Oanh “Hà” cùng 33 đồng phạm đối diện với khung hình phạt lên tới tử hình
Oanh “Hà” bị xác định có hành vi mua bán hơn 626kg ma túy. Với hành vi trên, bị cáo cùng 33 đồng phạm bị xét xử với khung hình phạt cao nhất lên tới tử hình.
Theo kế hoạch, ngày 24/12, TAND TPHCM sẽ mở phiên tòa xét xử bị cáo Vũ Hoàng Oanh (67 tuổi, tức Oanh “Hà”) và 34 bị cáo về các tội Mua bán trái phép chất ma túy, Vận chuyển trái phép chất ma túy và Tàng trữ trái phép chất ma túy.
Bị cáo Oanh tại cơ quan điều tra (Ảnh: Bộ Công an).
Phiên tòa dự kiến kéo dài tới ngày 30/12. Có 30 luật sư bào chữa cho bị cáo Oanh cùng đồng phạm. Bên cạnh đó, HĐXX cũng triệu tập 11 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Oanh “Hà” bị cáo buộc có vai trò chủ mưu, cầm đầu, trực tiếp thực hiện và chỉ đạo các bị cáo vận chuyển, mua bán trái phép các loại ma túy với hơn 626kg.
Theo hồ sơ vụ án, Vũ Hoàng Oanh là con thứ hai trong gia đình có sáu người con, được biết đến là chị ruột của Dung “Hà” (giang hồ đất Cảng bị Năm Cam cho đàn em thủ tiêu tại TPHCM). Người đàn bà U70 mang nhiều tiền án về cờ bạc và ma túy. Nhờ có công giúp cảnh sát phá án, Oanh “Hà” được hưởng hình phạt nhẹ, mãn hạn tù vào ngày 1/9/2009.
Sau khi ra tù, người phụ nữ này gầy dựng tổ chức đường dây đánh bạc. Năm 2011, Oanh “Hà” bị TAND Tối cao tại TPHCM (nay là TAND Cấp cao tại TPHCM) tuyên phạt mức án 4 năm tù về tội Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.
Video đang HOT
Thời gian sau đó, Oanh “Hà” tiếp tục bị bắt khi tham gia sòng bạc tại Lâm Đồng. Năm 2015, bà trùm bị TAND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) phạt 18 tháng về tội Đánh bạc.
Từ năm 2019 đến năm 2022, Oanh “Hà” tổ chức, điều hành đường dây vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy từ Campuchia về TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác để tiêu thụ.
Theo cáo trạng, đường dây vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy của Oanh “Hà” đặc biệt lớn, xuyên quốc gia. Hành vi phạm tội của các bị can diễn ra trong thời gian dài với nhiều người tham gia.
Các đối tượng đã điều hành hoạt động mua bán ma túy bằng cách sử dụng mạng xã hội, lấy biệt danh là “Colombia”, “Mosscau” hoặc “Mosscau Russia” chỉ đạo chia đoạn, cắt khúc để tránh bị phát hiện.
Để bảo mật hoạt động của tổ chức, đường dây này sử dụng mạng xã hội Signal, đầu số điện thoại ở nước ngoài để liên lạc giao nhận ma túy, sử dụng tài khoản trung gian mang tên Hoàng Công Tú để thực hiện thanh toán với tổng số tiền khoảng 1.400 tỷ đồng.
Một trong những đồng phạm bị cáo buộc giúp sức tích cực cho Oanh “Hà” là Nguyễn Văn Nam (34 tuổi, ngụ TP Hải Phòng). Người này bị cáo buộc giúp bà trùm mua bán 384kg ma túy các loại.
Nguyễn Văn Nam khai từ đầu năm 2020 được Oanh “Hà” trả tiền công qua tài khoản, từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng mỗi chuyến hàng, tùy theo số lượng ma túy. Đến nay, Nam không nhớ cụ thể đã nhận từ bà Oanh bao nhiêu tiền.
Theo thống kê tài khoản, từ cuối năm 2019 đến tháng 9/2022, tài khoản mang tên Hoàng Công Tú đã chuyển cho Nam tổng số tiền là 15,5 tỷ đồng.
VKS giữ quan điểm đề nghị tử hình bà Trương Mỹ Lan
Đại diện VKS cho rằng, hậu quả do bị cáo Trương Mỹ Lan gây ra trong lịch sử tố tụng là chưa từng có, chưa biết khi nào mới khắc phục được.
Vì vậy, vẫn giữ nguyên mức đề nghị tử hình đối với bị cáo.
Hôm nay (25/11), phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục với phần đối đáp của đại diện VKS đối với quan điểm bào chữa của luật sư và tự bào chữa của các bị cáo.
Về quan điểm của luật sư cho rằng, bị cáo Trương Mỹ Lan thực hiện một hành vi xuyên suốt nhưng lại tách thành 2 tội danh khác nhau là bất lợi cho bị cáo, đại diện VKS khẳng định, căn cứ vào kết quả điều tra, thẩm vấn tại hai phiên toà, cho thấy bị cáo Trương Mỹ Lan giữ 91,5% cổ phần của Ngân hàng SCB nên đã giữ quyền điều hành mọi hoạt động của ngân hàng này. Từ đó, bị cáo đã chỉ đạo Đinh Văn Thành, Võ Tấn Hoàng Văn, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung.... rút tiền của SCB sử dụng cho mục đích cá nhân, gây thiệt hại cho SCB.
Để rút tiền của SCB, bị cáo Lan đã chỉ đạo các thuộc cấp nhờ người thành lập các công ty để vay vốn. Chỉ đạo lập phương án vay vốn, lập khống, nâng tài sản đảm bảo lên để hợp thức hóa việc vay vốn.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Hoàng Triều
Do hành vi phạm tội xảy ra tại SCB, và đây là Ngân hàng thương mại cổ phần, hành vi thực hiện thời gian dài, khi chính sách pháp luật có nhiều thay đổi. Thời điểm trước ngày 1/1/2018 không quy định về tội tham ô tài sản trong doanh nghiệp tư nhân, mà đủ dấu hiệu cấu thành tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Đối với hành vi xảy ra sau ngày 1/1/2018, bị cáo Lan được xác định có quyền hạn trong vụ án khi đã chỉ đạo một số bị cáo khác vận chuyển tiền từ SCB về chỗ ở, chỗ làm việc của bị cáo để sử dụng vào mục đích cá nhân. Vì vậy, theo đại diện VKS, bị cáo thực hiện hành vi phạm tội xuyên suốt, nếu nhập 2 giai đoạn thành 1 thì số tiền chiếm đoạt sẽ tăng lên, gây bất lợi cho bị cáo.
Với quan điểm cho rằng, bị cáo Lan dùng tiền đảo nợ ngân hàng và tiền không ra khỏi ngân hàng, theo đại diện VKS với 1.284 khoản vay, thì ngoài việc giải ngân để đảo nợ, bị cáo đã sử dụng một số tiền vào các mục đích cá nhân.
"Hành vi gọi là đảo nợ thực chất đã hoàn tất việc rút tiền ra khỏi SCB, sau đó chuyển qua nhiều công đoạn thành tiền mới và quay lại SCB nên hành vi phạm tội đã cấu thành."- đại diện VKS khẳng định.
"Số tiền tham ô lớn chưa từng có trong lịch sử tố tụng"
Theo VKS, căn cứ vào 1.169 tài sản liên quan tới bị cáo Trương Mỹ Lan được kê biên, bị cáo đã thừa nhận số tài sản này của mình hoặc nhờ đứng tên, chỉ có 60 tài sản mua trước năm 2012. Do đó, các tài sản mua sau 2012 chiếm tới 84%, thời điểm hình thành các tài sản này trùng với thời điểm bị cáo thực hiện phạm tội.
Ngoài ra, bị cáo còn khai, sau khi rút tiền trả nợ gốc, lãi khoản vay trước, phí hoạt động SCB, trả nợ cho bạn bè, tiền mua lại các dự án... Như vậy, không phải bị cáo chỉ sử dụng tiền vay để đảo nợ SCB, mà số tiền vay đã ra khỏi sự kiểm soát của ngân hàng và bị cáo Lan sử dụng vào nhiều mục đích khác.
Với việc luật sư cho rằng, bị cáo Lan có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên đủ cơ sở được xem xét giảm nhẹ tội tham ô tài sản. VKS căn cứ Điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS quy định người bị kết án tử hình về tội tham ô chủ động nộp lại 3/4 tài sản, chủ động hợp tác, hoặc lập công lớn sẽ không bị tử hình.
Đại diện VKS phân tích, bản án sơ thẩm quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ đồng của SCB, nếu tính theo tỉ lệ 3/4 thì bị cáo phải giao nộp 280.000 tỷ đồng thì mới có cơ sở đề nghị giảm mức án tử hình.
Cũng theo đại diện VKS, hậu quả do bị cáo Lan gây ra trong lịch sử tố tụng chưa từng có, số tiền tham ô lớn chưa từng có và không biết khi nào mới khắc phục được. Hành vi của bị cáo đã ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội, thị trường tài chính, kinh tế...Số tiền bị cáo chiếm đoạt là tiền của nhà nước chứ không phải từ "trên trời rơi xuống".
Từ đó, đại diện VKS vẫn giữ quan điểm đề nghị tuyên phạt bị cáo Lan từ 16-18 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng"; 20 năm tù về tội "Đưa hối lộ"; tử hình về tội "Tham ô tài sản". Tổng hợp hình phạt cho cả 3 tội là tử hình.
Tuy nhiên, VKS cũng đề nghị HĐXX ghi nhận việc bị cáo Lan mang các dự án vào khắc phục hậu quả. Thành khẩn khai báo, chuyển biến tích cực khi không kêu oan, tìm mọi cách để huy động người nhà, đối tác khắc phục hậu quả và có đơn chủ động thi hành án.
Bị đề nghị án tử, bà Trương Mỹ Lan run giọng 'tinh thần bị cáo bấn loạn' Bị VKS đề nghị giữ nguyên mức án tử hình, bà Trương Mỹ Lan không giữ được bình tĩnh, bày tỏ "bị cáo không còn tâm trí nào, tinh thần bấn loạn". Hôm (15/11), phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm tiếp tục phần tranh luận. Sau khi bị VKS đề nghị giữ nguyên mức hình phạt tử...