Obama “nắn gân” TQ sau cuộc gặp thượng đỉnh với Tập Cận Bình
Từ Brisbane, Úc, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay đã phát đi những cảnh báo mạnh mẽ đối với Trung Quốc, chỉ vài ngày sau chuyến thăm chính thức Bắc Kinh hồi giữa tuần này.
Ông Obama phát biểu tại Đại học Queensland, Úc ngày 15/11.
Ông Obama đã cảnh báo các hiểm họa xung đột tại châu Á, trong bối cảnh Trung Quốc mâu thuẫn với một loạt quốc gia vì các tranh chấp chủ quyền, nhưng cam kết rằng Washington sẽ vẫn hiện diện mạnh mẽ trong khu vực.
Trong một bài phát biểu tại Đại học Queensland ở Brisbane, Úc ngày 15/11 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định rằng chính sách “xoay trục” của Mỹ sang châu Á là có thực và vẫn đang được tiến hành.
Trong bài phát biểu, ông Obama đã nhắc lại sự phát triển kinh tế đáng kinh ngạc của khu vực Đông Á kể từ Thế chiến II.
“Nhưng cùng với sự phát triển năng động đó, có những hiểm họa thực sự có thể phá hoại sự tiến bộ này”, ông Obama nói, nhắc tới Triều Tiên và nói thêm: “Các tranh chấp lãnh thổ – những hòn đảo hẻo lánh và các bãi đá – có nguy cơ bùng phát thành xung đột”.
Trung Quốc đang vướng vào các tranh chấp lãnh thổ với một số quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông và với Nhật Bản ở Hoa Đông.
Ông Obama đã nhắc lại sự nhấn mạnh quan điểm đã đưa ra tại Bắc Kinh hồi tuần này, sau các cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, rằng Mỹ hoan nghênh sự lớn mạnh của Trung Quốc, miễn là nước này là một người chơi có trách nhiệm và hòa bình trên chính trường thế giới.
Nhưng nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh tại Brisbane rằng Trung Quốc “phải tuân thủ các luật lệ giống như các nước khác, dù là trong thương mại hay trên biển”.
Và Mỹ sẽ tiếp tục thẳng thắn về những bất đồng với Bắc Kinh, ông Obama nhấn mạnh.
Video đang HOT
Một trật tự an ninh hiệu quả cho châu Á phải dựa trên “không chỉ các phạm vi ảnh hưởng, hay sự ép buộc hoặc hăm dọa, nơi các nước lớn bắt nạt các nước nhỏ” mà dựa trên các liên minh được xây dựng trên sự tôn trọng, ông Obama thẳng thắn nói.
4 quốc gia ASEAN là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei có các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, một tuyến đường biển quan trọng của thế giới.
Nhưng Trung Quốc lại ngang nhiên tuyên bố hầu hết Biển Đông là của mình, trong đó có vùng biển gần bờ các quốc gia láng giềng nhỏ hơn.
“Đừng nghi ngờ quyết tâm của Mỹ”
Một loạt các vụ việc xảy ra hồi đầu năm nay đã khiến các láng giềng lên án mạnh mẽ các hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển.
Cả Trung Quốc và ASEAN đều cần “sự ổn định và hòa bình”, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Myanmar ngày 13/11, vốn có sự tham gia của các lãnh đạo ASEAN và cả ông Obama.
Trong một nỗ lực dường như nhằm giảm các căng thẳng trong khu vực, ông Lý đã gợi ý cho vay 20 tỷ USD và lập một đường dây nóng, và đề xuất “hiệp ước hữu nghị” với các quốc gia ASEAN.
Đường dây nóng nằm trong số các đề xuất trong các cuộc hội đàm cấp thấp giữa ASEAN và giới chức Trung Quốc về một bộ quy tắc ứng xử có tính rằng buộc pháp lý giảm giảm căng thẳng trên Biển Đông.
Các quốc gia Đông Nam Á, vốn yếu hơn Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự, mong muốn một bộ quy tắc ứng đa phương nhưng cáo buộc Bắc Kinh cố tình trì hoãn, và cũng đang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ.
Trung Quốc muốn sử dụng sức mạnh kinh tế và chính trị của Mỹ trong các cuộc đàm phán song phương với các nước có tranh chấp chủ quyền.
Và trong một dấu hiệu cho thấy những thách thức dai dẳng ở phía trước, ông Lý đã cảnh báo rằng “quyết tâm của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là rõ ràng”.
Còn Tổng thống Mỹ cũng thẳng thắn nói về các lợi ích lâu dài của Mỹ.
“Các thế hệ người Mỹ đã phục vụ và chết ở đây để người dân châu Á-Thái Bình Dương có thể sống tự do. Vì vậy, không ai có thể nghi ngờ quyết tâm hay cam kết của chúng tôi đối với các đồng minh trong khu vực”, Tổng thống Obama nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Brisbane.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm các cam kết của mình mỗi ngày, sử dụng mọi phương thức – ngoại giao, quân sự, kinh tế, sự phát triển, và sức mạnh các giá trị của chúng tôi”, ông Obama tuyên bố.
An Bình
Tổng hợp
Lãnh đạo thế giới tấp nập đổ về Brisbane
Một loạt các nhà lãnh đạo thế giới như Thủ tuớng Anh David Cameron, Thủ tướng Australia Tony Abbott... đang đổ về Brisbane (Australia) để dự hội nghị G20.
Theo kế hoạch, hội nghị G20 lần này sẽ kéo dài trong hai ngày 15 và 16/11, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dự kiến tăng trưởng kinh tế sẽ là vấn đề bao trùm cuộc họp của các nhà lãnh đạo quốc tế diễn ra tại thủ phủ bang Queensland, Australia.
Thủ tướng Australia Tony Abbott nói rằng, các nhà lãnh đạo sẽ tập trung thảo luận về vấn đề tạo việc làm, chống gian lận thuế và tăng cường kinh tế thế giới. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia phân tích, khủng hoảng tại Ukraina cũng sẽ là một vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự.
Thủ tướng Anh David Cameron (trái) và Thủ tướng Australia Tony Abbott tại sân bay Brisbane ngày
Thủ tướng Anh và Thủ tướng Australia trao đổi tại sân bay.
Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto tại sân bay.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang bước xuống máy bay.
Theo Vietnamnet
Ngoại giao "con thoi" tại thượng đỉnh ASEAN Lãnh đạo ASEAN và các đối tác đã có hàng loạt các cuộc gặp đa phương và song phương trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar. Hội nghị cấp cao ASEAN 25 khai mạc ở thủ đô Nay Pyi Taw ngày 12/11. Tại...