Obama sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?
Tổng thống Obama đã chuẩn bị cho những năm nghỉ hưu êm đềm sắp tới bắt đầu bằng việc đi du lịch, chơi golf, nhưng chiến thắng của Donald Trump đã thay đổi tất cả.
Tổng thống Obama sẽ có nhiều thời gian chơi golf hơn sau khi nghỉ hưu. Ảnh: Washington Times
Ông Obama, người sẽ rời Nhà Trắng vào ngày 20/1 tới, đã tin rằng ông có thể chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm nhẹ nhàng, sau đó là dành thời gian để ngủ, đi du lịch với vợ và chơi golf.
“Tôi đã nghĩ là nếu Hillary Clinton thắng cử, khi đó tôi sẽ bàn giao các chìa khóa”, ông nói trong cuộc phỏng vấn đăng tải trên The New Yorker cuối tháng 11/2016. “Chúng tôi đã sắp xếp các báo cáo trật tự và chuẩn bị ra đi”.
Tuy nhiên, Trump đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và những năm tới của Obama sẽ nhiều thách thức hơn tưởng tượng, không hề giống như cách người tiền nhiệm George W Bush lui về ngôi nhà yên tĩnh ở đồng quê và vẽ tranh sau khi chuyển giao quyền lực cho ông.
Tổng thống sắp mãn nhiệm từng tuyên bố trước cuộc bầu cử hồi tháng 11 rằng ông sẽ tiếp tục ở lại Washington cho đến khi con gái út hoàn thành trung học vào năm 2019. Ông có khả năng vẫn sẽ tham gia vào hoạt động chính trị khi ông Trump chuẩn bị đưa ra các chính sách trái ngược còn đảng Dân chủ đang rơi vào thế yếu sau thất bại của bà Clinton.
Ông nói rằng mình muốn cho người kế nhiệm cơ hội theo đuổi chương trình nghị sự riêng mà không bị ai cản trở nhưng sự im lặng của ông là có giới hạn. “Nếu có những lý tưởng cảm thấy cần phải bảo vệ” thì ông sẽ cân nhắc.
Obama cũng muốn góp phần nuôi dưỡng thế hệ lãnh đạo tiếp theo của đảng Dân chủ.
“Tôi nghĩ tôi có một phần trách nhiệm để ít nhất là đưa ra lời khuyên cho những người sẽ tiếp tục được bầu làm quan chức về cách thức tái thiết ủy ban quốc gia đảng Dân chủ (DNC), cách các đảng và tổ chức nhà nước làm việc với nhau”, ông nói.
Ở tuổi 55, ông Obama là một trong những tổng thống mãn nhiệm trẻ tuổi trong lịch sử Mỹ, chỉ sau Theodore Roosevelt, Ulysses S. Grant và Bill Clinton. Tuy nhiên, ông dành được sự yêu mến và tiếng tăm hơn những người đi trước.
Vì thế, ông luôn dự định sẽ hoạt động tích cực kể cả khi nghỉ hưu, bất chấp doanh thu từ việc bán sách cộng với lương hưu hơn 200.000 USD một năm là đã giúp ông có cuộc sống đầy đủ không cần phải làm việc.
Video đang HOT
Obama có thể kiếm bộn nhờ viết hồi ký, những tác phẩm mà các nhà xuất bản mô tả là bán chạy nhất, với doanh thu ban đầu ước tính 25-45 triệu USD.
Về khả năng diễn thuyết, ông Obama dường như không có đối thủ. Cựu tổng thống George W. Bush kiếm được 100.000 – 175.000 USD cho mỗi lần xuất hiện, trong khi ông Bill Clinton kiếm được 225.000 USD nhưng ông Obama dự kiến sẽ vượt mặt cả hai tiền bối.
Tổng thống Obama đã hứa sẽ đưa vợ đi du lịch sau khi nghỉ hưu. Ảnh: Chicago Tribune
Tuy nhiên, ông sẽ không dành toàn bộ thời gian nghỉ hưu của mình để kiếm tiền, dù thừa nhận chỉ riêng việc bán những bộ váy của bà Michelle cũng có thể mang lại cho họ một khoản doanh thu lớn.
“Tôi sẽ 55 tuổi khi rời đi. Giả sử tôi có thêm ít nhất vài chục năm khỏe mạnh nữa, khi đó tôi nghĩ Michelle và mình sẽ hứng thú với việc tạo ra các nền tảng để đào tạo, thúc đẩy, kết nối, củng cố thế hệ lãnh đạo tiếp theo”, ông nói. “Chúng tôi quan tâm nhất tới việc giúp các Michelle Obama hay Barack Obama tiếp theo, những người đang ở ngoài kia và chưa biết hiện thực hóa lý tưởng của họ như thế nào, không biết chắc phải làm gì, chúng tôi sẽ cho họ nguồn lực và đường lối để suy nghĩ về việc thay đổi xã hội”.
Năm 2014, sau cái chết của thiếu niên da màu Trayvon Martin, ông Obama đã sáng lập tổ chức My Brother’s Keeper để tạo ra hệ thống định hướng cho những người da màu trẻ tuổi. Ông tự mình phụ trách một nhóm học viên, hầu hết là các sinh viên da màu và gốc Tây Ban Nha ở khu vực Washington. Ông dự kiến sẽ hoạt động tích cực trong tổ chức này hơn sau khi rời Nhà Trắng.
Ông cũng có thể tăng cường hoạt động ở Tổ chức Hành động về các vấn đề như biến đổi khí hậu và cải cách nhập cư.
Ông loại trừ khả năng làm việc ở Tòa án Tối cao như những tin đồn nhưng cho hay ông rất thích luật pháp và có khả năng quay lại với việc giảng dạy môn Luật.
“Tôi thích dạy học. Tôi nhớ lớp học và việc tiếp xúc với các sinh viên”, ông nói.
Ông có thể dạy ở trường đại học Columbia, nơi ông tốt nghiệp chuyên ngành khoa học chính trị, ở Harvard nơi ông tốt nghiệp trường luật, hay đại học Chicago nơi ông từng giảng dạy.
Tổng thống Obama cũng được tin là sẽ điều hành một đội bóng rổ nhà nghề của Mỹ. “Tôi đã mơ về việc thành lập một đội bóng và sẽ vui như thế nào”, ông nói. “Tôi nghĩ rằng sẽ rất tuyệt vời”.
Có một điều mà ông từng chia sẻ với cố vấn lâu năm của mình Valerie Jarrett rằng ông không muốn làm đó là ở lại Nhà Trắng. “Có những lúc bạn mất cảm giác khi ở trong căn phòng đó. Có lúc bạn trở nên kiệt sức. Có lúc bạn bắt đầu sa vào những thói quen xấu”, ông nói.
Anh Ngọc
Theo VNE
'Cháy' vé xem bài phát biểu cuối cùng của Tổng thống Obama
Hàng nghìn người bất chấp giá lạnh 3 độ C, xếp hàng để nhận vé dự bài phát biểu cuối cùng của Obama với tư cách tổng thống.
Việc phát vé miễn phí bắt đầu lúc 8h sáng 7/1 tại trung tâm hội nghị McCormick Place, thành phố Chicago, bang Illinois. Mỗi người được phát một vé. Ông Obama sẽ có bài phát biểu chia tay tại đây vào ngày 10/1.
Mọi người chơi trò chơi trong lúc chờ lấy vé. Người nhận vé không được phép xếp hàng trước 6 giờ sáng, nhưng ngay sau đó, các quan chức ước tính đã có 7.000 người xếp hàng và những người không ở trong hàng trước 6h30 sẽ không có vé.
Những chiếc huy hiệu được bày bán với dòng chữ: "Tổng thống tuyệt vời nhất!", "Chia tay Tổng thống" bên ngoài trung tâm.
Olivia Michaels, 19 tuổi (phải) và Tatiana Krzesicki, 18 tuổi, nằm trên sàn trung tâm hội nghị khi xếp hàng chờ nhận vé.
Bà Audrey Robinson-Hargro, 46 tuổi, nghỉ trên thang cuốn khi chờ vé. Bài phát biểu chia tay của tổng thống Mỹ là một truyền thống từ năm 1976, khi George Washington nói tạm biệt người Mỹ trước khi chuyển giao quyền lực cho John Adams.
Ông William Trotter, 71 tuổi (phải), nhìn hàng người nối dài. Những người hâm mộ Obama xếp hàng bên trong và ngoài trung tâm hội nghị, bất chấp thời tiết giá rét.
Bà Stacey Salman, 45 tuổi, khoe tấm vé mới nhận được. Trong thông cáo phát đầu tuần này, ông Obama cho rằng người Mỹ đã giúp ông lãnh đạo khi làm tổng thống. Đây là chủ đề ông định nhấn mạnh trong bài phát biểu.
"Tôi nghĩ bài phát biểu là cơ hội để cám ơn các bạn về hành trình tuyệt vời này, để mừng cách chúng ta đã thay đổi đất nước này theo hướng tốt đẹp hơn trong 8 năm qua và chia sẻ suy nghĩ về tất cả con đường chúng ta đi từ đây", Obama cho biết. Ảnh chụp Sam Royall, 20 tuổi, sinh viên Đại học Chicago, đọc sách chờ tới lượt.
Bà Sheryl Harvey, 57 tuổi, chụp ảnh chân dung khoe tấm vé. Vào ngày 10/1 tới, cửa sẽ mở đón người tham gia từ 17h, trong khi bài phát biểu bắt đầu lúc 20h.
Mọi người tham dự sẽ bị kiểm tra an ninh "kiểu sân bay". Túi, vật nhọn, ô, chất lỏng và các bảng biểu sẽ không được phép mang vào sự kiện. Bài phát biểu cũng sẽ được phát trực tiếp trên truyền hình.
Trọng Giáp
Ảnh: Chicago Tribune
Theo VNE
Dân Chicago háo hức chờ nghe Obama phát biểu chia tay Hàng nghìn người đứng ngoài đường, xếp hàng ở trung tâm hội nghị Chicago, thậm chí không ngủ chờ được vào nghe Tổng thống Obama phát biểu chia tay Nhà Trắng. Crystal Williams và con trai London, 11 tuổi, tay cầm vé dự lễ phát biểu chia tay của Tổng thống Obama, xếp hàng đợi ở trung tâm hội nghị Cormick Place. London...