OECD cảnh báo rác thải nhựa trên toàn cầu sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2060
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD) ngày 3/6 công bố báo cáo cảnh báo tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng trên thế giới, theo đó sử dụng nhựa sẽ tăng gần gấp 3 lần trong vòng chưa đến 4 thập kỷ.
Rác thải nhựa tại New York, Mỹ, ngày 21/4/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo báo cáo của OECD, lượng sản phẩm nhựa được sản xuất dựa vào nguyên liệu hóa thạch hằng năm trên thế giới dự kiến sẽ vượt 1,2 tỷ tấn vào năm 2060 và rác thải sẽ vượt mức 1 tỷ tấn. Ngay cả khi hành động tích cực để giảm nhu cầu đối với sản phẩm nhựa và cải thiện hiệu quả sử dụng, sản xuất đồ nhựa cũng sẽ tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 40 năm. Tuy nhiên, OECD cho rằng các chính sách phối hợp toàn cầu có thể giúp tăng mạnh tỷ lệ rác thải nhựa có thể tái chế trong tương lai từ 12% lên 40%.
Mức độ ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày càng báo động trên thế giới. Thâm nhập đến cả những nơi hoang sơ và hẻo lánh nhất trên hành tinh, những hạt vi nhựa đã được phát hiện trong bụng cá ở nơi sâu nhất của đại dương, hoặc mắc kẹt bên trong những tảng băng ở Bắc Cực. Các mẩu nhựa được cho là nguyên nhân khiến hơn 1 triệu con chim biển và hơn 100.000 động vật có vú dưới biển chết mỗi năm.
Người đứng đầu OECD, ông Mathias Cormann nhấn mạnh: “Ô nhiễm nhựa là một trong những thách thức lớn về môi trường của thế kỷ 21, gây tác hại trên diện rộng đối với các hệ sinh thái và sức khỏe con người”.
Video đang HOT
Từ những năm 1950, khoảng 8,3 tỷ tấn nhựa đã được sản xuất, trong đó hơn 60% đã được chôn lấp, được đốt, hoặc đổ xuống sông và biển. Khoảng 460 triệu tấn nhựa được sử dụng trong năm 2019, gấp đôi so với 20 năm trước đó. Lượng rác thải nhựa cũng tăng gần gấp đôi, vượt 350 triệu tấn, trong đó chỉ gần 10% được tái chế.
Theo OECD, cùng với tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số, sản xuất đồ nhựa sẽ tăng. Tuy nhiên, các chính sách xử lý rác thải có thể tạo sự khác biệt lớn.
Hiện nay gần 100 triệu tấn rác thải nhựa chưa được quản lý hoặc được cho phép thải ra môi trường. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2060. Báo cáo kết luận: “Các nỗ lực phối hợp và tham vọng trên toàn cầu có thể loại bỏ hầu hết ô nhiễm nhựa vào năm 2060″.
Đầu năm nay, Liên hợp quốc đã khởi động một tiến trình phát triển một hiệp ước mang tính ràng buộc quốc tế nhằm hạn chế ô nhiễm nhựa.
Mexico và Brazil triển khai các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát
Ngân hàng trung ương Mexico (Banxico) ngày 12/5 đã tăng lãi suất cơ bản lên 7%, một trong những nỗ lực nhằm kiềm chế tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao kỷ lục 7,68%.
Quần áo được bày bán tại cửa hàng ở Mexico City, Mexico, ngày 10/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico City, đây lần thứ 8 liên tiếp Banxico tăng lãi suất cơ bản. Cơ quan tài chính này cho biết các quyết định chính sách tiền tệ tiếp theo sẽ đánh giá chặt chẽ những yếu tố làm tăng áp lực lạm phát. Bên cạnh đó, Banxico nhấn mạnh sẽ thực hiện các hành động can thiệp cần thiết vào thị trường nhằm kiểm soát tỷ lệ lạm phát ở mức mục tiêu đề ra.
Theo Banxico, áp lực lạm phát đang gia tăng bởi những tác động xấu từ bên ngoài, như việc Trung Quốc phong tỏa chống dịch COVID-19 và cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine.
Trước đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá tỷ lệ lạm phát ở Mexico có thể cao hơn dự kiến trong thời gian dài, làm xói mòn sức mua, đặc biệt là các hộ gia đình dễ bị tổn thương. Ngoài ra, việc thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát sẽ làm suy yếu sự phục hồi kinh tế.
Sự hội nhập cao của Mexico trong các chuỗi giá trị toàn cầu có nghĩa là lạm phát toàn cầu và sự gián đoạn trong chi phí chuỗi cung ứng gây áp lực đáng kể lên cả lạm phát chính và lạm phát cơ bản. Bên cạnh đó, sự phục hồi của nhu cầu trong nước đối với một số dịch vụ và áp lực tăng giá đối với một số thực phẩm và giá năng lượng đang thúc đẩy lạm phát.
Banxico dự báo tỷ lệ lạm phát ở Mexico vào cuối năm 2022 sẽ ở mức 6,4%, sau đó giảm xuống 4,4% vào năm 2023 và quay trở lại mức 3% vào năm 2024.
* Chính phủ Brazil thông báo bắt đầu giảm thuế nhập khẩu của 11 sản phẩm từ ngày 12/5 đến hết năm nay để kiềm chế lạm phát gia tăng.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, Bộ Kinh tế Brazil cho biết thuế suất nhập khẩu của một số mặt hàng như thịt bò, thịt gà, lúa mì, bột mì, ngô hạt, bánh quy, và nhiều phụ phẩm phục vụ ngành bánh mỳ và bánh ngọt sẽ giảm về 0%. Trước đó, các mức thuế này giao động từ 7,2% đến 16,2%.
Trong khi đó, thuế nhập khẩu các sản phẩm thép phục vụ xây dựng dân dụng sẽ giảm từ 10,8% xuống 4%. Thuế nhập khẩu đối với axit sulfuric sử dụng trong nông nghiệp giảm từ 3,6% xuống 0% và đối với thuốc diệt nấm Mancozeb giảm từ 12,6% xuống 4%.
Trước đó, hồi tháng 3, Chính phủ Brazil đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với dầu đậu nành, cà phê, bơ thực vật, mì, pho mát và đường, trong bối cảnh giá các mặt hàng này tăng trên thị trường quốc tế.
Thành công của 'xuất khẩu' giáo dục Phần Lan đến Ấn Độ Những ngôi trường với hình thức học tập mang phong cách Phần Lan dựa trên hoạt động thay vì sách giáo khoa đang xuất hiện ở khắp Ấn Độ. Trường The Academy theo phương pháp giáo dục Phần Lan tại Pune (Ấn Độ). Ảnh: Al Jazeera Bột nặn không phải là một công cụ hỗ trợ giảng dạy toán học thông thường. Nhưng...