Obama cảnh báo nguy cơ xung đột lãnh thổ ở châu Á
Trong bài phát biểu bên lề Hội nghị G20 hôm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo về nguy cơ xung đột nhãn tiền ở khu vực châu Á, khi Trung Quốc tranh giành chủ quyền với các nước láng giềng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Đại học Queensland, Australia, bên lề hội nghị thượng đỉnh lần 8 Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), hôm nay. Ảnh: AFP.
Phát biểu tại Đại học Queensland, Australia, bên lề hội nghị thượng đỉnh lần 8 của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), tổng thống Mỹ nhắc đến phát triển về mặt kinh tế đáng kinh ngạc ở Đông Á kể từ sau Thế chiến II.
“Nhưng cùng với sự năng động đó, những hiểm họa hiện hữu vẫn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tiến bộ của khu vực”, AFP dẫn lời Obama nói, nhắc đến Triều Tiên làm ví dụ. Ông nhận định vấn đề tranh chấp lãnh thổ, trên các hòn đảo hay bãi đá, có thể bùng phát thành nguy cơ đối đầu. Trong đó, Trung Quốc hiện là quốc gia liên quan đến một loạt tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi với các quốc gia Đông Nam Á trên Biển Đông và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Tổng thống Obama nhắc lại quan điểm đã đưa ra tại Bắc Kinh, sau các cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Theo đó, Mỹ hoan nghênh sự lớn mạnh của Trung Quốc, nếu quốc gia này thể hiện được vai trò trách nhiệm và hòa bình trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc “phải tuân thủ các quy tắc và luật lệ giống như các quốc gia khác, dù trong lĩnh vực thương mại hay các vấn đề trên biển”. Washington sẽ tiếp tục thẳng thắn với những vấn đề bất đồng liên quan đến Bắc Kinh.
Theo người đứng đầu Nhà Trắng, một trật tự an ninh hiệu quả ở châu Á không dựa trên sự ảnh hưởng hay ép buộc, đe dọa của các nước lớn đối với cho nước nhỏ, mà trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau.
Trong bài phát biểu, Obama khẳng định chính sách xoay trục của Mỹ tại châu Á là có thực và vẫn đang được thực hiện. “Nhiều thế hệ người Mỹ đã làm việc và qua đời tại đây, để người dân ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể sống trong tự do. Vì vậy, không ai có thể nghi ngờ quyết tâm hay cam kết của chúng tôi với các nước đồng minh trong khu vực”, Obama nói.
Tổng thống Obama cùng lãnh đạo các nước trên thế giới tới Australia để tham dự hội nghị thượng đỉnh lần 8 của G20 cuối tuần này tại thành phố Brisbane, bang Queensland.
Hội nghị kéo dài hai ngày, tập trung vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới, bảo vệ hệ thống ngân hàng toàn cầu và lấp những lỗ hổng thuế đối với những tập đoàn đa quốc gia khổng lồ.
Thùy Linh
Theo VNE
Nga, Mỹ bay giám sát trên lãnh thổ của nhau
Các thanh tra viên của Nga sẽ tiến hành hai chuyến bay quan sát trên bầu trời nước Mỹ và Hy Lạp, trong khi các thanh tra viên của Italy và Mỹ thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ thực hiện chuyến bay trên bầu trời nước Nga.
Ảnh minh họa
Hoạt động này diễn ra trong khuôn khổ Hiệp ước "Bầu trời mở".
Văn kiện này được ký kết năm 1992 và có hiệu lực từ năm 2002, trở thành một trong những biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Âu sau Chiến tranh Lạnh. Hiệp ước này tạo điều kiện cho các nước tham gia có thể công khai thu thập thông tin về lực lượng cũng như hoạt động quân sự của nhau. Thông thường, những chuyến bay của Nga và các nước NATO được thực hiện trên cơ sở luân phiên tương ứng.
Các chuyến bay của Nga trên bầu trời nước Mỹ sẽ diễn ra từ ngày 10-22/11 bằng phi cơ Tu-154M Lk-1 từ sân bay "Travis" và "Wright-Patterson", tầm xa tối đa tương ứng là 4.900 km và 4.200 km.
Theo TN
Tin tức
Iraq bác khả năng cho phép quân đội nước ngoài vào lãnh thổ Iraq bác bỏ mọi khả năng can thiệp của quân đội nước ngoài hỗ trợ lực lượng chính phủ trong cuộc chiến chống lực lượng thánh chiến và kêu gọi lực lượng Sunni từ bỏ hy vọng này. Phát biểu với báo giới tại thành phố Najaf ngày 20/10, Thủ tướng Haidar al-Abadi nhấn mạnh Chính phủ Iraq đã quyết định sẽ không...