Obama nhắc Trung Quốc không nên bắt nạt nước nhỏ như Việt Nam, Philippines
Tổng thống Barack Obama đã kêu gọi Trung Quốc nên phát triển theo mô thức đôi bên cùng có lợi, đồng thời nhắc nhở nước này không nên cậy là nước lớn để bắt nạt các quốc gia láng giềng nhỏ hơn trong các tranh chấp chủ quyền và cạnh tranh kinh tế.
Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh năm 2014. (Ảnh: AP)
Tờ IBN hôm nay 2/2 đưa tin trong một bài phỏng vấn khi đang công du đến Ấn Độ hôm 27/1, Tổng thống Mỹ Obama nói rằng ông đã nhiều lần nhấn mạnh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc mang lại cho Washington nhiều lợi ích.
“Một đất nước Trung Quốc bất ổn, đói nghèo và rạn vỡ sẽ là điều nguy hiểm với chúng tôi. Nước Mỹ sẽ có lợi nhiều hơn nếu Trung Quốc phát triển tốt”, Tổng thống Obama nói.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Trung Quốc nên phát triển theo mô thức đôi bên cùng có lợi, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh không nên gây ảnh hưởng đến những quốc gia khác.
“Kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của mình, tôi đã nhấn mạnh rằng sự phát triển của Bắc Kinh không thể được đánh đổi bởi lợi ích của các bên khác. Trung Quốc không nên bắt nạt các nước nhỏ như Việt Nam hay Philippines trong vấn đề hàng hải”, vị Tổng thống đương nhiệm của Mỹ tỏ thái độ quả quyết với những tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng.
“Thay vào đó, Bắc Kinh cần cố gắng giải quyết vấn đề này một cách hòa bình, theo luật pháp quốc tế”, Tổng thống Mỹ kêu gọi và nhấn mạnh: “Đôi lúc chúng tôi thành công và có được phản hồi của Bắc kinh về các vấn đề này nhưng đôi lúc lại không”.
Video đang HOT
Tổng thống Obama cũng nhắc đến cuộc chiến tiền tệ mà Trung Quốc đã nhiều lần khởi xướng: “Nước này không nên thao túng tiền tệ để giành lợi thế thương mại mà các nước khác không có”.
Phát biểu hôm 27/1 của Tổng thống Obama được đưa ra sau khi Bắc Kinh có những phản ứng tiêu cực với chuyến công du đến Ấn Độ của ông tuần trước.
Tuyên bố chung Mỹ- Ấn đạt được trong chuyến công du 3 ngày 25-27/1 của Tổng thống Obama đã khiến chính phủ Trung Quốc lên tiếng phản đối. Tuyên bố tái khẳng định “tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh hàng hải và đảm bảo quyền tự do đi lại, cả trên biển và trên không”. Tài liệu này cũng đề cập nhiều đến vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc thường xuyên có những động thái gây hấn và gây ra tranh chấp với nhiều quốc gia trong khu vực.
Trong cuộc phỏng vấn ở thủ đô New Delhi hôm 27/1, Tổng thống Obama nói ông rất ngạc nhiên trước những động thái tiêu cực của Trung Quốc bởi ông đã có những cuộc gặp rất thành công với người đồng cấp Trung Quốc trong chuyến thăm nước này hồi tháng 11/2014.
Ông Obama cũng nói thêm: “Rõ ràng là có những điểm chung đưa nước Mỹ lại gần Ấn Độ, đặc biệt là giá trị dân chủ mà chúng tôi cùng chia sẻ”. Nhưng ông vẫn nhấn mạnh “nước Mỹ quan tâm sâu sắc tới sự thành công của Trung Quốc và muốn duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng với nước này”.
Thoa Phạm
Theo Dantri/IBN
Chủ tịch Tập Cận Bình "phá lệ" gặp Ngoại trưởng Ấn Độ
Chủ tịch Trung Quốc đã có một quyết định ngoại lệ khi gặp gỡ Ngoại trưởng Ấn Độ tại Bắc Kinh, sau khi Tổng thống Obama hâm nóng quan hệ Mỹ-Ấn. Nhân chuyến thăm 4 ngày của Ngoại trưởng Ấn, Bắc Kinh cũng sẽ "thăm dò" lập trường của New Delhi về vấn đề Biển Đông.
Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tại sân bay Bắc Kinh hôm qua 31/1.(Ảnh: Times of India)
Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj ngày 31/1 đã tới Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc trong 4 ngày. Đây là lần đầu tiên bà Swaraj tới thăm Bắc Kinh kể từ khi trở thành người đứng đầu ngành ngoại giao Ấn Độ hồi tháng 5/2014.
Bên cạnh cuộc hội đàm với người đồng cấp Vương Nghị về quan hệ song phương và hội nghị ba bên Nga-Ấn-Trung (RIC), bà Swaraj sẽ gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình vào sáng mai 2/2.
Báo Times of India cho hay việc Chủ tịch Trung Quốc quyết định hội đàm với Ngoại trưởng Swaraj là một quyết định ngoại lệ, bởi thông thường các Ngoại trưởng nước ngoài đến Trung Quốc chỉ có cuộc gặp với Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Times of India nhận xét ý muốn tham vấn trực tiếp với bà Swaraj của ông Tập có thể có liên quan đến mối quan hệ khăng khít Ấn-Mỹ sau chuyến thăm nhiều đột phá của Tổng thống Barack Obama.
Bên cạnh đó, việc New Delhi cũng đang thân thiết hơn với Nhật, nước có nhiều bất đồng với Trung Quốc về lãnh thổ và các vấn đề lịch sử, cũng đang khiến Bắc Kinh như "ngồi trên lửa".
Trung Quốc "thăm dò" Ấn Độ về Biển Đông
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modira tuyên bố chung Mỹ-Ấn đề cập tới vấn đề Biển Đông (Ảnh: AFP)
Tờ Times of India hôm 30/1 cũng dẫn một số nguồn tin cho hay giới chức Bắc Kinh sẽ cố tìm hiểu lập trường của New Delhi về vấn đề Biển Đông trong chuyến công du của Ngoại trưởng Swaraj.
Các nguồn tin khẳng định lập trường của Ấn Độ là sẽ không nhượng bộ nếu Bắc Kinh tiếp tục cung cấp vũ khí cho Pakistan và không hỗ trợ New Delhi chống lại các phần tử khủng bố được Islamabad hậu thuẫn.
Trước đó vài ngày, Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt trước tuyên bố chung Tầm nhìn chiến lược về khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương giữa New Delhi và Washington, điểm nhấn của chuyến thăm Ấn Độ nhân ngày Cộng hòa 26/1 của ông Obama.
Tuyên bố chung Mỹ-Ấn nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh biển và bảo đảm quyền tự do hàng hải cũng như hàng không trên khắp khu vực, đặc biệt tại Biển Đông".
Thoa Phạm
Theo Dantri/Times of India
Ngoại trưởng Mỹ: Bắc Mỹ có "lợi ích to lớn" trong quan hệ với Cuba Trong một buổi họp báo với những người đồng cấp Canada và Mexico, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Bắc Mỹ "có lợi ích to lớn" khi phát triển quan hệ ngoại giao với Cuba. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa) và hai người đồng cấp Canada và Mexico trong cuộc họp báo ngày 31/1 tại Boston, Mỹ. (Ảnh: AP) Hãng AP...