Obama ‘nhờ’ Putin giúp chấm dứt xung đột Syria, Ukraine
Trong cuộc điện đàm ngày 18.4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin dùng sức ảnh hưởng của Moscow để chấm dứt giao tranh leo thang ở Syria và Ukraine.
Tổng thống Barack Obama trong một cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại thượng đỉnh G8 hồi năm 2013 – Ảnh minh họa: Reuters
Hai nhà lãnh đạo nhất trí duy trì thỏa thuận ngừng bắn cục bộ và tăng cường hợp tác để hướng tới thỏa thuận ngừng bắn hoàn toàn ở Syria trong vòng đàm phán hòa bình ở Geneva sắp tới, AFP dẫn lại thông cáo của Điện Kremlin.
Thỏa thuận ngừng bắn cục bộ, do Mỹ và Nga khởi xướng và làm trung gian, có hiệu lực vào ngày 27.2 đã phần nào hạn chế giao tranh đẫm máu ở Syria.
Tuy nhiên, giao tranh vẫn tiếp diễn ở thành phố Aleppo hồi tuần rồi, khiến phe đối lập hoài nghi cam kết của Tổng thống Syria Bashar al-Assad về việc chỉ sử dụng giải pháp chính trị để kết thúc nội chiến Syria.
Một đặc phái viên Liên Hiệp Quốc cho hay phe đối lập đã hoãn “việc tham gia chính thức” các vòng đàm phán hòa bình, nhưng có thể tiếp tục thỏa thuận phi chính thức với các nhà đàm phán tại Geneva.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho hay cuộc điện đàm “tạo cơ hội cho Tổng thống Obama một lần nữa kêu gọi Tổng thống Putin nên dùng sức ảnh hưởng của Nga đối với chính quyền ông Assad, đảm bảo họ tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn, theo đó cam kết chấm dứt những hành động thù địch”.
Tuy nhiên, chính quyền ông Assad vẫn tiếp tục vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ngày 27.2, ông Earnest nói thêm. Điện Kremlin cho biết “sẽ có những biện pháp bổ sung nhằm giải quyết tình trạng vi phạm thỏa thuận ngừng bắn”.
Tổng thống Obama đồng thời cảm ơn ông Putin vì Moscow giúp Washington giải cứu công dân Mỹ – phóng viên ảnh tự do Kevin Dawes bị bắt giữ ở Syria, Điện Kremlin cho hay. Moscow từng tiết lộ chính quyền Assad bắt giữ phóng viên này vì “xâm nhập Syria bất hợp pháp”.
Người dân Syria đi ngang một khu nhà đổ nát sau một đợt giao tranh ở ngoại ô thủ đô Damascus – Ảnh: Reuters
Về tình hình Ukraine, ông Obama cũng kêu gọi ông Putin có biện pháp giúp chấm dứt xung đột ở miền đông Ukraine, nơi giao tranh giữa phe ly khai được cho là thân Nga và quân đội Ukraine tiếp tục leo thang trong những tuần gần đây.
Video đang HOT
Tổng thống Putin bày tỏ kỳ vọng chính quyền Ukraine sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì cam kết trong thỏa thuận ngừng bắn hồi năm 2015.
Cuộc điện đàm giữa hai Tổng thống Mỹ-Nga diễn ra sau khi Lầu Năm Góc cáo buộc chiến đấu cơ Su-27 của Nga bay cản máy bay trinh sát Mỹ RC-135 một cách “không an toàn và không chuyên nghiệp” ở biển Baltic. Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Nga ngày 17.4 bác bỏ chỉ trích của Lầu Năm Góc.
Mặc dù nhiều quan chức Mỹ bày tỏ sự bất bình trước vụ tiêm kích Su-27, nhưng ông Earnest cho hay Tổng thống Obama đã không đề cập đến vụ này trong cuộc điện đàm với ông Putin.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Ông lớn bắt tay, chia cắt lãnh thổ Syria?
Theo Debka, Nga Mỹ có một thỏa thuận bí mật nhằm chấm dứt xung đột Syria. Đó là sự phân vùng ảnh hưởng và trách nhiệm quân sự của mỗi bên.
Thỏa thuận
Sau nhiều nỗ lực ngoại giao, các bên liên quan tới xung đột Syria đã tìm được một thỏa thuận ngừng bắn ở quốc gia Trung Đông này, chính thức có hiệu lực từ 12h00 đêm ngày 26/2 (giờ Damascus - tức 10 giờ GMT ngày 27/2).
Văn bản công bố ngày 22/2 cho phép Nga, liên quân do Mỹ đứng đầu tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công chống IS, lực lượng hiện đang kiểm soát nhiều phần lãnh thổ của Syria và Iraq, cũng như Mặt trận al-Nursa có liên hệ với al-Qaeda và nhiều nhóm thánh chiến bị Liên hợp quốc liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Ngay sau khi giành được thỏa thuận này, ngày 24/2, Nga cho biết nước này đã bắt đầu các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn với các nhóm đối lập tại 5 tỉnh, thành phố của Syria.
Nga đang nỗ lực cho thỏa thuận hòa bình tại Syria.
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga, trung tâm điều phối của nước này tại Syria mới được khai trương đã "bắt đầu làm việc với đại diện các nhóm đến từ nhiều khu vực thuộc các tỉnh, thành phố gồm Hama, Homs, Latakia, Damascus và Deraa."
Trong một động thái có liên quan, điện Kremlin cũng từng nói rằng, hãy còn quá sớm để nói về việc phát triển kế hoạch dự phòng trong trường hợp thỏa thuận đạt được với Moskva và Washington về ngừng bắn ở Syria sẽ không được tuân thủ.
"Thảo luận và làm việc để thực hiện kế hoạch theo sáng kiến của tổng thống hai nước là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Hiện tại đang tiến hành các liên hệ rất sâu, vì bây giờ hai quốc gia (Nga và Hoa Kỳ) sẽ bằng mọi cách sử dụng ảnh hưởng của mình đối với các lực lượng, phe phái và các bên tham gia xung đột", - Phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nói.
Nguy cơ chia cắt Syria
Dù Nga đang rất nỗ lực và tích cực trong việc đẩy nhanh các cuộc đối thoại với các bên để sớm thực hiện thỏa thuận ngừng bắn, tuy nhiên chiến trường Syria hiện tại không phải do mình điện Kremlin quyết định tuyệt đối.
Moskva dù đi tiên phong trong mọi vấn đề tại quốc gia Trung Đông này nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò và sức ảnh hưởng của Mỹ và các nước khác ở Trung Đông.
Giới phân tích cho rằng nguy cơ chia cắt Syria có thể xảy ra đang được nhiều nước đang toan tính để giành những quyền ảnh hưởng của mình.
Thực tế Mỹ là một trong hai nước đi đầu trong mọi vấn đề ở Syria cùng với Nga, nhưng Nhà Trắng lại đang gấp rút chuẩn bị một biện pháp trong tình huống xấu.
Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện ngày 23/2, ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố sẵn sàng theo đuổi "Kế hoạch B" về Syria nếu lệnh ngừng bắn thất bại. Từ chối mô tả chi tiết về lựa chọn chính sách này, Ngoại trưởng Mỹ chỉ nói một cách khái quát rằng sẽ sai lầm nếu cho rằng Mỹ sẽ không có bước đi kế tiếp.
Đáng chú ý, ông Kerry hé lộ "Kế hoạch B" kia có thể sẽ liên quan đến việc chia tách Syria, một khi thỏa thuận ngừng giao tranh thất bại, hoặc là không có bước chuyển biến rõ nét nào về lộ trình chính phủ chuyển tiếp ở Damascus trong vòng 3 tháng tới.
"Có lẽ sẽ quá muộn để giữ được toàn bộ lãnh thổ Syria nếu chúng ta cứ tiếp tục chờ đợi. Assad không thể tiếp tục giữ chức bởi ông ta không biết chấp nhận những ai chống lại mình trong 4 năm qua. Trong những ngày tới chúng ta sẽ biết thêm. Từng bước một. Không có ảo tưởng gì ở đây cả. Tất cả đều đang mở to mắt", ông Kerry phát biểu.
Nguy cơ các bên phân chia lãnh thổ Syria được dự báo là đang rất cận kề.
Ngoài Nga, Mỹ nắm quyền chủ động trên chiến trường, tại khu vực này nhiều nước cũng đang nghi ngờ khả năng thực thi của thỏa thuận ngừng bắn và tìm phương án khác cho mình như: Israel, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều này buộc Washington và Moskva phải lưu ý và tìm cách đối phó. Đối với trường hợp của Israel cả Nga và Mỹ đều phải công nhận nước này được tự do hành động tại Syria.
Một tuyên bố từ người phát ngôn của Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Ya'alon nhấn mạnh: "Hành động của Israel dựa trên nguyên tắc duy nhất là phòng vệ."
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố, nước này có quyền không bị ràng buộc bởi kế hoạch ngừng bắn ở Syria nếu an ninh của họ bị đe dọa.
"Thỏa thuận ngừng bắn sẽ không ràng buộc được chúng tôi khi nảy sinh tình hình đe dọa tới an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ, và chúng tôi sẽ có những biện pháp cần thiết để chống lại cả YPG lẫn IS nếu cảm thấy cần thiết", Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nhấn mạnh.
Rõ ràng có thể thấy rằng, với nhiều phe phái tại Syria như hiện nay, mục tiêu duy trì một đất nước thống nhất, nguyên vẹn là việc làm không hề đơn giản chút nào. Điều này đã từng được mạng tin tình báo Debka (Israel) chỉ rõ trong một thông báo gần đây.
Theo Debka, từ tháng 12/2015, giữa tổng thống Obama và đồng cấp người Nga Putin đã có sự nhất trí về một thỏa thuận bí mật nhằm chấm dứt xung đột Syria. Đó là sự phân vùng ảnh hưởng và trách nhiệm quân sự của mỗi bên. Mỹ sẽ phụ trách các khu vực phía đông sông Euphrates, còn Nga bao quát vùng lãnh thổ bờ tây của sông.
Trang mạng này bình luận, diễn biến thực tế trên chiến trường thời gian qua cũng củng cố cho lập luận này.
Bản đồ giao tranh cho thấy, các lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad được sự hỗ trợ của không quân Nga liên tục tấn công, giành quyền kiểm soát các vùng đất ở phía nam, miền trung và tây Syria, trong đó có Damascus, thành phố Daraa, Homs, Hama và Latakia và một phần Aleppo.
Liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu thì vẫn "hoạt động mạnh" tại các thành phố Hassakeh và Qamishli ở phía bắc, thành trì Raqqa của IS và vùng biên giới Syria - Iraq. Còn biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ dưới quyền kiểm soát của lực lượng người Kurd là nơi điều phối ảnh hưởng của cả Mỹ và Nga.
Theo Tuấn Hùng (Tổng hợp)
Đất Việt
Obama: Đừng ảo tưởng về thỏa thuận ngừng bắn Syria Ông Obama hôm qua cảnh báo các bên không nên ảo tưởng mà phải nỗ lực biến thỏa thuận ngừng bắn Syria thành sự thực bằng những hành động thực tế. Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters Phát biểu sau buổi họp của hội đồng An ninh quốc gia Mỹ ngày 25/2, Tổng thống Barack Obama cho biết Washington sẽ nỗ lực...