Obama có thể tạo cú hích để Lào ‘thoát’ Trung
Chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Mỹ có thể là động lực để chính phủ mới của Lào đẩy mạnh chính sách thoát khỏi ảnh hưởng kinh tế, chính trị từ Trung Quốc
Tổng thống Obama đón Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone tại hội nghị Sunnylands hồi đầu năm. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới thủ đô Vientiane của Lào vào ngày 6-8/9 để tham dự hội nghị cấp cao ASEAN, đánh dấu nỗ lực cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông nhằm thúc đẩy chính sách “tái cân bằng” sang châu Á, một chiến lược được cho là nhằm đáp trả sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong khu vực, theo Reuters.
Theo giới quan sát, kể từ khi có chính phủ mới hồi tháng 4, Lào đã có những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của mình, trong đó đáng chú ý là những nỗ lực nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Và chuyến thăm của ông Obama sẽ có vai trò thúc đẩy quá trình “thoát Trung”.
Ảnh hưởng của Trung Quốc được thể hiện rất rõ nét ở thủ đô của quốc gia có chưa đầy 7 triệu dân này. Trên đường phố Vientiane, những chiếc xe SUV của giới nhà giàu Trung Quốc lấn át hoàn toàn xe tuk-tuk của dân địa phương, và những khách sạn lớn của các ông chủ Trung Quốc không ngừng mọc lên từ các công trường xây dựng ồn ào.
Tại chợ Sanjiang do Trung Quốc đổ vốn xây dựng ở phía tây Vientiane từ năm 2007, các cửa hiệu trưng bày vô số hàng hóa được sản xuất từ Trung Quốc. Xung quanh chợ, người Hoa tập trung sinh sống đông đảo, không khác gì một xã hội thu nhỏ.
Kể từ khi Bắc Kinh khởi xướng chính sách đầu tư hướng ngoại từ những năm 2000, vốn đầu tư Trung Quốc ồ ạt đổ vào các dự án khai khoáng, xây dựng, nông nghiệp và thủy điện ở Lào, với tổng mức đầu tư lên tới hơn 5 tỷ USD vào cuối năm 2013, biến Trung Quốc thành một trong những nước đầu tư lớn nhất vào Lào.
Theo số liệu từ Bộ Thương mại và truyền thông nhà nước Trung Quốc, Bắc Kinh đã đầu tư khoảng một tỷ USD mỗi năm vào Lào trong năm 2014 và 2015. Trong khi đó, các khoản đầu tư của các công ty Mỹ tại quốc gia này vẫn rất khiêm tốn.
Đi kèm với các khoản đầu tư và hoạt động kinh tế đó là các ảnh hưởng chính trị, theo Martin Stuart-Fox, giáo sư đại Đại học Queensland, Australia. Theo nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh đã dùng các khoản đầu tư này để gây sức ép với Vientiane ủng hộ lập trường của họ trong nhiều vấn đề khu vực.
Anthony Nelson, giám đốc Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN, cho biết Mỹ “chỉ đưa tới Lào 7-8 công ty”, nhưng với Trung Quốc, “đó là một cuộc chơi hoàn toàn khác hẳn”. Ông này cho rằng với những quốc gia có mức phát triển thấp như Lào, việc ủng hộ lập trường Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế để hưởng ưu đãi về đầu tư là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho rằng chuyến thăm sắp tới của ông Obama có thể mở ra một cánh cửa mới, thúc đẩy chính phủ mới của Lào có những chính sách và biện pháp thiết thực hơn để thoát khỏi ảnh hưởng cả về kinh tế và chính trị của Trung Quốc.
“Không bao giờ là quá muộn để một tổng thống Mỹ tới thăm nước này”,một nhà ngoại giao phương Tây ở Đông Nam Á nói.
Thay đổi chính sách
Một nhà hàng Trung Quốc ở Lào. Ảnh: FlightInternationalUK
Theo các bình luận viên của Reuters, với Trung Quốc, Lào là cánh cửa then chốt xuống Đông Nam Á trong chiến lược thương mại “Con đường Tơ lụa mới” của nước này. Lào cũng được ví như là “bình ắc-quy của châu Á” với một loạt nhà máy thủy điện dọc dòng sông Mekong để bán điện cho Trung Quốc và các nước láng giềng.
Các nhà ngoại giao phương Tây nhận thấy chính phủ Lào gần đây đã có những thay đổi đáng chú ý trong đường lối đối ngoại của mình. Đầu tiên là việc Phó thủ tướng Somsavat Lengsavad – người đứng đầu ủy ban điều hành dự án đường sắt Trung Quốc trị giá 7 tỷ USD ở Lào – được cho nghỉ hưu. Dự án đường sắt đầy tham vọng này cũng được cho là đang bị đình chỉ vì phía Lào không hài lòng với các điều khoản trong thỏa thuận.
Trong hai hội nghị gần đây của ASEAN, Lào cũng đã thể hiện lập trường với Trung Quốc cứng rắn hơn so với nước láng giềng Campuchia, quốc gia từ lâu được coi như “vệ tinh” của Bắc Kinh ở ASEAN.
Giới phân tích cho rằng việc Lào đưa ra lập trường độc lập hơn đối với những vấn đề liên quan đến Trung Quốc, đặc biệt là những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, sẽ có tác động rất quan trọng đối với các hội nghị của ASEAN, đặc biệt là khi Lào đang giữ cương vị chủ tịch ASEAN trong năm nay.
“Lợi ích chiến lược của Mỹ ở Lào là chứng kiến quốc gia này có thể thể hiện được mức độ tự chủ chiến lược nhất định, vì Mỹ không muốn thấy một mối quan hệ tương tự như Trung Quốc và Campuchia”, Phuong Nguyen, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington, nhận định.
Một quan chức quốc phòng ở Washington từ chối bình luận về các vấn đề chiến lược lớn hơn, nhưng mô tả rằng Lào là một “đối tác quan trọng” đối với Mỹ.
Về khía cạnh văn hóa, số liệu chưa chính thức cho thấy hiện có khoảng 300.000 người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại Lào, hình thành những khu người Hoa riêng biệt, tách rời với phần còn lại của cộng đồng bản địa.
“Chúng tôi khá nóng mắt với người Trung Quốc. Họ tự tạo ra hệ sinh thái của riêng mình trên đất nước chúng tôi”, một doanh nhân Lào chia sẻ.
Trí Dũng
Theo VNE
Thăm Lào, Obama sẽ chặn đứng vòi bạch tuộc Trung Quốc?
Là một cửa ngõ chủ chốt trong kế hoạch "Con đường tơ lụa mới" của Bắc Kinh, Lào có tầm quan trọng chiến lược với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Thực ra, chẳng khó để thấy sự hiện diện của người Trung Quốc tại Lào. Ở Vientiane, số lượng người Trung Quốc lái những chiếc SUV hiện đại nhiều hơn hẳn số tuk tuk chạy trên phố. Khách sạn do người Hoa đầu tư thì đang mọc lên như nấm tại các công trường xây dựng ồn ào.
Trong 2 năm qua, theo số liệu của Bộ Thương mại Trung QuốcBắc Kinh đã đầu tư khoảng 1 tỉ USD/năm tại Lào.
Trong khi đó, với Mỹ, Lào lại chưa phải là một nơi hấp dẫn đầu tư mạnh mẽ. "Tại Lào, chúng tôi chỉ có 7-8 công ty. Nhưng với Trung Quốc lại là một câu chuyện hoàn toàn khác", Anthony Nelson, Giám đốc hội đồng kinh tế Mỹ - ASEAN cho biết.
Tuy nhiên, giới ngoại giao cho rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể thúc đẩy sự mở cửa ở Lào, bởi nước này đã có chính phủ mới vào tháng 4.
Đất nước Đông Nam Á bình yên sẽ trở nên tưng bừng vào tuần tới, khi các nhà lãnh đạo thế giới có mặt tại Vientianne để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nước Đông Nam Á ASEAN. Trong số đó có ông Obama.
Theo đánh giá của cây viết Marius Zaharia (Reuters), đây sẽ là cơ hội cuối để ông Obama "tái cân bằng" chính sách ngoại giao xoay trục châu Á trong nhiệm kỳ của mình, một chiến lược nhằm đáp trả động thái phô trương cả về kinh tế lẫn quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Reuters dẫn nguồn một quan chức ngoại giao phương Tây tại Đông Nam Á cho rằng: Bộ máy lãnh đạo mới của Vientiane có dấu hiệu cho thấy, họ không muốn bị rơi vào vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh.
"Việc Tổng thống Mỹ tới thăm không bao giờ là quá muộn", nguồn tin của Reuters nhận định.
Ông Obama sẽ là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm Lào, nơi Mỹ vẫn còn để lại nhiều di chứng chiến tranh.
Dịch chuyển trong chính sách
Quan sát và theo dõi những thay đổi trong chính sách của Lào không phải một việc dễ dàng bởi giới chức của nước này khá kín đáo. Tuy nhiên các nhà ngoại giao phương Tây đã phát hiện thấy một số thay đổi.
Một số quan chức cấp cao có tác động tới dự án đường sắt trị giá 7 tỉ USD của Trung Quốc đã nghỉ hưu. Và dự án hiện đang tạm thời bị ngừng lại vì người Lào không hài lòng với những điều khoản trong thỏa thuận với Trung Quốc.
Trong 2 hội nghị ASEAN vừa qua, Vientiane cũng đã thể hiện lập trường có phần khác biệt với nước láng giềng Campuchia về các vấn đề liên quan tới Bắc Kinh. Trong khi đó, một quan chức quốc phòng tại Washington đề cập tới Lào như một "đối tác quan trọng" của Mỹ.
Ngay cả người dân Lào cũng có phần bất mãn với người Trung Quốc. Những gia đình người Lào gốc Trung có xu hướng tách biệt, không tuân theo phong tục địa phương. "Chúng tôi rất bức xúc với họ (người Trung Quốc). Họ tạo ra một lối sống khác", một doanh nhân người Lào cho biết.
Theo Soha News
Hành trình ra tuyên bố chung của các ngoại trưởng ASEAN tại Lào Các ngoại trưởng ASEAN đã thống nhất ra bản tuyên bố chung trong cuộc họp khẩn cuối cùng, sau khi trải qua nhiều cuộc họp, với nhiều tranh luận. Ngoại trưởng các nước ASEAN trong hội nghị diễn ra tại Vientiane, Lào. Ảnh: AP Để ra được bản tuyên bố chung sau hội nghị tại Lào hôm qua, các ngoại trưởng 10 nước...