ộc đáo món bún xào cần vùng Cổ Loa
Bún xào rau cần là một món ăn bình dị. Tuy nhiên, ở vùng Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội), bún xào rau cần lại là một món ăn đặc sắc có lịch sử lâu đời gắn liền với thiên tình sử Mỵ Châu – Trọng Thủy. Sự đặc biệt của món ăn còn ở chỗ có xuất xứ từ tay những người lính.
Tương truyền, vào thời An Dương Vương, món bún xào cần có mặt trong thực đơn đãi khách của nhà vua khi tiếp đoàn chúa đất Nam Hải Triệu Đà sang hỏi cưới công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy. Năm đó, khi Triệu Đà sang ngỏ ý hỏi cưới công chúa Mỵ Châu cho con trai Trọng Thủy, vua An Dương Vương đã nhận lời để giữ mối hòa thuận bang giao giữa hai bên. Vua cũng ra lệnh cho đầu bếp chuẩn bị yến tiệc linh đình với những món ăn ngon của Âu Lạc để thết đãi khách; các vị quân binh cũng được trưng dụng phục vụ nhà bếp dịp này.
Để phục vụ kịp thời cho bữa yến tiệc, nhà bếp miệt mài làm việc từ hôm trước, làm thâu đêm. Gà gáy canh ba, những người lính vẫn hối hả xay bột để kịp làm xong món bánh đặc sản trước khi trời sáng. Một người lính vì quá mệt nhọc và buồn ngủ đã sơ ý đổ bột vào một chiếc rổ xảo đang ngâm trong vạc nước sôi. Giật mình, người lính vội nhấc rổ xảo lên, thì bột đã kết thành nhiều sợi dài qua mắt xảo. Chưa kịp phi tang thì lỗi lầm của người lính đã bị quan bếp phát hiện. Thương người lính làm việc thâu đêm vất vả, lại tiếc của, nên quan bếp bèn sai người lính nọ xuống vặt một nắm rau cần bên bờ giếng Ngọc để nấu với mớ sợi bột ăn cho đỡ phí. Sẵn ít tóp mỡ thừa, quan bếp cho vào đảo cùng với rau cần và sợi bột chín làm món lót dạ qua đêm cho đội làm bếp. Mùi thơm của rau cần quyện với mỡ bốc lên thơm nức cả gian bếp. Đúng lúc ấy, một vị cận thần của nhà vua xuống kiểm tra công việc làm bếp, thấy chảo thức ăn có mùi thơm quyến rũ, ông liền hỏi quan đầu bếp tên món ăn và được biết là “món xêu”. Có lẽ lúc đó quan bếp bị lúng túng, vì là món ăn lần đầu tiên làm, chưa có tên gọi, định nói theo âm thanh nghe được khi làm món ăn là “xèo”, không biết làm thế nào để vị cận thần nghe thành “món xêu”. Vị cận thần do cũng thức đêm, bụng đã đói, lại nghe tên món ăn lạ liền ngỏ ý nếm thử, ông thấy “món xêu” rất ngon. Vị cận thần tâu lên vua, vua cũng nếm thử, khen ngon, dễ ăn, lạ miệng và ra lệnh đưa vào thực đơn đãi khách.
Video đang HOT
Đại tiệc đãi khách ngày hôm sau, món xêu đã trở thành một bất ngờ lớn đối với các vị quan khách đất Nam Hải, bởi sự độc đáo của hương vị món ăn không giống bất cứ hương vị món ăn nào. Từ đó món xêu trở thành đặc sản của Cổ Loa, về sau lan truyền ra khắp vùng đồng bằng Bắc bộ, gắn liền với ý nghĩa của ngày dạm hỏi Mỵ Châu. Những sợi bột chín dùng xào rau cần khi ấy, là món bún ngày nay. Và dân làng Cổ Loa từ đấy, cứ đến ngày 13/8 âm lịch hàng năm (ngày hỏi cưới công chúa Mỵ Châu) lại làm món bún xào cần như một món ăn truyền thống; dần dà người ta gọi ngày 13/8 âm lịch là ngày “xêu bà chúa”.
Ngày nay, ở vùng dân cư quanh khu vực giếng Ngọc khi xưa được gọi với tên làng Mạch Tràng, người dân vẫn duy trì việc làm bún như một nghề chính. Người làng Mạch Tràng đã phát triển nghề bún trở thành kỹ xảo với việc ngâm gạo, ủ bột cho món bún ngon hơn; sợi bún cũng được làm dai và rất dài, tạo cho người được thưởng thức một cảm giác cuốn hút. Loại bún dùng xào với rau cần lại được cải tạo cách làm cho sợi ngắn hơn, gọi là bún rối; tuy nhiên món bún xào cần lại không được phổ biến đối với người Hà Nội ngày nay. Và vùng Cổ Loa, mỗi dịp vào hội, nhằm ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người ta vẫn nhắc về “món xêu” như một niềm tự hào.
Xôi bắc, bánh giò "40 năm tuổi"
Ở Đà Lạt không hiếm những hàng quán có tuổi đời lâu năm, gắn bó với nhiều thế hệ. Trong những hàng quán ấy, không thể không kể đến tiệm xôi bắc, bánh giò "40 năm tuổi".
Món ăn bình dị, quen thuộc của người dân Đà Lạt
Nằm ở góc nhỏ con đường Yersin, hàng quán của bà Đặng mở cửa từ rất sớm, chưa tới 6h sáng là đã thấy hình ảnh người phụ nữ cặm cụi bày biện các nguyên liệu. Ở bà mang đậm nét đẹp của người con Đà Lạt hiền lành, chất phác. Hàng quán của bà Đặng là địa điểm ăn sáng quen thuộc của nhiều thế hệ. Nói là hàng quán nhưng thật ra chỉ đơn giản là chiếc bàn để đựng các loại nguyên liệu, thêm vài ba chiếc ghế nhựa để ai ở lại ngồi ăn. Không dù hay mái che, mặc kệ nắng mưa hằng ngày bà vẫn chăm chỉ mở bán.
Quán bán chỉ 2 món là xôi bắc và bánh giò. Xôi bắc hay còn được người Đà Lạt gọi là xôi mặn, món ăn quen thuộc tuy giản đơn nhưng mang hương vị thơm ngon và dường như chưa bao giờ bị ngán. Gọi là xôi bắc vì nguyên liệu chính là nếp bắc có hạt tròn dẹt, dẻo thơm và bùi. Xôi ngon phải được nấu ngay trước giờ ăn, đo lường lượng nước thật khéo để nếp có độ dẻo đúng chuẩn, không quá khô cũng không quá nhão.
Xôi được ăn kèm với chả, chà bông, hành phi và phủ lên trên là lớp dầu hành béo thơm cùng xì dầu cay nồng bắt vị. Xôi được bao bọc bởi lớp lá chuối xanh rì bên ngoài giúp tăng thêm mùi thơm cho món ăn. Khi gói xôi trao tay, thoang thoảng hương thơm giữa các nguyên liệu nổi bật là hương lá chuối, cắn vài miếng nhỏ đã vội xuýt xoa vì độ thơm ngon của món ăn. Đó chính là lý do vì sao hàng quán đã tồn tại tới hơn 40 năm ở vị trí này.
Bà Đặng - chủ quán xôi bắc - bánh giò
Đến đây cũng đừng quên thưởng thức món bánh giò nóng hổi. Một phần ăn gồm 2 chiếc bánh, vỏ bánh làm bột và hỗn hợp nước hầm xương, vừa nghe thôi đã thấy tốn rất nhiều công sức. Nhân bánh gồm nấm hương, mộc nhĩ, hành khô, thịt nạc xay ướp thấm đều gia vị. Chiếc bánh đầy ắp nhân nhưng không hề bị vỡ. Lớp vỏ bằng lá chuối gói dày có hình dáng lẫn màu sắc rất đẹp mắt. Gói bánh nóng hổi được bọc trong lá chuối thoang thoảng mùi thơm. Bột bánh mịn màng chỉ cần vào đến miệng là tan ngay, thêm phần nhân xào đậm đà gia vị. Tất cả làm nên một hương vị đặc trưng khó quên cho buổi sáng tràn đầy năng lượng.
Món bánh giò còn được phủ thêm lớp hành phi giòn giòn, béo béo lên trên, gấp đôi sự thơm ngon và âm thanh phát ra cũng rất vui tai. Ăn một phần là vừa no, ngày nào chán xôi thì tìm đến bánh giò, cứ thế mà thay đổi.
Hàng xôi bắc, bánh giò của bà Đặng trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân Đà Lạt. Hôm nào quán không mở lại thấy thiếu vắng và nhớ hương vị thân quen ấy. Nếu có cơ hội đặt chân đến Đà Lạt, hãy ghé đến đây và thưởng thức những món ăn mang đậm màu sắc của xứ sở mộng mơ.
Tận dụng tóp mỡ thừa làm ngay món đơn giản mà đưa cơm Tóp mỡ chiên nước mắm là món ăn bình dị nhưng nhìn thôi cũng ứa nước miếng rồi. Nguyên liệu cần chuẩn bị - Mỡ thăn: 700g - Hành khô: 2 củ thái khoanh mỏng - Ớt tươi: 5 quả - Ớt bột: 0.5 thìa - Nước mắm: 2.5 thìa - Đường: 0.5 thìa - Dấm: 1 thìa Cách làm món tóp mỡ...