OCB đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 tăng 36%
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 với kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng cao so với năm 2019.
OCB sẽ tiếp tục phát triển các mô hình ngân hàng số trong hệ sinh thái mở thông qua nền tảng Open API.
Theo đó, OCB đặt mục tiêu tăng trưởng 25% đối với các chỉ tiêu hoạt động, trong điều kiện cơ quan quản lý chấp thuận giới hạn tăng trưởng tín dụng như kỳ vọng. Cụ thể, tổng tài sản dự kiến tăng 27% so với năm 2019, đạt 150.000 tỷ đồng; vốn điều lệ tăng 43%, lên mức 11.275 tỷ đồng. Tổng huy động vốn thị trường 1 dự kiến tăng 21%, đạt 103.284 tỷ đồng; tổng dư nợ thị trường 1 dự kiến là 90.549 tỷ đồng, tăng 25%.
Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát dưới 2%. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) kiểm soát dưới 37%. Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng trưởng 36%, đạt 4.400 tỷ đồng.
Để đạt được các chỉ tiêu trên, trong năm 2020, OCB sẽ tiếp tục chuyển dịch cơ cấu phân bổ tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ, hỗ trợ các gói lãi suất ưu đãi, kỳ hạn phù hợp với các khách hàng thuộc các lĩnh vực này. Phân tán mức độ tập trung tín dụng theo ngành và các phân khúc khách hàng, kiểm soát chặt tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản và rủi ro cao.
Bên cạnh các sản phẩm lõi, OCB đẩy mạnh xây dựng và phát triển các mô hình ngân hàng số trong hệ sinh thái mở thông qua nền tảng Open API.
An Phát Holdings đấu giá thành công 4,3 triệu cổ phiếu, thu về hơn 215 tỷ đồng
Sáng 22/6, Cong ty cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (Mã CK: APH) đã tổ chức đấu giá thành công 4,3 triệu cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE). Tổng số tiền APH thu về đạt 215,08 tỷ đồng.
Video đang HOT
Với mức giá khởi điểm 25.000 đồng/cổ phiếu, đã có 109 nhà đầu tư tham gia phiên đấu giá, khối lượng đặt mua lên tới xấp xỉ 20,8 triệu đơn vị. Giá đặt mua cao nhất 52.800 đồng/cổ phiếu.
Kết quả, 15 nhà đầu tư trúng giá mua toàn bộ 4,3 triệu cổ phần. Mức giá thành công bình quân là 50.018 đồng, cao hơn hai lần so với giá khởi điểm là 25.000 đồng/cổ phần. Số tiền thu về tương ứng đạt 215,08 tỷ đồng.
Với mức giá trúng trung bình trong phiên đấu giá, dự kiến APH được định giá khoảng hơn 6.600 tỷ đồng.
Số tiền 215,08 tỷ đồng huy động được từ 4,3 triệu cổ phiếu sẽ được APH sử dụng để đầu tư xây Nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học phân h ủy hoàn toàn AnBio.
Dự kiến nhà máy sẽ khởi công vào đầu năm 2021 tại Hải Phòng, xây dựng trong khoảng 18 tháng, hoàn thiện vào cuối năm 2022, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm với vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.
Với việc chủ động nguyên liệu, dự kiến trong 3-5 năm tới, tỷ trọng sản phẩm túi sinh học phân h ủy hoàn toàn có thể tăng từ 10% hiện tại đến khoảng 50% trong cơ cấu doanh thu bao bì của APH. Điều này giúp cải thiện đáng kể tỷ suất lợi nhuận chung của Tập đoàn, vì tỷ suất lợi nhuận gộp của dòng sản phẩm này là khoảng 20% so với mức bình quân là 14% của bao bì thông thường.
Nhu cầu cho dự án nguyên liệu sinh học phân h ủy hoàn toàn AnBio của APH là hơn 70 triệu USD. APH dự kiến huy động 50% từ nguồn vốn chủ sở hữu và 50% còn lại là nguồn vốn vay.
Kế hoạch trong năm 2020 sẽ hoàn thành việc huy động 80% lượng vốn cần thiết, phần còn lại sẽ huy động trong năm 2021 chủ yếu dưới hình thức vay thương mại hoặc trái phiếu trơn.
Trong năm 2020, APH dự kiến phát hành 20 triệu cổ phiếu mới, tương đương 14% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Tỷ trọng cổ phiếu mới là 15,75 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược và 4,3 triệu cổ phiếu đấu giá công khai. Hiện tại, APH đang đàm phán với các nhà đầu tư nước ngoài về chiến lược hợp tác phát triển.
Kết quả đấu giá cổ phiếu APH.
APH thành lập vào tháng 3/2017, tập trung vào các ngành kinh doanh chủ yếu là: sản phẩm và nguyên vật liệu sinh học p hân hủy hoàn toàn, bao bì, nhựa kỹ thuật và nhựa nội thất, cơ khí chính xác và khuôn mẫu, nguyên vật liệu và hóa chất ngành nhựa, bất động sản công nghiệp.
Từ khi thành lập đến nay, APH liên tục tăng vốn điều lệ lên 1.423 tỷ đồng và đến tháng 1/2020, APH chính thức trở thành công ty đại chúng.
APH là công ty mẹ sở hữu trực tiếp CTCP Nhựa Hà Nội (Mã: NHH) 55% và CTCP Nhựa An Phát Xanh (Mã: AAA) 48%, CTCP An Tiến Industries (Mã: HII) cùng nhiều đơn vị thành viên khác. AAA, HII mang lại 86% và 80% doanh thu và lợi nhuận gộp cho APH trong Quý I/2020, 14% và 20% còn lại đến từ NHH.
Năm 2019, doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất của APH đạt lần lượt 9.513 tỷ đồng và 712 tỷ đồng, tăng trưởng 19% và 305% so với cùng kỳ năm 2018. Nếu trước đây, nguồn thu chính của APH từ hoạt động sản xuất bao bì (90% doanh thu và lợi nhuận) thì nay với việc mở rộng sang các lĩnh vực khác, đặc biệt là mảng công nghiệp hỗ trợ đã chiếm 12% trong cơ cấu doanh thu hợp nhất của Tập đoàn và tăng trưởng bình quân 9%/năm trong giai đoạn 2015-2019.
Đặc biệt, chỉ sau hơn 1 năm đi vào hoạt động chính thức, mảng bất động sản công nghiệp đã gặt hái được thành công đáng kể khi đóng góp 7% doanh thu và 29% lợi nhuận gộp năm 2019, mảng sản phẩm sinh học ph ân hủy hoàn toàn đang gia tăng đóng góp vào cơ cấu doanh thu của Tập đoàn.
Trong năm 2020, APH đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng cả năm đạt 12.000 tỷ đồng và 650 tỷ đồng. Về dài hạn, động lực tăng trưởng của APH sẽ đến từ dòng sản phẩm sinh học phân hủ y hoàn toàn thông qua đầu tư vào dự án nguyên liệu sinh học ph ân hủy hoàn toàn AnBio.
Ông Phạm Đỗ Huy Cường, Phó tổng giám đốc thường trực, Giám đốc tài chính APH cho biết: "Việc IPO và niêm yết HOSE sẽ giúp APH tăng cường khả năng tiếp cận, huy động nguồn vốn, nâng cao năng lực để thực hiện các mục tiêu dài hạn.
Cùng với định hướng chiến lược đúng đắn và việc mở rộng thêm các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tiềm năng khác, đặc biệt là kế hoạch đầu tư vào dự án nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học ph ân hủy hoàn toàn, chúng tôi tự tin trong vòng 5 năm tới APH sẽ phát triển vượt bậc, trở thành Tập đoàn Nhựa công nghệ cao, thân thiện môi trường hàng đầu Đông Nam Á".
Sau khi đấu giá thành công 4,3 triệu cổ phiếu vào ngày 22/6, APH dự kiến tổ chức Roadshow vào khoảng đầu tháng 7/2020 trước khi chính thức niêm yết cổ phiếu vào thời điểm cuối tháng 7/2020.
ĐHCĐ Dệt may Thành Công (TCM): Lợi nhuận trong quý 2/2020 ước tăng trưởng 36% nhờ Covid-19 Tháng 5 và tháng 6, TCM xuất được nhiều khẩu trang vải kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế sang Mỹ với doanh thu và lợi nhuận tương đối tốt, nhờ đó bù đắp được đơn hàng truyền thống bị thiếu hụt. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 của CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM...