Ốc xào Vinh thơm đêm mùa hạ
Một tối mưa mát lành của Hà Nội, xuýt xoa bên đĩa ốc xào nóng rẫy được chế biến đúng kiểu xứ Nghệ – nghĩa là từng con ốc được chặt đuôi để cái đậm đà của gia vị ngấm sâu vào mình ốc, tôi đã hiểu tại sao cô bạn người Vinh của mình suốt mấy năm trời thiết tha đi tìm món này ở Hà Nội.
Vốn chẳng phải tín đồ của ốc, ấy vậy mà đĩa ốc be bé này lại khiến tôi vừa ăn vừa tập trung hết sức để “đoán mò” gia vị trong ấy. Gần chục nguyên liệu khác nhau, thứ nào cũng “không thể thiếu”, theo lời tuyên bố chắc nịch của anh chủ quán trẻ tuổi.
Mỡ heo rán lên, để nguyên tóp, thả ốc vào cùng với hành khô, xả, chút hành tăm cho dậy mùi, màu điều, lá chanh, bột ớt…thứ cho vào chảo sau cùng là mật mía. Từ lúc bắc chảo lên đến lúc xong một mẻ ốc xào cũng mất ít nhất 30 phút – Ảnh: Tịnh Tâm
Kỳ công nhất phải kể đến cái khâu chặt đuôi cả mấy cân ốc cho cả ngày bán. Khi tôi hỏi phải mất bao nhiêu thời gian, chủ quán – anh Phạm Gia Nghĩa phác một cử chỉ ý chừng lâu la lắm, nhưng nếu muốn món ăn ra đúng “chất” Vinh thì phải chấp nhận sự tỉ mẩn. Không chỉ đặc trưng xứ Nghệ trong cách chế biến, món ốc xào Vinh còn đặc biệt ở những nguyên liệu chỉ vùng đất này mới có: bột ớt Nghệ An, hành tăm, mật mía Nghĩa Đàn – thứ mật mía vàng sậm quyến rũ được mệnh danh là ngon nhất cả nước.
Có lần quán hết mật mà ở quê chưa kịp chuyển ra, anh Nghĩa phải vất vả chạy đến tận nhà người quen xin cho bằng được thứ mật ấy về chứ quyết không làm món ốc xào không trọn vị, dẫu rằng người ăn không phải ai cũng sành đến mức nhìn được ra những gia vị lẩn khuất quyện hòa trong đĩa ốc tưởng chừng đơn giản ấy.
Nhưng trước khi đến được những giai đoạn chế biến ấy, mớ ốc này phải được ngâm chừng 10 tiếng trong nước pha bột gạo và trứng, cứ 2kg ốc thì một quả trứng, một bát bột. Khi tôi tỏ ra ngạc nhiên về công thức ngâm độc đáo này, anh Nghĩa mỉm cười: “Bột gạo pha vào nước sẽ giống nước vo gạo truyền thống, còn trứng gà sẽ làm thịt ốc béo hơn, ngậy hơn. Đây là công thức gia truyền của gia đình tôi”. Cái sự “béo ngậy” ấy quả thật tôi đã được chứng thực khi ăn thử, dù chúng đã được rửa qua 10 lần nước trước khi đem xào.
Mỡ heo rán lên, để nguyên tóp, thả ốc vào cùng với hành khô, xả, chút hành tăm cho dậy mùi, màu điều, lá chanh, bột ớt…thứ cho vào chảo sau cùng là mật mía. Từ lúc bắc chảo lên đến lúc xong một mẻ ốc xào cũng mất ít nhất 30 phút. “Ốc xào càng lâu càng đậm đà, nhưng dĩ nhiên không lâu đến mức để thịt ốc teo lại mất ngon. Nước dùng lúc nào cũng phải sánh quyện. Các gia vị cùng làm nên vị ngon mà khiến cho người ăn không thể tách bạch rõ vị gì với vị gì, đó mới là cái tài của người nấu ăn”, anh chủ quán trẻ tuổi chia sẻ bí quyết.
Quả thực, nếu không có cuộc trò chuyện với anh, tôi sẽ không tài nào nhận ra vị ngọt thơm đặc biệt ấy chính là mật mía, chút nồng thoảng qua rất nhẹ đó là hành tăm, cái béo ngậy khó quên trong từng chú ốc lại do trứng gà và tóp mỡ “nắm tay nhau” mà thành. Vừa say sưa “mút” ốc, vừa chấm ruột bánh mì rán vào nước xốt sánh đậm, tôi thú nhận với cô bạn rằng dù mình vốn chẳng mê ốc, nhưng chắc chắn sẽ quay lại quán này không chỉ một lần…
Tịnh Tâm
Theo Sài Gòn Ẩm Thực
[Chế biến] - Bánh pía sầu riêng
Chiếc bánh mang hương vị sầu riêng thoang thoảng, từng lớp vỏ mỏng mềm cộng thêm vị bùi có chút mặn của trứng muối thật hấp dẫn.
Trước đây, muốn được ăn bánh pía mang hương sầu riêng hấp dẫn, bạn phải nhờ người quen đặt mua từ trong miền Nam. Dần dần, ở ngoài Bắc cũng đã có bánh pía bán. Tuy nhiên, nếu thích, ngay tại nhà bạn cũng có thể làm món bánh ăn thơm ngon này để đãi cả nhà hoặc đem tặng người thân hay bạn bè. Dịp Trung thu này là lúc để bạn trổ tài. Cách làm bánh pía cũng không khó nhé!
Nguyên liệu:
Cho phần vỏ bột nước: (3 cái lớn):
- 120 gr bột mì
- 25 gr đường
- 50 ml dầu
Video đang HOT
- 40 ml nước
Cho phần vỏ bột dầu:
- 100 gr bột mì
- 50 ml dầu
Cho phần nhân:
- 150 gr đậu xanh
- 150 gr sầu riêng tán nhuyễn
- 50-70 gr đường tùy theo khẩu vị các bạn
- 1/5 muỗng cà phê muối
- 40 ml dầu ăn
- 25 gr bột nếp rang
- 10 gr bột mì 10 ml dầu ăn
- 1/3 chén mỡ heo đã xào ngọt
- 3 trứng vịt muối ngâm chút rượu có gừng và nướng 10 phút ở nhiệt độ 190 độ C
- Nếu bạn không thích mỡ heo thì làm mứt bí nhé
Nguyên liệu mực - đóng dấu: Lấy 1 miếng màng bọc thực phẩm bọc lên miệng đĩa. Lấy 1 miếng giấy thầm dấu gấp làm 4 để lên mặt đĩa rồi đổ màu phẩm đỏ lên. Con dấu thì bạn dùng con dấu nào cũng được.
Cho phần trứng: Thoa mặt bánh: Lòng đỏ trứng đánh hơi nổi với 1 muỗng dầu mè, 1 muỗng nước lã với 1/2 muỗng cà phê nước màu kho cá và 1 giọt màu vàng thực phẩm.
Cách làm:
Thực hiện phần bột nước:Cho tất cả nguyên liệu vào 1 cái âu, và bắt đầu nhồi cho bột dẻo mịn (phần bột này không quá khô nhé các bạn). Nhồi xong để bột nghỉ 30 phút.
Thực hiện phần bột dầu: Cho bột và dầu vào âu và nhồi bột quyện lại 1 khối. (Bột sẽ rất mềm). Cũng để bột nghỉ 30 phút.
Thực hiện phần nhân:
Bước 1: Đậu xanh ngâm vài tiếng, sau đó vo sạch nấu chín. Cho đậu xanh, đường vào máy xay nhuyễn.
Bước 2: Cho đậu xanh vào chảo không dính cùng với dầu, bột nếp rang sên với lửa nhỏ khoảng 15 phút thì cho sầu riêng, chén bột mì dầu vào tiếp tục sên cho đến khi nhân quyện thành 1 khối không dính chảo thì cho mỡ heo hay mứt bí vào sên thêm 5-7 phút nữa là tắt bếp.
Thực hiện phần cán bánh:
Bước 1: Chia phần bột nước làm 3 phần. Chia phần bột dầu làm 3 phần, cân nhân 120gr kể cả lòng đỏ trứng vịt muối vo tròn.
Bước 2: Đè dẹp viên bột nước, cho viên bột dầu vào vo tròn lại.
Bước 3: Cán dài viên bột, rồi cuộn tròn lại.
Tiếp tục cán dọc 1 lần nữa. Sau đó cuộn tròn lại.
Bước 4: Bạn cứ tiếp tục làm 2 phần bột còn lại. Vì bột nước và bột dầu nên khi cán bạn sẽ thấy các lớp bột tách rời nhau. Đó là thành công bạn nhé.
Bước 5: Bây giờ bạn cán tròn cục bột và cho nhân vào giữa túm các mép lại. Xếp bánh vào khay nướng, dùng lòng bàn tay đè nhẹ cho phần phộ dẹp xuống 1 chút cho đẹp.
Bước 6: Mở lò 160 - 170 độ C trước 10 phút. Cho khay bánh vào ngăn giữa nướng 16 phút. Qua 16 phút lấy bánh ra. Lấy con dấu nhúng vào mực đỏ ấn nhẹ vào giữa mặt bánh.
Sau đó cho bánh vào lò nướng tiếp 5 phút nữa. Qua 5 phút lấy khay bánh ra để 2 phút rồi mới quét trứng lên (để 2 phút mới quét trứng thì mực sẽ không bị lem). Cho khay bánh trở vào lò nướng thêm 6 phút nữa là bánh chín. Tắt lò lấy khay bánh ra để nguội.
Với công thức này bánh pía vừa nướng xong ăn đã ngon rồi mà để qua 1 ngày ăn lại càng ngon hơn.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với bánh pía nhân sầu riêng thơm ngon nhé!
Theo Eva
Chế độ dinh dưỡng thông minh cho trẻ Một chế độ ăn đủ lượng, đủ chất, đa dạng thực phẩm, thay đổi món thường xuyên sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ em. Trí thông minh phần lớn là do di truyền (gen) tạo ra. Tuy nhiên, dinh dưỡng trong bào thai và sáu năm đầu tiên là giai đoạn quan trọng để hình thành, phát triển não...