Ốc, bún riêu Việt Nam vào top 21 món ngon nhất thế giới
Các món ăn dân dã với giá tiền phải chăng của người Việt được các du khách nước ngoài đánh giá cao.
Trang Traveller của Australia vừa công bố danh sách 21 món ăn ngon nhất thế giới năm 2018. Kết quả này dựa vào bình chọn của khách du lịch trên khắp thế giới.
Ốc luộc dần quen thuộc với khách Tây thích thử món ăn lạ. Ảnh: Út Nhỏ.
Việt Nam có 3 món ăn nằm trong bảng đánh giá đáng mơ ước này: Ốc, bún riêu cua và bánh mỳ Hội An. Ốc được trang báo trên giới thiệu với độc giả quốc tế là một món phổ biến, được người Việt ăn hàng ngày. Ốc có nhiều cách chế biến như luộc; xào với ớt, sả, tỏi; nướng than hoa.
Bún riêu cua được đánh giá là món ăn ngon nhất ở Việt Nam với nước dùng được chế từ riêu cua, cà chua và ăn kèm thịt lợn, rau thơm, hoa chuối, giá đỗ. Giá mỗi bát bún riêu ở TP HCM vào khoảng 35.000 đồng.
Chưa bao giờ bánh mỳ Hội An hết “hot” với du khách quốc tế. Món ăn này được giới thiệu là rất thơm ngon, hấp dẫn và nằm trong danh sách được cố đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain khen ngợi.
Bún riêu cua là món ăn được nhiều du khách nước ngoài yêu thích khi ghé thăm Việt Nam. Ảnh: Di Vỹ.
Các món ăn khác trên thế giới cũng nằm trong danh sách này gồm dimsum (Singapore), bò bít tết (Australia), cá hộp ở Cartagena (Colombia), hải sản ở Ibiza (Tây Ban Nha), bánh crumpet ở Sydney (Australia), vịt tẩm mật ong (New Zeland)…
Video đang HOT
Anh Minh
Theo VNE
Ở Sài Gòn có những món khiến người ta "bỏ mặc hình tượng" mà... ăn bốc luôn đây
Nhưng hãy đảm bảo là bạn đã vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn đấy nhé!
Dù không phải là nơi có truyền thống "ăn bốc" nhưng chắc bạn phải công nhận rằng, Sài Gòn có nhiều món chỉ ngon khi trực tiếp dùng tay để thưởng thức. Nào là gặm nhấm khúc xí quách to đùng hay chấm mút trong làn sốt của đĩa ốc thơm lừng... Cách ăn tuy dân dã và làm nhiều người e ngại nhưng nhờ thế mà bạn mới cảm nhận trọn vẹn hương vị của từng thành phần.
Crawfish
Thực chất crawfish chính là tôm hùm đất, có kích thước nhỏ thường chế biến theo kiểu "ngập ngụa" trong sốt màu đỏ đặc sánh. Điều làm thực khách ấn tượng không chỉ là hương vị thơm ngon, ngọt tươi từ hải sản mà chính là kiểu ăn rất thú vị, dùng tay bốc trực tiếp.
Dù là hàng quán bình dân đến nhà hàng sang chảnh, món ăn đều được cho vào một túi nilon to đùng kèm thêm ghẹ, tôm, mực, sò, ngao... Khi ăn thực khách sẽ dùng tay để lột vỏ và thưởng thức "ngay và luôn". Có lẽ nhờ thế mà bạn mới cảm nhận trọn vẹn cái đậm đà, cay the của từng nguyên liệu quyện đều trong sốt. Vừa ăn vừa chấm mút như thế mới thể hiện đúng tiêu chí "vị ngon trên từng ngón tay" bạn nhỉ?
Ốc
Đa phần các loại hải sản đều được phục vụ mà chẳng cần thêm đũa, thìa chi đâu. Và ốc cũng không ngoại lệ. Dù cho có chế biến bao nhiêu kiểu từ xào me, sốt bơ, rang muối đến luộc, hấp... thì cái thú thưởng thức món ăn này chính là nhể ốc.
Bốc một con ốc thật ưng rồi mút sạch phần gia vị bên ngoài vỏ. Thế là cứ việc tẩn mẩn khều lớp thịt ốc giòn ngọt ẩn mình bên trong. Và dù "thành quả" là con ốc béo ụ hay có phần "gầy gòm" một chút nhưng cũng đủ làm người ta thấy thoả mãn rồi. Chốc chốc lại mút phần sốt còn vương trên đầu ngón tay cũng thú vị lắm đấy.
Xí quách
Xí quách được hiểu là xương heo, nguyên liệu phổ biến dùng mang đến vị ngọt thanh cho nước dùng của các món lẩu, hủ tiếu... Và nhiều quán đã tận dụng lại xí quách để mang đến thú vui cho thực khách nào muốn "gặm nhấm". Tuy chỉ có lớp thịt mỏng bên ngoài nhưng khúc xương mềm nhừ, ngọt thơm này lại có sức hấp dẫn không thể chối từ.
Đừng ngại bẩn tay hay "mất hình tượng" mà hãy cứ thoải mái cầm cả cục xương lên thưởng thức. Đặc sắc nhất là phần tủy xương bên trong, chỉ cần hút nhẹ thì cổ họng đã dậy lên cái béo béo, ngầy ngậy đặc trưng. Rồi đôi khi đang nhâm nhi tí thịt ẩn trong góc kẹt thì lại chạm phải miếng gân giòn sật. Bởi thế đừng ngạc nhiên khi thấy nhiều người say sưa gặm cả cục xí quách to đùng "bất chấp" mọi thứ xung quanh.
Ở Sài Gòn, xí quách được phục vụ ở những tiệm mì, hủ tiếu để làm món phụ kèm. Còn muốn thoả thích hơn thì bạn hãy đến những quán lẩu xí quách để xì xụp cùng đồng bọn. Một số địa chỉ có thể lưu lại như: Hủ tiếu mì Tân Tòng Lợi, lẩu Đông Xuyên...
Cút chiên bơ
Những con cút vừa được chiên xong có màu đỏ cam kích thích và dậy lên mùi thơm lừng, chỉ vừa ngửi thôi cũng thấy thòm thèm. Đon đả dùng tay xé chiếc đùi căng bóng rồi từ từ thưởng thức, bạn sẽ thích thú với từng xớ thịt thấm đượm gia vị mang đến vị ngọt dai, đậm đà. Và rồi ai cũng say mê "gặm nhấm" đến tận phần xương non giòn rụm mới thấy thoả mãn.
Chim cút chim bơ hoàn hảo thì không thể thiếu chén nước sốt đậm đà, vài lát rau răm, dưa leo chua giòn. Đừng quên gọi thêm một ổ bánh nóng hổi, xé nhỏ rồi kẹp cùng thịt cút, vừa chấm mút vừa thưởng thức sự giao hòa ăn ý của từng tầng hương vị. Cứ thế mà bạn có thể "xử sạch" 2 - 3 con cút lúc nào không hay đấy.
Chân gà
Tuy hương vị không quá đặc sắc, hình thức cũng không sang trọng nhưng chân gà luôn là cái tên khiến người ta "nôn nao" khi nghe đến. Với độ dai mềm của lớp da đan xen tinh tế cùng với gân sần sật, dù chế biến theo kiểu nào thì các món chân gà cũng rất "nịnh" miệng.
@poppyfoodcorner, @foodcambyfc
Nếu kiểu nướng làm bạn xuýt xoa với cái nóng ấm, giòn thơm đậm đà thì thưởng thức mấy chiếc chân ngâm sả lại là dịp để chấm mút thêm vị chua cay đầy kích thích. Đặc biệt nhiều người thích ăn món này cũng chỉ vì có thể thoải mái dùng tay để "nghiền ngẫm" từ lớp da ngoài cùng đến phần sụn bên trong. Có lẽ kiểu "ăn bốc" dân dã như thế mới giúp thực khách khám phá trọn vẹn từng "ngõ ngách" của chiếc chân gà đấy.
Theo Trí Thức Trẻ
Ấm lòng "bún ziu căm thù" giữa phố cổ Hà Nội, quán 30 năm nép mình dưới gốc đa vẫn nườm nượp khách Quán bún riêu gánh được đặt cạnh di tích tấm bia "Khắc sâu căm thù" trên phố Hàng Bún là điểm đến quen thuộc của nhiều thế hệ người Hà Nội. Với hơn chục chiếc ghế nhựa kê gọn gàng ở vỉa hè, cùng bếp nước dùng lúc nào cũng đỏ lửa, gia đình cô Yến chủ quán vẫn níu chân khách hàng...