qua mặt" triển khai F-16 không kích Ấn Độ
Bộ Ngoại giao Mỹ đang điều tra thông tin Pakistan sử dụng sai mục đích F-16 Mỹ cung cấp cho nước này để tấn công Ấn Độ.
Một chiếc F-16 của Không quân Pakistan. Ảnh: Reuters
Không quân Ấn Độ (IAF) hôm 28.2 tuyên bố bắn hạ một chiếc F-16 của Không quân Pakistan (PAF) 1 ngày trước đó, khi PAF không kích các căn cứ quân sự của Ấn Độ. Pakistan phủ nhận đã sử dụng máy bay do Mỹ cung cấp và đồng thời phủ nhận máy bay bị bắn hạ.
Không quân Ấn Độ trưng bằng chứng là mảnh vỡ của tên lửa AIM-120 AMRAAM, khẳng định đây là chứng cớ thuyết phục về việc Pakistan đã triển khai F-16.
Việc Pakistan bị cáo buộc sử dụng F-16 có thể đã vi phạm thoả thuận với Mỹ. Pakistan vận hành 45 chiến đấu cơ F-16 từ những năm 1980, tuy nhiên việc sử dụng máy bay chiến đấu này bị ràng buộc bởi các thoả thuận với Washington, bao gồm yêu cầu các chuyến bay của F-16 bên ngoài không phận Pakistan phải được sự đồng ý của chính phủ Mỹ.
Giữa căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, tờ Người quan sát tin tức thế giới của Pakistan hôm 1.3 cho biết, Lockheed Martin - nhà sản xuất F-16 - đang lên kế hoạch kiện chính phủ Ấn Độ vì tuyên bố sai lệch bắn hạ máy bay Pakistan "vì lợi ích chính trị". Tuy nhiên, Lockheed Martin ở Ấn Độ cho biết họ không đưa ra ý kiến nào như vậy - theo RT.
Sau khi chia tách năm 1947, quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan ở trong tình trạng kích động gần như liên tục. Hai bên tham gia trong nhiều cuộc chiến lớn, trong đó trận chiến gần nhất năm 1999 làm hàng nghìn người thương vong. Kể từ đó, 2 bên liên tục củng cố khả năng quân sự.
Leo thang mới nhất diễn ra hôm 26.2 vừa qua khi máy bay Ấn Độ tấn công các trại khủng bố ở Pakistan để trả đũa vụ đánh bom tự sát mà khủng bố Pakistan thực hiện ở Ấn Độ 2 tuần trước đó, làm 40 người thiệt mạng.
Pakistan lập tức đáp trả bằng cách bắn hạ ít nhất 1 máy bay Ấn Độ và bắt giữ phi công. Viên phi công này được Pakistan trả tự do hôm 1.3 "như một cử chỉ hoà bình", nhưng chiến sự lại bùng phát vào cuối ngày và kéo dài sang 2.3, làm 8 người thiệt mạng.
SONG MINH
Theo Laodong
Ấn Độ-Pakistan pháo kích lẫn nhau, 8 người thiệt mạng Chỉ một ngày sau khi phi công của Ấn Độ được Pakistan phóng thích, hai bên đã nối lại các cuộc pháo kích lẫn nhau ở khu vực tranh chấp Kashmir, khiến ít nhất 8 người thiệt mạng. Ấn Độ và Pakistan đêm 1-3 rạng sáng 2-3 (giờ địa phương) nã súng cối và pháo vào nhau ở khu vực tranh chấp Kashmir,...