Obama cần làm gì để bảo vệ “Trục châu Á”?
Để chuyến công du châu Á bắt đầu từ hôm nay (23/4) có kết quả, Tổng thống Mỹ nên tập trung vào hai vấn đề TPP và bảo vệ hiện trạng khu vực.
Theo tác giả Harry Kazianis trên tờ Diplomat, trong chuyến công du châu Á lần này, nhiệm vụ của ông Obama là đảm bảo các đồng minh của Mỹ rằng Washington thực sự sẽ theo đuổi chiến lược “Trục chân Á” hay “tái cân bằng” ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tổng thống Barack Obama bắt đầu chuyến công du từ ngày hôm nay (23/4).
Theo Kazianis, sử dụng từ “trục” là chiến lược “marketing” rất thông minh của chính quyền Obama vì từ này khiến người nghe kì vọng rất cao. Tuy nhiên, trong khi lịch sử sẽ là người phát xét cuối cùng kết quả của các chiến lược ngoại giao, rõ ràng trước việc Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, sẽ là không ngoa nếu cho rằng Mỹ có lợi ích lớn nếu đưa châu Á trở thành tâm điểm trong chính sách ngoại giao của mình.
Mặc dù Tổng thống Obama có một số cách để thúc đẩy một chính sách ngoại giao tập trung vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ông không còn nhiều thời gian (nhiệm kỳ của ông Obama kết thúc vào năm 2016) và ông phải xây dựng một chương trình nghị sự hết sức cẩn thận.
Thảo luận về TPP
Việc thuyết phục các đồng minh của Washington trong khu vực rằng Mỹ chắc chắn sẽ theo đuổi chiến lược “Trục châu Á” và chiến lược này sẽ không bị các điểm nóng khác trên thế giới dù là Ukraine, Syria hay nơi nào khác làm ảnh hưởng. Ông Obama có nhiều sự lựa chọn để đảm bảo với các đồng minh và củng cố chiến lược này.
Mặc dù rõ ràng là các vấn đề an ninh đóng vai trò quan trọng, Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp ông Obama đạt được kết quả về ngoại giao tạo cơ sở chắc chắn cho việc thực hiện chiến lược “Trục châu Á”. Mặc dù con đường phía trước còn nhiều chông gai, có lẽ không điều gì giúp thể hiện rằng Mỹ thực sự hướng tới “Trục châu Á” tốt hơn việc thương lượng và kí kết TPP.
Video đang HOT
Trong khi TPP chắc chắn sẽ giúp tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ, Hiệp định này giúp kết nối nhiều nền kinh tế thuộc hàng lớn nhất châu Á vào một “sân chơi” chung về kinh tế. Điều rất quan trọng hơn cả là các quốc gia cùng nhau chia sẻ “vận mệnh” kinh tế, do đó TPP nên là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của ông Obama.
Theo ông Kazianis, Tổng thống Mỹ nên thảo luận về TPP, tại sao hiệp định này quan trọng đến vậy và tại sao nước Mỹ đầu tư lớn vào việc xây dựng hiệp định này.
Khẳng định rõ ràng rằng Mỹ sẽ bảo vệ hiện trạng của khu vực
Trong những năm gần đây, Trung Quốc có những hành động quyết liệt để khẳng định cái gọi là “Đường 9 đoạn” trên Biển Đông như chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough, tăng cường hiện diện tại Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam) và tranh chấp chủ quyền Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Tại các khu vực này và một số khu vực khác, rõ ràng Bắc Kinh đã thách thức trật tự hiện hữu ở châu Á.
Tổng thống Obama cần phải khẳng định rõ ràng và kiên quyết rằng Washington có lợi ích bất di bất dịch trong việc duy trì trật tự hiện hữu và sẽ bảo vệ hiện trạng ở khu vực.
Khi đến thăm Nhật Bản hay Philippines, mặc dù không nên đề cập cụ thể tới bất kỳ quốc gia nào, ông Obama nên tuyên bố rằng nước Mỹ sẽ không cho phép bất kỳ cường quốc nào dần thay đổi hiện trạng. Ông nên cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi trật tự hiện nay ở châu Á sẽ bị Washington cản trở quyết liệt.
Việc người đứng đầu nước Mỹ ra tín hiệu tới Bắc Kinh rằng Washington rất coi trọng việc duy trì trật tự hiện hữu xét về đường biên giới quốc gia, vùng đặc quyền kinh tế và các khu vực quốc tế có thể sẽ có tác dụng mạnh mẽ. Kazianis cho rằng chuyến công du này là cơ hội để Tổng thống Obama thể hiện vị thế lãnh đạo của Mỹ và ông nên nắm bắt cơ hội đó.
Theo Infonet
Nữ Thủ tướng Thái xinh đẹp lên tiếng vì công bằng
Trong tình trạng bị "bủa vây" bởi một loạt thách thức pháp lý, nữ Thủ tướng xinh đẹp của Thái Lan - bà Yingluck Shinawatra hôm qua (8/4) đã lên tiếng khẩn nài Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia và Tòa án Hiến pháp hãy đối xử công bằng và đúng đắn đối với bà.
Nữ Thủ tướng Yingluck
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan sắp bước vào một giai đoạn hỗn loạn mới khi bà Yingluck phải đối mặt với ít nhất hai vụ án pháp lý có thể khiến chính quyền của bà bị lật đổ trong một vài tuần sắp tới. Một động thái như vậy xảy ra vào thời điểm này sẽ khiến lực lượng ủng hộ đông đảo của nữ Thủ tướng vùng lên, gây ra một trận sóng gió mới trên chính trường Thái Lan và có thể đẩy nước này vào một cuộc nội chiến đáng sợ.
"Tôi đã khẩn thiết đề nghị Tòa án Hiến pháp và Ủy ban Chống Tham nhũng quốc gia hãy sử dụng cách đối xử công bằng khi họ xét xử các vụ kiện chống lại tôi. Tôi chỉ xin được sự đối xử công bằng như những người từng nắm quyền trước đây nhận được trong quá khứ", nữ Thủ tướng Yingluck đã phát biểu như vậy trước cánh phóng viên trong ngày hôm qua (8/4).
Lực lượng ủng hộ bà Yingluck cáo buộc Tòa án Hiến pháp có định kiến chính trị khi thường xuyên đưa ra các phán quyết gây bất lợi cho chính phủ. Phe ủng hộ Thủ tướng cũng tỏ ra hoài nghi về tốc độ theo đuổi vụ kiện về chương trình trợ cấp giá gạo mà Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia Thái Lan đang thực hiện nhằm chống lại bà Yingluck.
Bà Yingluck đã bị Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia Thái Lan buộc tội lơ là trách nhiệm trong việc giám sát chương trình trợ cấp giá gạo đang gây tổn thất lớn cho nhà nước.
Nếu Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia Thái Lan đưa vụ việc lên Thượng viện để tìm kiếm một phiên luận tội thì bà Yingluck có thể sẽ bị truất quyền. Bất kỳ quyết định nào như vậy cũng sẽ phải mất vài tuần.
Thủ tướng Yingluck hôm qua cho biết, nhóm pháp lý của bà sẽ đưa thêm 4 nhân chứng đến để bảo vệ cho bà. Bà Yingluck cũng được Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia Thái Lan cho thêm thời gian để triệu tập thêm 3 nhân chứng khác trong tuần vừa rồi.
Tuần trước, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã chấp nhận đơn kiện của một số thượng nghị sĩ Thái Lan, trong đó họ cáo buộc bà Yingluck lạm dụng chức quyền trong việc điều chuyển người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia cách đây 3 năm để phục vụ cho mục đích chính trị riêng của bà. Nữ Thủ tướng sẽ có 15 ngày để trình lên những lập luận, lý lẽ và bằng chứng để bảo vệ mình trước lời tố cáo mới nói trên.
"Đó chỉ là một vụ điều chuyển cán bộ bình thường. Và một lần nữa, tôi hy vọng tòa án sẽ hành động một cách công bằng, hợp lý trong vụ việc này", bà Yingluck nhấn mạnh.
Những lời khẩn nài tha thiết trên được bà Yingluck đưa ra sau khi phe áo đỏ ủng hộ Thủ tướng tiến hành một cuộc biểu tình kéo dài 3 ngày hồi cuối tuần qua để phô trương sức mạnh và để thể hiện quyết tâm bảo vệ Thủ tướng trước bất kỳ động thái nào nhằm lật đổ bà.
Hàng chục nghìn người ủng hộ chính phủ cầm theo những bức hình của nữ Thủ tướng Yingluck và anh trai bà - cựu Thủ tướng Thaksin đã đổ về một con đường lớn ở ngoại ô thủ đô Bangkok để thể hiện thái độ thách thức, sẵn sàng "tuyên chiến" với bất kỳ ai tìm cách lật đổ Thủ tướng được bầu lên một cách dân chủ và hợp pháp của họ.
Thủ lĩnh áo đỏ Jatuporn Prompan đã phát biểu trước đám đông rằng, cuộc biểu tình vừa rồi của họ là "một bước tập duyệt cho một trận chiến thực sự, trận chiến cuối cùng nhằm bảo vệ Thủ tướng. Trận chiến này sẽ bắt đầu sau lễ Songkran", ám chỉ đến lễ Năm Mới của người Thái Lan.
Trong suốt 5 tháng qua, phe đối lập đã dồn vây, gây sức ép khắp mọi phía nhằm tìm cách lật đổ chính quyền của Thủ tướng Yingluck. Họ tuyên bố muốn loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của gia đình Shinawatra ra khỏi chính trường Thái Lan. Tuy nhiên, chiến lược biểu tình, đóng cửa thủ đô Bangkok của họ đã không phát huy tác dụng. Hiện tại, phe đối lập đang tìm đến chiến lược lật đổ bà Yingluck bằng một cuộc "đảo chính pháp lý". Sau thời gian dài tránh đụng độ đổ máu với lực lượng chống chính phủ, phe áo đỏ bắt đầu hành động khi thấy được nguy cơ to lớn mà Thủ tướng của họ đang phải đối mặt. Tất cả những diễn biến trên đang khiến tình hình Thái Lan mỗi lúc một nghiêm trọng, rất dễ leo thang thành một cuộc nội chiến đáng sợ.
8 năm qua, kể từ khi cựu Thủ tướng Thaksin bị quân đội bất ngờ lật đổ trong một cuộc đảo chính không đổ máu, chính trường Thái Lan đã trở thành một "chiến trường" giằng co ác liệt giữa một bên là thành phần hoàng gia, trung lưu chống Thaksin và bên kia là lực lượng người nghèo, người nông thôn chiếm đa số ở Thái Lan. Những người này luôn coi ông Thaksin như là một vị thánh và ủng hộ hết mình cho ông này dù ông đã phải đi sống lưu vong ở nước ngoài nhiều năm qua để trốn tránh án tù.
Sự ủng hộ của người dân nghèo, người dân nông thôn đối với ông Thaksin đã trở thành con đường trải hoa hồng để em gái ông - nữ chính khách trẻ trung, xinh đẹp thoải mái bước thẳng lên con đường đỉnh cao quyền lực. Tuy nhiên, lại cũng chính vì ông Thaksin, những thành phần đối lập luôn tìm cách chống phá chính quyền của bà.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ukraine lún sâu vào khủng hoảng Bán đảo Crimea của Ukraine mỗi ngày một "nóng" hơn với nhiều diễn biến dồn dập sau chính biến ở thủ đô Kiev. Khu vực tự trị này ngày 2/3 tiếp tục là tâm điểm của thế giới sau khi quốc hội Nga "bật đèn xanh" cho Tổng thống Vladimir Putin sử dụng quân đội Nga với mục đích nhân đạo. Đứng trước...