Ốc heo tuy một mà hai
Vùng biển miền Trung được coi là xứ sở của các loại ốc. Trong đó phải kể đến một loại ốc ngon có hạng, mang cái tên khá dân dã. Đó là ốc heo.
Ốc heo hấp sả TRẦN CAO DUYÊN
Có lẽ cái tên “ốc heo” bắt nguồn từ hình dạng con ốc khi để úp nhìn khá giống chú heo con đang nằm ngủ. Loại ốc này hay sống ở những rạn đá ngầm cách bờ biển non cây số. Vỏ ốc trơn láng, nhiều hoa văn đường nét mềm mại, sáng bóng rất đẹp. Khác với khá nhiều loại ốc miệng hơi tròn, miệng ốc heo là một đường rãnh hơi dài và hẹp, hai bên mép có những khía li ti giống răng cưa.
Cái tên “ốc heo” đâu có gì thô kệch. Nhưng để thể hiện mình là người “thanh nhã”, mấy ông phố gốc quê khi mời bạn gái món này đã đổi tên thành ốc “bướm” hay ốc “trinh nữ”. Chữ “trinh nữ” có vẻ “nhã” đấy. Nhưng chữ “bướm” thì… chưa chắc đã “thanh”. Xui cho tôi, bữa dẫn mấy bạn phố đến chơi nhà bạn quê là ngư dân, bạn phố có nhắc tên ốc như vừa nói.
Nghe con ốc “thân thương” quê nhà bị đổi tên, bạn quê liền tự ái, nói mấy người ỷ mình chữ nghĩa một bồ rồi tự ý thay tên đổi họ con ốc heo quê tui là không được. Bây giờ tui hỏi dứt dạt, có ăn “ốc heo” không, tui hấp cho. Còn ốc “bướm” hay ốc “trinh nữ” trinh niếc gì đó thì mấy ông tự tìm. Đây không có! Tôi kẻ giữa, thấy hơi “căng” nên nháy mấy ông bạn phố, đại thể đừng có bóng bẩy mà sẩy bữa ốc ngon. Tất nhiên khách cười “cầu tài”, đồng thanh nói ốc heo đi anh.
Video đang HOT
Vợ chồng bạn vui ra mặt. Chồng vớt ốc đang ngâm ra rổ, vợ le te ra sau vườn nhổ mấy bụi sả. Bạn dứ dứ rổ ốc to đùng, nói nhiêu đây chắc “đánh” bay buổi chiều. Trút ốc vô cái nồi to tướng, trộn đều với củ sả đã xắt nhỏ, rắc một ít muối hột, bạn bắc nồi lên bếp rồi xoa tay: “Chỉ mười lăm phút thôi là mình ngồi với nhau tới xế”.
Thấy không có chút nước nào trong nồi, tôi thắc mắc, kiểu này lấy gì ốc chín? Bạn gãi bụng cười cười, nói ông chỉ được cái mã thư sinh dài lưng tốn vải, biết gì lá cải với rau răm. Dỏng tai lên mà nghe đây! Trong mình ốc có nước. Gặp hơi nóng, nó tự tiết ra nước của chính nó để luộc nó. Đến khi nước cạn thì mùi thơm của sả, chút mặn của muối cũng đã lặn vào thịt ốc. Lát ông ăn coi, ngon thần sầu. Ngon tới mức đi mô rồi cũng nhớ về với ốc heo. Coi bộ ông quên câu vè làng mình rồi à? Rồi bạn đọc: “Xa quê chín núi mười đèo/Chờ nghe em luộc ốc heo thì về”.
Bạn nói ăn ốc, nhất là ốc heo thì phải chấm muối ớt mới “gọi” ra được cái ngon của thịt ốc. Thấy có người chấm thịt ốc với muối tiêu. Trật hết! Chấm như vậy, nếu ốc heo mà biết nói năng, nó sẽ chê người ăn là thiếu “trình” ẩm thực.
Chén muối ớt được vợ bạn giã một cách “nghệ thuật”. Chị nói muối phải là muối hoa, có vị mặn rất… ngọt. Đây là loại muối đang kết tinh, còn nổi trên mặt ruộng, có bán ở Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Ớt phải là ớt sừng, có trái xanh trái đỏ lẫn vào nhau cho đẹp. Ớt nào cũng cay nhưng ớt sừng cay dịu, cay kiểu gái quê ghen người tình chứ không cay “hỗn” như ớt kim.
Ốc ra mâm. Bạn xách chai rượu đùng đục để lên bàn, nói ăn ốc heo nên đèo “cao gạo” để ngon miệng hơn. Xáp trận, bạn phố cầm con ốc mà cứ loay hoay không biết cách sao lấy thịt ra. Bạn quê liền “tập huấn”. Cầm hai con ốc đập nhẹ vào nhau ở phần lưng, vỏ ốc vỡ liền, lấy thịt ra rất dễ. Thịt ốc heo mềm mại, thơm đậm đà vị biển. Chấm với muối ớt, miếng ốc “thăng hoa” hơn.
Ai cũng gật gù vì mỗi miếng thịt ốc heo có đủ vị mặn, ngọt, béo, bùi. “Chủ ốc” cười rổn rảng, nói tụi mình đang ăn loại ốc tuy một mà hai. Hỏi sao? Bạn giải thích gọn trơn, thì trong ốc có… heo chớ sao!
Muốn chọn ốc móng tay "mập ú", chị em hãy làm theo cách này
Ốc móng tay có thể chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn như xào me, cháy tỏi, nướng mỡ hành... Để chọn được những con ốc ngon, chị em hãy lưu ý những điểm sau.
Cách chọn ốc móng tay ngon, nhiều thịt
Ốc móng tay sống ở tầng đáy của cở sông. Khi mua ngoài chợ, người bàn háng thường buộc chúng thành từng bó nên bên trong có thể lẫn cả những con đã chết. Do đó, thay vì mua ốc móng tay thành bó, chị em nên chọn những nơi bán ốc thả trong bể và lựa từng con, bán theo cân.
Khi mua ốc móng tay, chị em cần chọn những con có vỏ màu vàng cát, không bị sứt mẻ, có thể quan sát lớp màng mịn và trong.
Giống như các loại hải sản khác, khi ốc móng tay chết sẽ có mùi hôi. Lúc mua ốc, bạn có thể cẩn thận ngùi mùi để phát hiện những con ốc không đảm bảo chất lượng. Ốc tươi sống sẽ có mùi tanh đặc trưng của bùn và hải sản.
Ngoài ra, để kiểm tra xem ốc còn sống hay không, bạn có thể thả ốc vào chậu nước. Nếu ốc sống thì nó sẽ thè lưỡi ra khi được thả vào nước.
Cách làm sạch cát trong ốc móng tay
Các đơn giản nhất để làm sạch ốc móng tay là ngâm chúng trong nước vo gạo có thả vài lát ớt và muối trong ít nhất 30 tiếng. Ốc gặp ớt cay sẽ nhả sạch cát.
Nếu không có nước vo gạo, bạn có thể ngâm ốc vào trong nước muối và rửa lại nhiều lần cũng giúp loại bỏ cát trong ốc ra ngoài.
Ốc móng tay cũng như nhiều loại ốc khác khi gặp kim loại sẽ nhanh chóng nhả hết bùn đất. Vì thế, bạn có thể ngâm ốc trong chậu kim loại từ 2-3 giờ. Bạn cũng có thể dùng chậu bình thường và thả thêm các vật dụng kim loại để ngâm cùng với ốc.
Sau khi đã rửa sạch ốc, bạn có thể dùng dao nhọn lách vào một bên của con ốc để tách đôi vỏ và lấy phần thịt ra. Hoặc chần ốc qua nước sôi cũng giúp bạn dễ dàng tách thịt ra khỏi vỏ ốc và chế biến thành các món ăn yêu thích.
Đến Cà Mau ăn cá kèo nướng Đến Cà Mau trong chuyến du lịch vừa rồi, điều nhớ nhất của tôi là hầu hết các nhà hàng, quán ăn đều có món cá kèo với đủ cách chế biến: kho tộ, nấu lẩu, nướng mọi... Cá kèo nướng, muối ớt và rau răm ẢNH: VĂN HOÀNG Cá kèo dài chừng 10 - 15 cm, sống chủ yếu vùng nước mặn...