OECD đánh giá tăng trưởng toàn cầu ở mức ‘dưới trung bình’
Ngày 19/9, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ( OECD) nâng triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2023, song hạ dự báo tăng trưởng năm 2024 trong bối cảnh biện pháp tăng lãi suất nhằm ghìm cương lạm phát đã gây ra những thiệt hại đối với kinh tế.
Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, OECD dự kiến kinh tế toàn cầu có thể đạt mức tăng trưởng 3% trong năm 2023, cao hơn mức dự báo 2,7% mà tổ chức này đưa ra hồi tháng 6. Tuy nhiên, OECD cho rằng tăng trưởng toàn cầu vẫn ở mức “dưới trung bình”, giảm xuống còn 2,7% trong năm 2024, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.
Trong tuyên bố, OECD nêu rõ: “Sau khởi đầu năm 2023 cao hơn dự kiến nhờ giá năng lượng giảm và Trung Quốc mở cửa trở lại, tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ ở mức vừa phải”. Theo OECD, tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ “đang ngày càng trở nên rõ ràng”, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp suy giảm và phục hồi của Trung Quốc cũng yếu dần.
Video đang HOT
Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã tăng mạnh lãi suất nhằm kiềm chế giá tiêu dùng tăng vọt sau khi xung đột bùng phát tại Ukraine năm 2022.
OECD nhận định lạm phát có thể giảm dần trong năm 2023 và 2024 song vẫn cao hơn mục tiêu mà các ngân hàng trung ương đặt ra tại hầu hết các nền kinh tế. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất cơ bản lên mức cao kỷ lục vào tuần trước, song đồng thời phát đi tín hiệu đây có thể là lần tăng cuối cùng, trong khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed – ngân hàng trung ương) cũng được cho là ngừng tăng lãi suất trong cuộc họp ngày 19-20/9. Hiện mức tăng giá tiêu dùng đã hạ dần ở Mỹ và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone), song vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% mà Fed và ECB đề ra, trong khi giá dầu đã phục hồi trong những tuần gần đây.
Tuyên bố của OECD nêu rõ: “Ngay cả khi lãi suất không tăng thêm, tác động của các đợt tăng trước đó sẽ tiếp tục được ghi nhận ở các nền kinh tế trong một thời gian nữa”. Thực tế, chi phí đi vay đối với các công ty và hộ gia đình đã tăng lên, trong khi các điều kiện tín dụng bị thắt chặt. Một số nước ghi nhận tỷ lệ nợ quá hạn và tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán gia tăng.
OECD cảnh báo cuộc khủng hoảng tại các ngân hàng của Mỹ hồi tháng 3 và vụ sáp nhập ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) cho thấy “vẫn còn rủi ro” và lãi suất cao hơn có thể “gây căng thẳng trong hệ thống tài chính”.
OECD nhận định suy giảm kinh tế Trung Quốc mạnh hơn dự kiến cũng là một yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã gặp khó khăn sau 3 năm COVID-19 cùng với khoản nợ khổng lồ trong lĩnh vực bất động sản. OECD đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống còn 5,1% trong năm 2023 và 4,6% trong năm 2024, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.
Dù nâng dự báo tăng trưởng của Mỹ, song OECD lưu ý tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu thế giới có thể giảm từ mức 2,2% trong năm 2023 xuống còn 1,3% trong năm 2024. Đối với eurozone, OECD hạ dự báo tăng trưởng của khu vực này xuống còn 0,6% trong năm nay và 1,1% vào năm 2024 trong bối cảnh kinh tế Đức gặp khó khăn. Trong khi đó, OECD nâng mức dự báo tăng trưởng của Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ ba thế giới – thêm 0,5 điểm phần trăm lên mức 1,8% trong năm 2023, sau đó giảm còn 1,0% trong năm 2024.
WEF 2023: Phần lớn các doanh nghiệp giảm niềm tin về triển vọng tăng trưởng toàn cầu
Kết quả khảo sát do công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) công bố ngày 16/1 cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp về triển vọng tăng trưởng đã giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 do lạm phát gia tăng, biến động kinh tế vĩ mô và xung đột địa chính trị.
Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo PwC, khoảng 73% giám đốc điều hành (CEO) các doanh nghiệp trên khắp thế giới cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm trong 12 tháng tới. Điều này cho thấy niềm tin của doanh nghiệp giảm mạnh nhất kể từ khi PwC bắt đầu tiến hành cuộc khảo sát này cách đây hơn 1 thập kỷ, khác hẳn so với triển vọng lạc quan đối với năm 2021 và 2022. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy 60% CEO các doanh nghiệp không có kế hoạch giảm số lượng nhân viên trong 12 tháng tới, trong khi 80% không có kế hoạch cắt giảm tiền thưởng cho nhân viên để giữ chân nhân tài và giảm thiểu tỷ lệ tiêu hao lực lượng lao động.
PwC cho biết thêm gần 40% trong số hơn 4.400 CEO các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết doanh nghiệp của họ sẽ không thể phát triển về mặt kinh tế trong thập kỷ tới nếu họ không đổi mới và chuyển đổi với tốc độ nhanh hơn. Theo PwC, khoảng 50% số CEO các doanh nghiệp cho biết họ đang giảm chi phí hoạt động, 51% đang tăng giá sản phẩm và 48% đang đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ. Theo khảo sát, rủi ro khí hậu không còn được coi là rủi ro ngắn hạn đáng chú ý trong 12 tháng tới so với các rủi ro toàn cầu khác.
Phát biểu bên lề Hội nghị thường niên lần thứ 53 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ), Chủ tịch toàn cầu của PwC, Bob Moritz, cho rằng những doanh nghiệp hoạt động tốt trong năm 2022 có thể sẽ chứng kiến một năm nhiều thách thức hơn phía trước.
Trong khi đó, kết quả cuộc khảo sát do WEF thực hiện cũng cho thấy hơn 60% các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực công và tư đều dự báo suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023.
OECD: Kinh tế G20 tăng trưởng 0,9% trong quý I/2023 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 14/6 ước tính trong quý I/2023, nền kinh tế của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tăng 0,9% so với quý trước, nhờ việc mở cửa trở lại của kinh tế Trung Quốc. Người dân mua bán thực phẩm tại một khu chợ...