OCB được công nhận thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đạt danh hiệu “ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020″ do Hội đồng Thương hiệu Quốc gia và Bộ Công Thương công nhận.
Khách hàng giao dịch tại OCB. Ảnh: OCB.
OCB là một trong bốn ngân hàng được công bố có sản phẩm dịch vụ đạt chứng nhận năm nay. Lễ trao giải dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 11 tại Hà Nội.
Tính đến 30/9/2020, tổng tài sản của OCB đạt 132.992 tỷ đồng, tăng 13% so với cuối năm ngoái và tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn chủ sở hữu của OCB đạt 15.913 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Với kết quả tích cực trong công tác huy động vốn và tăng trưởng tín dụng, tổng doanh thu thuần của OCB đạt 5.054 tỷ đồng, vượt 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế ở mức 2.507 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ 2019.
Trước đó, tốc độ tăng trưởng kép (CARG) của OCB từ năm 2016-2019 đạt trên 88%. Trong vòng 5 năm, quy mô ngân hàng tăng trưởng vượt bậc khi tổng tài sản tăng 140%, vốn điều lệ tăng 122%, vốn chủ sở hữu tăng 172%.
Đại diện OCB cho biết, việc được niêm yết chính thức trên sàn giao dịch chứng khoán là bước đi chủ đạo tiếp theo. Theo đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa có văn bản xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của OCB. Số lượng cổ phiếu ngân hàng này đăng ký niêm yết là hơn 876,7 triệu cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ 8.767 tỷ đồng.
Trước đó, ngân hàng cũng hoàn tất thương vụ bán 15% cổ phần cho Ngân hàng Aozora Nhật Bản (AOZ). Hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, trong đó AOZ cam kết đầu tư lâu dài tại OCB qua việc cử chuyên gia tham gia vào hoạt động quản trị và điều hành, hỗ trợ phát triển kinh doanh, hỗ trợ hoạt động bán lẻ, quản lý rủi ro, nâng cao công nghệ, ngân hàng số. AOZ còn liên kết cung cấp dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam.
Đầu tháng 10, OCB được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 8.767 tỷ đồng lên 10.959 tỷ đồng từ việc chia cổ tức. Theo đại diện ngân hàng, đây là thông tin tích cực được cổ đông quan tâm và là tiền đề để nhà băng triển khai việc đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán.
Thương hiệu Quốc gia là chương trình do Bộ Công thương chủ trì thực hiện nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ). Mục đích chương trình nhằm xây dựng hình ảnh một Việt Nam gắn với các giá trị chất lượng, đổi mới, sáng tạo, năng lực tiên phong. Thông qua chương trình, nhiều thương hiệu Việt Nam đã được biết đến và tạo dựng uy tín lớn trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ngân hàng OCB khẳng định không liên quan đến Tập đoàn tài chính OCB
Trước thông tin nhiều người "sập bẫy" mất hàng chục tỷ đồng khi đầu tư tiền ảo vào Tập đoàn tài chính OCB, Ngân hàng Phương Đông (OCB) khẳng định không liên quan đến tổ chức này.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa thông cáo về việc Tập đoàn tài chính OCB sử dụng tên gây nhầm lẫn thương hiệu với ngân hàng.
Cụ thể, thời gian qua, một số trang tin điện tử liên tục đăng tải thông tin về vụ việc "Đầu tư tiền ảo vào Tập đoàn tài chính OCB" và đã có nhiều cá nhân, khách hàng "sập bẫy" mất hàng chục tỷ đồng; trong đó đề cập đến những cái tên: OCB life, OCB Lending, OCB Master, Tập đoàn tài chính đa quốc gia OCB life (IEO Of Blockmax)...
Việc các tổ chức nói trên gắn "Nhãn OCB" để sử dụng đã gây nhầm lẫn với thương hiệu "OCB" của Ngân hàng TMCP Phương Đông. Sự việc quảng bá này có dấu hiệu bất minh, vi phạm các quy định liên quan đến việc bảo hộ thương hiệu được đăng ký, ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Ngân hàng, do vậy Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), thông tin chính xác các nội dung sau:
1. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
KHẲNG ĐỊNH KHÔNG LIÊN QUAN đến Tập đoàn tài chính OCB cùng các tên gọi khác được đề cập như: OCB life, OCB Lending, OCB Master, Tập đoàn tài chính đa quốc gia OCB life...
2. Thương hiệu của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã được đăng ký bảo hộ theo quy định, chi tiết như sau:
- Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Phương Đông
- Tên tiếng Anh: Orient Commercial Joint Stock Bank
- Tên viết tắt: OCB
- Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, số 223757
3. Các hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công nhận và chứng nhận bởi
các cơ quan có thẩm quyền. OCB luôn được đánh giá là Ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, uy tín hàng đầu với tốc độ tăng trưởng bền vững và hiệu quả. Hoạt động trên nền tảng quản trị chuẩn mực và tiên tiến, là một trong những Ngân hàng đầu tiên tại
Việt Nam hoàn thành các hạng mục dự án Quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II, được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế - Moody's đánh giá và nâng bậc xếp hạng tín nhiệm lên Ba3, mức cao nhất tại Việt Nam hiện nay.
4. Việc cá nhân, tổ chức khác sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu được Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đăng ký bảo hộ mà chưa được Ngân hàng chấp thuận là
trái các quy định pháp luật. Để bảo vệ hình ảnh, thương hiệu và quyền lợi của Ngân hàng, OCB sẽ yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thanh tra làm rõ, thậm chí thực hiện các thủ tục tố tụng theo quy định, buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm phải chấm dứt việc này.
Trường hợp, các hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại đến OCB và Khách hàng chính thống của OCB, OCB sẽ thực hiện tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền về hành vi lợi dụng hình ảnh, thương hiệu gây nhầm lẫn để lừa đảo, trục lợi.
Nhóm JX gom 13 triệu cổ phiếu PLX từ đợt "xả hàng" của Petrolimex Bên mua ENEOS Corporation không phải người xa lạ mà chính là công ty mẹ của cổ đông chiến lược JX. Cùng thời gian này, Petrolimex đã bán xong cổ phiếu quỹ. Petrolimex đã bán xong 13 triệu cổ phiếu quỹ Tổ chức ENEOS Corporation vừa cho biết đã hoàn tất mua 13 triệu cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt...