Oanh tạc cơ B-1B của Mỹ “chọi” Tu-160 của Nga: Ai hơn ai?
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ và Tu-160 White Swan của Nga có vẻ ngoài khá tương đồng và thỉnh thoảng được giao nhiệm vụ giống nhau, tuy nhiên, trên thực tế, chúng hoàn toàn khác biệt.
B-1A được thiết kế để trở thành một máy bay xâm nhập tầm cao, tuy nhiên, chương trình phát triển nó đã bị huỷ bỏ vào năm 1977 do Mỹ nhận thấy rằng, B-1A không thể sống sót được trước hệ thống tên lửa đánh chặn mới nhất của Liên-xô vào thời điểm đó. Mỹ đã phát triển ngay máy bay ném bom tàng hình B-2A Spirit, tuy nhiên, lại chọn cách giữ kín thông tin này nhiều năm sau đó.
Máy bay B-1B và Tu-160 (phải)
Chỉ đến thời Tổng thống Ronald Reagan máy bay ném bom B-1 mới hồi sinh nhưng với tên gọi là B-1B. Các kĩ sư Mỹ đã thay đổi nó từ một máy bay xâm nhập tầm cao thành một máy bay tấn công tầm thấp sử dụng tốc độ và các biện pháp gây nhiễu sóng radar của đối phương. Tuy nhiên, những sự biến đối mới ở cấu trúc thân khiến B-1B chỉ đạt được tốc độ tối đa Mach 1.25, chậm hơn nhiều so với mức Mach 2.0 của B-1A.
Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, B-1B được gỡ bỏ khả năng hạt nhân và tập trung vào vai trò tấn công bằng vũ khí thông thường. Mỹ đã nâng cấp hệ thống radar và hiện đại hoá hệ thống kiểm soát hoả lực nhằm giúp chiếc máy bay sử dụng được nhiều loại bom chính xác hơn.
B-1B hiện không còn khả năng chiến đấu trong khu vực chứa các hệ thống phòng không dày đặc, tuy nhiên, vẫn có thể phóng các loại tên lửa hành trình tầm xa như máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
Video đang HOT
Máy bay B-1B (trên) của Mỹ và Tu-160 của Nga có hình dáng khá tương đồng nhưng lại mang nhiệm vụ khác nhau
Tu-160 của Nga được đánh giá là một mẫu máy bay hoàn toàn khác biệt. Liên-xô thiết kế loại máy bay này như một phương tiện tấn công hạt nhân bằng các loại tên lửa tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân, nhưng nó cũng có cả khả năng ném bom và chiến đấu tầm thấp. Chính vì vậy, nó to và nhanh hơn nhiều so với B-1B. Tu-160 có thể mang được 270 tấn bom, đạt tốc độ tối đa Mach 2.05, trong khi B-1B chỉ có trọng tải tối đa 215 tấn.
Vũ khí chính của Tu-160 luôn là các tên lửa hành trình tầm xa như Kh-55MS và nó có thể mang được hàng chục tên lửa loại này. Trong thời gian tham gia chiến dịch quân sự tại Syria, Nga còn trang bị cho Tu-160 phiên bản phi hạt nhân của tên lửa hành trình Kh-555 và tên lửa Kh-101.
Trong thời gian tới, Nga hy vọng có thể bắt đầu sản xuất được phiên bản nâng cấp của có tên Tu-160M2, nhằm thay thế những oanh tạc cơ lỗi thời như Tu-22M Backfire hay Tu-95 Bea. Phiên bản Tu-160M2 sẽ được sử dụng như một biện pháp tạm thời trước khi Nga nghiên cứu và phát triển xong máy bay ném bom thế hệ mới PAK DA.
Do đó, rất khó để nói B-1B của Mỹ hay Tu-160 tốt hơn do đây là 2 mẫu máy bay được thiết kế để làm những nhiệm vụ khác nhau.
Theo Minh Anh (National Interest)
Hai tàu Anh chở plutonium đủ để sản xuất hàng tá bom hạt nhân về Mỹ
Hai tàu của Anh ngày 21.3 đã cập cảng tại miền đông Nhật Bản để chở lô plutonium- đủ để sản xuất hàng tá bom nguyên tử-về Mỹ, trong khuôn khổ hiệp định song phương được ký trước đó.
Các tàu của Anh vừa mới cập cảng tại làng duyên hải Tokai, miền đông bắc thủ đô Tokyo, trụ sở chính của Cơ quan năng lượng và hạt nhân Nhật Bản, hãng tin Kyodo và các nhóm thạo tin cho biết.
Theo các nguồn tin, sẽ mất vài giờ để đưa các thùng chứa plutonium lên hai tàu này. Các tàu này được trang bị vũ khí dành cho lực lượng hải quân và các phương tiện phòng vệ khác.
Theo hãng tin AP, các tàu có tên lần lượt là Pacific Egret và Pacific Heron, vốn do Công ty Hạt nhân Thái Bình Dương vận hành, sẽ vận chuyển 331kg plutonium về kho của chính phủ Mỹ tại khu vực sông Savannah ở South Carolina, theo cam kết của Nhật Bản đưa ra năm 2014. Số plutonium này-phần lớn do Mỹ sản xuất cùng một số của Pháp- được đưa đến Nhật Bản để phục vụ các mục đích nghiên cứu.
Các quan chức Nhật Bản từ chối đưa ra bình luận chi tiết của lô plutonium nêu trên vì các lý do an ninh. Việc Nhật Bản đưa ra các kế hoạch đầy tham vọng về tích trữ và tái sử dụng plutonium như một loại nguyên liệu để sản xuất điện cũng là một trong các mối lo ngại về an ninh toàn cầu.
Số plutonium nêu trên sẽ được vận chuyển về Mỹ trước thềm hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tổ chức tại Washington vào cuối tháng này. Đây được xem là nỗ lực cụ thể của Nhật Bản và Mỹ trong việc ngăn ngừa phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Tàu Pacific Egret của Anh cập cảng tại Nhật Bản. Ảnh: AP
Nhật Bản hiện tích trữ một lượng lớn plutonium, ước khoảng 11 tấn tại quốc gia này và khoảng 36 tấn khác được tái chế tại Anh và Pháp và đang đợi để đưa về Nhật Bản. Tổng số plutonium nói trên của Nhật Bản đủ để sản xuất gần 6.000 quả bom nguyên tử.
Mỹ vốn đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về các kết hoạch tái sử dụng nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của Nhật Bản và Trung Quốc để sản xuất plutonium phục vụ cho việc sản xuất điện, công nghệ mà Hàn Quốc đang muốn sở hữu, với các lo ngại về rủi ro an ninh và phổ biến vũ khí hạt nhân.
Nhật Bản bắt đầu xây dựng nhà máy tái chế nhiên liệu hạt nhân qua sử dụng thông qua hợp tác với Công ty sở hữu nhà nước Areva của Pháp vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, dự án này đã bị hoãn từ đó tới nay. Tháng 11.2015, Nhật Bản đã quyết định hoãn việc mở lại nhà máy này đến năm 2018 để kiểm tra và nâng cấp điều kiện an toàn.
Các chuyên gia cho rằng việc tái khởi động nhà máy tái xử lý nhiên liệu Rokkasho sẽ không giúp giảm nhiệt tình hình bởi vì Nhật Bản ít có hy vọng để đạt được chương trình tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Lò phản ứng hạt nhân công nghệ đốt nhanh plutonium Monju của Nhật Bản, vốn bị trì hoãn trong hơn 20 năm qua, hiện đang đối mặt với rủi ro đóng cửa vĩnh viễn vì thiếu an toàn và các vấn đề về kỹ thuật. Trong khi đó, các kế hoạch thay thế như dùng hợp chất uranium-plutonium đốt làm nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân thông thường cũng đã bị hoãn lại từ khi xảy ra cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Hiện, chỉ có 2 trong số 43 nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đang hoạt động.
Theo Danviet
Mỹ e ngại sức mạnh của oanh tạc cơ Nga Tu-160M2 sau nâng cấp Các chuyên gia quân sự Mỹ đã không ít lần ca ngợi loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, tốc độ siêu âm Tu-160 Blackjack của Nga, đặc biệt là phiên bản nâng cấp trong thời gian tới là Tu-160M2. Ngày 10-3, nhà phân tích Dave Majumdar của tạp chí Mỹ "Lợi ích quốc gia" (The National Interest-NI) đã đăng bài...