Obama kêu gọi NATO hành động chống IS, Nga và Brexit
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố rằng NATO cần huy động ý chí chính trị và thực hiện các bước cụ thể để đối phó với những thách thức như Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, Nga và Brexit.
“Các cuộc tấn công lấy cảm hứng từ IS hoặc do nhóm Nhà nước Hồi giáo tổ chức, đã cướp đi sinh mạng của người dân vô tội ở các nước NATO: Từ Orlando đến Paris, từ Brussels và Istanbul. Xung đột từ châu Phi tới Syria và Afghanistan làm cho làn sóng nhập cư của những người tị nạn tràn đến châu Âu. Sự can dự của Nga ở Ukraine đe dọa tầm nhìn của chúng ta về châu Âu như một thực thể thống nhất, tự do và hòa bình. Biểu quyết ủng hộ của Anh rời khỏi EU đặt ra câu hỏi quan trọng về tương lai của hội nhập châu Âu “, ông Obama đã viết trong bài báo của mình trên tờ Financial Times.
“Cho đến ngày tôi tới Warsawa để gặp các nhà lãnh đạo của NATO và EU, tôi nghĩ rằng các quốc gia chúng ta cần phải huy động ý chí chính trị và đưa ra các cam kết cụ thể để đối mặt với những thách thức cấp bách này”. Nhà lãnh đạo Mỹ viết thêm.
Hội nghị thượng đỉnh NATO được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 9.7 tại Warsawa.
Theo Danviet
Video đang HOT
Ý là quân cờ domino tiếp theo ngã xuống ở châu Âu?
Nhà băng lâu đời nhất thế giới đang gặp rắc rối lớn. Cổ phiếu ngân hàng Ý Banca Monte Dei Paschi Di Siena (BMDPF) giảm 45% trong 10 ngày, buộc các nhà quản lý phải tạm thời cấm bán khống cổ phiếu. Ngân hàng được gia hạn đến ngày 8.7 để trình kế hoạch giảm các khoản nợ xấu xuống 40% đến năm 2018.
Không chỉ có BMDPF, cổ phiếu của nhiều ngân hàng Ý khác cũng giảm khoảng 30% từ ngày 23.6, thời điểm nước Anh chọn rời EU. Giới chức Ý hiện cố gắng tìm cách củng cố hệ thống tài chính đất nước.
Hệ thống ngân hàng Ý đã "nghẹt thở" vì nợ xấu trong nhiều năm qua và sự kiện Brexit càng cho thấy rõ vấn đề này. Dưới đây là những lý do vì sao Brexit có thể biến Ý thành nơi khủng hoảng tiếp theo của châu Âu, theo CNN.
Suy thoái kinh tế
Nhiều chuyên gia kinh tế cắt giảm dự báo tăng trưởng của Anh quốc trong năm nay và năm sau. Sự thiếu chắc chắn trong vụ "ly hôn" với EU cũng có thể kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế khắp châu Âu.
Nền kinh tế Ý hầu như không tăng trưởng kể từ khi đất nước sử dụng đồng tiền chung euro vào năm 2002. GDP đất nước tăng 0,3% trong quý đầu năm nay, chỉ bằng một nửa mức tăng trưởng của các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone). Doanh số bán lẻ giảm liên tiếp sáu tháng và vào tháng trước có mức lao dốc tệ nhất từ tháng 11.2013.
Tăng trưởng yếu ớt đặt nhiều áp lực hơn lên các nhà băng, bởi người dân và doanh nghiệp có nhiều khả năng vỡ nợ hơn. Giới ngân hàng Ý chật vật với các khoản vay có vấn đề lên đến 360 tỉ EUR, tương đương 396 tỉ USD.
Sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay Brexit, vừa khiến ngành ngân hàng và kinh tế Ý bộc lộ rõ nhiều điểm yếu.
Lợi nhuận ngân hàng yếu
Triển vọng kinh tế yếu đi có thể khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giảm lãi suất vốn đang ở mức thấp kỷ lục xuống sâu hơn nữa. Đây sẽ là tin xấu cho các nhà băng. "Việc ECB hạ lãi suất có thể khiến ngân hàng Ý thậm chí yếu hơn nữa trong ngắn hạn", chuyên gia kinh tế Jack Allen thuộc Capital Economics nhận định.
Cổ phiếu ngân hàng Banca Popolareg lao dốc 28% kể từ sự kiện Brexit. Cổ phiếu Unicredit và Intesa Sanpaolo hạ nhiều hơn, lần lượt đi xuống 34% và 30%.
Chính phủ Ý đang xem xét việc bơm hàng tỉ EUR vào hệ thống ngân hàng, song các lựa chọn của họ rất hạn chế. Quy tắc cứu trợ ngân hàng của EU yêu cầu giới đầu tư (những người sở hữu trái phiếu và cổ phiếu), không phải người nộp thuế, mới là những người chịu gánh nặng giải cứu.
Biến động chính trị
Một đợt khủng hoảng ngân hàng Ý đi cùng sự kiện Anh rời EU có thể thổi bùng tâm lý chống EU. Người dân quốc gia Nam Âu đã mất niềm tin vào đồng euro và lời kêu gọi về một cuộc trưng cầu dân ý về loại tiền tệ được sử dụng đang ngày càng to hơn.
Thủ tướng Ý Matteo Renzi có nguy cơ thất thế vào mùa thu này về cải cách hiến pháp. Nếu trường hợp này xảy ra, ông có thể bị buộc phải từ chức. Việc này dẫn đến các cuộc bầu cử mới diễn ra vào thời điểm đảng chống euro của Ý là Five Star Movement đang ngày càng chiếm ưu thế.
"Đất nước vốn dĩ ủng hộ EU đang ngày càng hoài nghi đồng euro sau nhiều năm kinh tế trì trệ và phải trải qua các đợt sửa đổi tài chính đau đớn. Nguy cơ về hiệu ứng domino trên khắp EU và eurozone đang phủ bóng lớn hơn trước", chuyên gia Holger Schmieding thuộc ngân hàng Berenberg kết luận.
Theo Thanh Niên
Sau Brexit sẽ có Czexit, Frexit, Italexit, Finexit? Kết quả trưng cầu dân ý ở Anh với thắng lợi thuộc về phe ủng hộ Anh rút khỏi EU (Brexit) có thể là điểm khởi đầu cho xu hướng dẫn đến Czexit, Frexit, Italexit, Finexit... Ảnh minh họa. Sau khi kết quả trưng cầu dân ý ở Anh được công bố với việc các cử tri ủng hộ Brexit thắng thế, lãnh...