Obama sẽ lên tiếng nếu Trump xâm phạm lợi ích Mỹ
Tổng thống Barack Obama nói dù rời Nhà Trắng, ông vẫn sẽ lên tiếng nếu cảm thấy người kế nhiệm Donald Trump có chính sách đe dọa những lợi ích cốt lõi của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ở thủ đô Lima, Peru, ngày 20/11. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 20/11 có bài phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APEC) ở thủ đô Lima, Peru, nêu ra những việc ông sẽ làm khi rời Nhà Trắng, trong đó có giữ truyền thống của các cựu tổng thống, không can thiệp để người kế nhiệm điều hành chính phủ.
“Nếu có vấn đề liên quan đến lập pháp, chiến đấu hoặc lý tưởng, giá trị cốt lõi của chúng ta và tôi cảm thấy mình cần thiết hoặc có ích để bảo vệ những ý tưởng đó, tôi sẽ xem xét kỹ”, AP dẫn lời ông Obama nói, tự mô tả bản thân là một công dân Mỹ quan tâm sâu sắc đến quốc gia.
Video đang HOT
Ông không nêu rõ sẽ lên tiếng trong vấn đề gì. Đó có thể là những nguyên tắc cơ bản mà Obama cố duy trì như quyền lợi cho các nhóm thiểu số, bình đẳng và tôn trọng đời sống người dân.
Tổng thống Obama từng tuyên bố đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực cho ông Donald Trump diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, ông có bất đồng trước một số ý định của người kế nhiệm như cấm người Hồi giáo nhập cư, trục xuất hàng triệu người sinh sống bất hợp pháp ở Mỹ, bãi bỏ Obamacare hay hủy thỏa thuận khí hậu Paris.
Obama ca ngợi cựu tổng thống George W. Bush “vì đã tử tế với ông khi ông nhậm chức”. Obama muốn cho Donald Trump cơ hội tương tự để theo đuổi các kế hoạch “mà không bị ai quấy rầy”.
Bush, giống nhiều cựu tổng thống khác, tránh nêu quan điểm chính trị suốt 8 năm Obama đương nhiệm. Cựu tổng thống Bill Clinton, sau khi rời Nhà Trắng, tập trung vào vấn đề nhân đạo toàn cầu, đặc biệt là khi vợ ông, Hillary Clinton, tham gia chính trường. Cựu tổng thống Jimmy Carter thi thoảng gây tranh cãi với bình luận chỉ trích Israel.
Sau Peru, Tổng thống Obama trở về Mỹ, kết thúc chuyến công du nước ngoài cuối cùng. Ông tìm cách trấn an lãnh đạo các nước Australia, Canada cùng nhiều quốc gia đồng minh rằng quan hệ giữa họ và Mỹ sẽ không gặp trắc trở dưới thời Trump.
Như Tâm
Theo VNE
Ông Tập kêu gọi giải quyết song phương Biển Đông tại APEC
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi đàm phán song phương về tranh chấp Biển Đông khi tham dự hội nghị APEC ở Peru.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự APEC tại Peru. Ảnh: Reuters
Trong cuộc gặp riêng với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cuối tuần qua, ông Tập cho biết Philippines và Trung Quốc cần giải quyết song phương tranh chấp, tăng hợp tác trên biển, đưa Biển Đông trở thành cơ hội cho hợp tác song phương hữu nghị, Xinhua đưa tin.
Đáp lại, ông Duterte bày tỏ sẵn sàng giải quyết thỏa đáng các vấn đề trên biển với Trung Quốc thông qua đối thoại và tham vấn.
Ở Biển Đông, Trung Quốc có tranh chấp với một số thành viên của ASEAN gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Bắc Kinh đã tự vẽ ra yêu sách "đường lưỡi bò", chiếm gần trọn khu vực này, đi sâu vào vùng thuộc quyền kiểm soát của các nước ven biển.
Sau khi Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách phi lý này, Tòa trọng tài quốc tế hồi giữa tháng 7 đã ra phán quyết cho rằng "đường lưỡi bò" là vô giá trị.
Các chuyên gia đánh giá Trung Quốc đang muốn thực hiện chiến thuật "chia rẽ và xâm chiếm", ngăn các nước nhỏ hơn hợp tác với nhau trước tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.
Khánh Lynh
Theo VNE
Obama kêu gọi thế giới cho Trump thêm thời gian Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi người dân ở Mỹ Latin và trên toàn thế giới đừng vội đưa ra kết luận tiêu cực về Donald Trump mà hãy cho ông thêm thời gian để xử lý công việc. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tươi cười trong buổi gặp mặt các nhà lãnh đạo trẻ ở Đại học Công giáo...