Obama: Cuộc chiến chống IS bước vào giai đoạn mới
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua cho biết cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo không thất bại mà đang đi vào một giai đoạn mới.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua xuất hiện trong buổi phỏng vấn của kênh truyền hình CBS. Ảnh: NYDailyNews
Quyết định tăng quân tới Iraq của Mỹ không phải là dấu hiệu cho thấy chiến lược chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang thất bại. Mặt khác, đó là tín hiệu thể hiện rằng chiến dịch đang bước vào một giai đoạn mới, CNNdẫn lời Tổng thống Obama hôm qua nói trong buổi phỏng vấn trên kênh truyền hình CBS.
1.500 lính được Washington gửi đi nhằm giúp huấn luyện binh sĩ và các tay súng dân quân Iraq chiến đấu chống IS trên mặt đất, sau nhiều tuần liên minh do Mỹ dẫn đầu tiến hành không kích, ông cho biết thêm.
“Các cuộc không kích đã phát huy tác dụng trong việc làm suy yếu khả năng của ISIL và làm chậm bước tiến của chúng”, ông Obama nói trong buổi phỏng vấn, dùng cách viết tắt khác của IS. “Điều chúng ta cần lúc này là lực lượng bộ binh, bộ binh Iraq, những người có thể bắt đầu đẩy lùi chúng”.
Video đang HOT
Ông Obama cho hay lực lượng của Mỹ sẽ không tham gia chiến đấu, đồng thời nhắc lại lời hứa trước đây về việc Mỹ không giữ vai trò nào trên mặt đất trong cuộc chiến. Tuy nhiên, Washington sẽ “hỗ trợ sát sao từ trên không” cho bộ binh địa phương bất cứ khi nào họ sẵn sàng phản công lại IS.
Bình luận của ông Obama được đưa ra trong bối cảnh tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn ở Iraq và Syria, phần lớn tại những khu vực do IS kiểm soát. Hôm 7/11, tổng thống ra quyết định gửi thêm 1.500 binh sĩ tới Iraq để hỗ trợ Baghdad và lực lượng người Kurd tiêu diệt nhóm khủng bố IS, tăng gần gấp đôi quân số đóng tại nước này.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Đàm phán hạt nhân Iran giằng co nhưng đã bước sang giai đoạn trọng yếu
Sau nhiều ngày thảo luận ở thủ đô Vienna (Áo), các quan chức hàng đầu của cả Mỹ và Iran đều đòi hỏi đối tác của mình phải có những nhượng bộ lớn. Các đoàn đàm phán đã rời hội nghị hôm 20/6 với một kết quả khiêm tốn là một văn bản cho thấy các bên cam kết đạt được thỏa thuận và có kế hoạch gặp gỡ trở lại ngày 2/7 tới để dự phiên đàm phán quy mô có thể kéo dài tới ngày 20/7.
Đàm phán hạt nhân tại Vienna tháng 6/2014 (ảnh: FoxNews)
Hiện các bên đàm phán P5 1 (Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nga, Pháp và Đức) và Iran đang tìm kiếm một thỏa ước khiến cộng đồng quốc tế bớt quan ngại về tham vọng hạt nhân của Iran còn Iran thì được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt hà khắc về tài chính và năng lượng.
Trong buổi họp báo hôm 20/6 (giờ địa phương), bà Wendy Sherman, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ và cũng là đặc phái viên của Mỹ tại các cuộc thương thuyết cho hay: "Chúng tôi đang ở một giai đoạn rất trọng yếu của quá trình đàm phán. Tuần này các cuộc thảo luận giữa chúng tôi là rất căng nhưng cũng mang tính xây dựng... Chúng tôi đã có những phiên họp sâu tập trung vào cái việc rất khó khăn đó là soạn thảo câu từ".
Theo bà Sherman, hai bên chính của cuộc thương lượng ra về với một văn bản có khả năng tạo nền tảng cho vòng đàm phán kế tiếp.
Dẫu vậy nhà ngoại giao Mỹ thừa nhận Washington vẫn có những hoài nghi nhất định về việc Iran có dám đi những bước quyết liệt để đạt được một thỏa thuận với Mỹ hay không.
Bà Sherman nói: "Điều chưa rõ là liệu Iran có sẵn sàng và sẵn lòng thực thi tất cả các bước đi cần thiết để đảm bảo với cả thế giới rằng chương trình hạt nhân của họ đang và sẽ chỉ hoàn toàn phục vụ mục đích hòa bình".
Hiện Iran và Nhóm P5 1 vẫn bất đồng về khả năng làm giàu urani của Tehran, cấu trúc lò phản ứng nước nặng Arak mà phương Tây nghi ngờ có thể sản xuất bom hạt nhân và việc dỡ bỏ các gói trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhằm vào Iran.
Tại cuộc đàm phán, các nước P5 1 yêu cầu Iran giảm số lượng máy ly tâm để đảm bảo rằng Tehran không thể sản xuất đủ nhiên liệu chế tạo bom hạt nhân. Tuy nhiên, Iran cho rằng nước này cần thêm nhiều máy ly tâm để để sản xuất urani cung cấp cho các nhà máy điện hạt nhân.
Ngoại trưởng Iran Mohammed Javad Zarif tại cuộc họp báo được tổ chức sau cuộc họp cũng khẳng định rằng, Mỹ và các nước phương Tây cần dỡ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt Iran nếu muốn tìm giải pháp toàn diện cho vấn đề hạt nhân của nước này.
Đại diện Iran cho biết hai bên có phương pháp luận và cách tiếp cận, cách nhìn nhận khác nhau nhưng phía Iran có thiện chí, nghiêm túc cam kết với giải quyết vấn đề, và hai bên đã đạt được một văn bản chung mở ra khả năng mới cho cả hai phía./.
Theo VNE
Lo ngại đảo chính ở Thái Lan gia tăng Một số nhà phân tích lo ngại cuộc khủng hoảng đang tới giai đoạn cao trào ở Thái Lan có thể châm ngòi cho một cuộc đảo chính quân sự, Reuters đưa tin. "Chiến lược vạch sẵn để đạt được mục tiêu của những người biểu tình chống chính phủ là lập một thủ tướng của riêng họ. Nếu điều này xảy ra,...