OECD: Phụ nữ – nhóm yếu thế về mặt thu nhập trên thị trường lao động
Hàn Quốc có khoảng cách tiền lương giữa hai giới lớn nhất trong số 33 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( OECD).
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Mạng lưới tư vấn và kế toán toàn cầu PwC đã công bố báo cáo mới nhất về môi trường làm việc của phụ nữ có tiêu đề “Chỉ số phụ nữ trong công việc”.
Báo cáo tập trung vào 5 chỉ số bao gồm khoảng cách tiền lương theo giới, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ, khoảng cách giới trong tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở nữ, và tỷ lệ nữ làm việc ở các vị trí toàn thời gian. Báo cáo được công bố hàng năm từ năm 2011. Báo cáo năm nay dựa trên dữ liệu thống kê từ năm 2022 và khảo sát 33 trên 38 thành viên OECD, ngoại trừ Colombia, Costa Rica, Latvia, Lithuania và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong đánh giá tổng thể 5 chỉ số, Hàn Quốc đứng thứ 32/33 quốc gia được khảo sát, chỉ xếp sau Mexico. Vị trí của Hàn Quốc, thứ 32, không thay đổi so với năm trước, cho thấy không có nhiều cải thiện về điều kiện làm việc của phụ nữ ở nước này.
Báo cáo cho biết, Chile, Hàn Quốc và Mexico đều có tỷ lệ phụ nữ tham gia thị trường việc làm thấp trong năm 2022, lần lượt ở các mức 50%, 62% và 58%. Tỷ lệ này trên toàn OECD là 72%.
Cũng theo báo cáo, trong năm 2022, khoảng cách tiền lương theo giới ở Hàn Quốc (tức chênh lệch tiền lương trung bình theo giờ giữa nam và nữ) ở mức 31,2%.
Báo cáo cũng đưa ra thống kê, từ năm 2011 khi báo cáo lần đầu được công bố đến năm 2022, khoảng cách lương trung bình giữa hai giới ở các nước OECD chỉ giảm 3 điểm phần trăm. Năm 2022, chỉ số này tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm trước đó, lên 13,5%. Điều này cho thấy, mặc dù hoạt động kinh tế của phụ nữ nhìn chung đã tăng trong thập kỷ qua nhưng họ vẫn là nhóm dễ bị tổn thương hơn về mặt thu nhập trên thị trường lao động, đặc biệt là trong các công việc lương cao. Báo cáo dự báo, với tốc độ hiện tại, có thể phải mất hơn nửa thế kỷ để giảm khoảng cách tiền lương giữa hai giới ở tất cả các quốc gia.
Bí quyết giúp vũ khí Hàn Quốc vươn ra thế giới
Hàn Quốc đang vươn lên thành một trong những nhà cung cấp vũ khí lớn trên thế giới với những lợi thế cạnh tranh riêng.
Ngành công nghiệp quốc phòng tại Hàn Quốc đang phát triển nhanh, một phần nhờ nhu cầu tăng cường năng lực quân sự trước tình hình an ninh trong khu vực, cũng như từ các nước châu Âu.
Doanh số bán vũ khí của Hàn Quốc trong năm 2022 đạt hơn 17 tỉ USD, cao hơn nhiều so với mức 7,25 tỉ USD trong năm 2021, Reuters dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng nước này cho biết.
Hàn Quốc hướng đến việc trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới
Nguồn thu của Hàn Quốc tăng lên trong lúc các nước phương Tây đang tìm kiếm nguồn vũ khí để đảm bảo an ninh sau khi viện trợ cho Ukraine và căng thẳng gia tăng tại các điểm nóng khác như Biển Đông và bán đảo Triều Tiên.
Pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc. ẢNH REUTERS
Hợp đồng nền móng
Năm ngoái, Hàn Quốc ký hợp đồng bán vũ khí lớn nhất trong lịch sử nước này. Hợp đồng ký với Ba Lan trị giá 13,7 tỉ USD, gồm hàng trăm giàn phóng rốc két Chunmoo, xe tăng K2, pháo tự hành K9 và máy bay chiến đấu FA-50.
Theo hợp đồng, các thực thể liên doanh của các cty Hàn Quốc và Ba Lan sẽ được thành lập để chế tạo vũ khí, bảo dưỡng máy bay và thiết lập khuôn khổ để cung cấp vũ khí cho các nước châu Âu khác trong tương lai, Giám đốc văn phòng các dự án xuất khẩu Lukasz Komorek của Tập đoàn vũ khí Ba Lan (PGZ) cho biết. Một phần vũ khí Hàn Quốc sẽ được sản xuất tại Ba Lan theo thỏa thuận cấp phép. Dự kiến 500 trong tổng số 820 xe tăng và 300 trong 672 khẩu lựu pháo sẽ được chế tạo tại các nhà máy ở Ba Lan từ năm 2026.
Các quan chức chính quyền và các cty quốc phòng của Hàn Quốc và Ba Lan cho rằng hợp đồng đặt nền móng để họ chinh phục thị trường vũ khí châu Âu, kể cả khi xung đột tại Ukraine chấm dứt. Theo đó, Hàn Quốc sẽ cung cấp vũ khí chất lượng cao nhanh hơn các nhà cung cấp khác và Ba Lan vừa cung cấp năng lực sản xuất, vừa là kênh bán hàng vào thị trường châu Âu.
Giàn phóng rốc két K-239 Chunmoo tại nhà máy của Hanwha Aerospace ở Changwon, Hàn Quốc. ẢNH REUTERS
Lãnh đạo các công ty sản xuất vũ khí Hàn Quốc cho biết khả năng giao hàng nhanh là lợi thế của nước này so với các nhà cung cấp vũ khí khác. "Họ lắp ráp các bộ phận với nhau trong vài tuần hay vài tháng còn chúng tôi mất vài năm", Reuters dẫn lời một vị quản lý ngành quốc phòng châu Âu nói.
Các quan chức Hàn Quốc cho rằng mối quan hệ gần gũi giữa quân đội và ngành công nghiệp vũ khí cho phép họ sắp xếp lại các đơn hàng trong nước để ưu tiên việc xuất khẩu.
Các quan chức Ba Lan nói yếu tố chính để họ cân nhắc ký hợp đồng là do Hàn Quốc đề nghị cung cấp vũ khí nhanh hơn hầu hết các bên khác. Hồi tháng 12.2022, 10 chiếc xe tăng K2 và 24 khẩu pháo K9 đầu tiên đã đến Ba Lan, chỉ vài tháng sau khi hợp đồng được ký và ít nhất 5 xe tăng cùng 12 khẩu pháo nữa đã được giao sau đó.
Xe tăng K-2 trong một cuộc tập trận tại Ba Lan hồi tháng 3. ẢNH REUTERS
Trái lại, Đức tuy là nhà sản xuất vũ khí lớn của châu Âu nhưng chưa giao cho Hungary chiếc xe tăng Leopard nào dù Budapest đặt mua từ năm 2018, theo nhà phân tích Oskar Pietrewicz của Viện Quan hệ quốc tế Ba Lan. "Mối quan tâm của các nước đối với lời mời chào từ Hàn Quốc chỉ có thể tăng lên nhờ năng lực sản xuất hạn chế của ngành quốc phòng Đức, vốn là nhà cung cấp vũ khí lớn trong khu vực", ông Pietrewicz nói.
Tại nhà máy sản xuất pháo K9 của hãng Hanwha Aerospace tại miền nam Hàn Quốc, các robot xử lý khoảng 70% việc hàn và đóng vai trò chủ chốt để gia tăng năng suất. Giám đốc sản xuất Cha Yong-su của công ty cho biết các robot đang hoạt động trung bình 8 giờ mỗi ngày nhưng có thể làm việc không nghỉ nếu cần. "Về cơ bản, chúng tôi có thể đáp ứng bất kể số lượng đơn đặt hàng nào các bạn muốn", ông Cha nói.
Ông Oh Kyea-hwan, một quản lý khác tại Hanwha Aerospace, nói Cty có các thỏa thuận chia sẻ công nghệ với Ấn Độ, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ nên không lo về năng suất. "Nhờ đó, tôi không cho là phải quá lo lắng về năng suất", ông nói.
Tính tương thích cao
Một lợi thế khác của Hàn Quốc là vũ khí của họ có tính tương thích cao với các vũ khí của Mỹ và châu Âu.
Lựu pháo tự hành K9 sử dụng đạn 155 mm theo chuẩn của NATO, có hệ thống kiểm soát hỏa lực được vi tính hóa, được thiết kế để dễ dàng tích hợp vào các mạng lưới chỉ huy và kiểm soát, đồng thời có năng lực có thể so sánh với những loại pháo đắt tiền hơn của phương Tây. Ấn Độ và Úc đang sử dụng loại pháo này.
Kỹ sư làm việc trong khẩu pháo tự hành K-9 tại nhà máy của Hanwha Aerospace tại Changwon, Hàn Quốc. ẢNH REUTERS
"Cộng hòa Czech, Romania, Slovakia, Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania và các nước khác từng chỉ nghĩ đến việc mua sắm quốc phòng tại châu Âu, nhưng giờ họ biết rõ rằng có thể mua sản phẩm với giá thấp và được giao nhanh chóng từ các cty Hàn Quốc", ông Oh nói.
Hiện tại, Hàn Quốc là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ ba cho NATO và các nước thành viên của liên minh này, chiếm 4,9% lượng mua sắm của họ, theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển). Tuy nhiên, con số này còn thấp hơn rất nhiều so với Mỹ (65%) và Pháp (8,6%).
Hanwha Aerospace chiếm 55% thị phần lựu pháo toàn cầu và được ước tính tăng lên 68% nhờ hợp đồng với Ba Lan, theo nghiên cứu của công ty NH Research & Securities.
Trong khi đó, thị trường châu Á chiếm 63% lượng xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc từ 2018-2022, theo SIPRI. Các đơn hàng được ký kết giữa lúc khu vực đang tăng cường trang bị do những lo ngại an ninh và cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung. Bên cạnh đó, căng thẳng kéo dài với CHDCND Triều Tiên cũng duy trì các dây chuyền sản xuất của Hàn Quốc và vũ khí của họ liên tục được phát triển, thử nghiệm và nâng cấp dưới áp lực cao, Phó chủ tịch Cho Woo-rae phụ trách kinh doanh và chiến lược toàn cầu của hãng quốc phòng Korea Aerospace Industries cho biết.
Hiện nay, Hàn Quốc đang phát triển chiến đấu cơ KFX với Indonesia và các lãnh đạo Ba Lan cũng đã thể hiện sự quan tâm. Malaysia năm nay mua số chiến đấu cơ FA-50 trị giá gần 1 tỉ USD và Hàn Quốc cũng đang tìm cách giành hợp đồng 12 tỉ USD để bán xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới cho Úc. "Các nước châu Á coi chúng tôi là đối tác rất hấp dẫn cho các thỏa thuận quốc phòng, khi chúng tôi đều tìm cách đề phòng những căng thẳng đang gia tăng", một nhà ngoại giao tại Seoul nói.
Nga cảnh báo phương Tây đang 'đùa với lửa' Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo, Mỹ và các đồng minh đang "đùa với lửa" khi tăng cường viện trợ quân sự, kể cả kế hoạch chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine trong bối cảnh xung đột với Moscow. "Tất nhiên, đó là sự leo thang không thể chấp nhận được. Tôi nghĩ có những người ở phương Tây thấu hiểu...