Oằn mình làm việc giữa thời tiết nắng nóng, nhân viên y tế dễ bị sốc nhiệt
Nhân viên y tế măc bô đô chông dịch làm viêc trong điêu kiên nhiêt đô cao của môi trương năng nóng, âm thâp, nhiêt đô bê măt da sẽ tăng cao hơn so vơi bình thương, dân đên tăng thân nhiêt và tình trạng sốc nhiệt.
Đợt dịch Covid-19 thứ 4 xảy ra ở nước ta vào đúng thời điểm mùa hè nắng nóng, do đó ngoài nguy cơ phơi nhiêm khi phải tiêp xúc trưc tiêp vơi các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2, đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế còn phải chịu đưng sư nóng bưc khó chịu trong nhưng bô quân áo và khâu trang phòng chông dịch ơ điêu kiên năng nóng của thơi tiêt nhiêt đơi.
Mới đây, PGS.TS Nguyên Huy Nga đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.
Nhân viên y bị say nóng, say nắng
Trong đợt dịch Covid-19 thứ 4, chúng ta ghi nhận nhiều trường hợp y, bác sĩ, nhân viên y tế bị kiệt sức và ngất xỉu phải cấp cứu khi đang làm nhiệm vụ, xin ông cho biết nguyên nhân khiến họ gặp phải tình trạng trên là gì?
Nguyên nhân đươc xác định do ngoài gánh năng tâm lý khi làm viêc liên tục căng thăng nhiêu giơ trong điêu kiên năng nóng, nhân viên y tê còn chịu sư nóng bưc bên trong bô đô phòng chông dịch mà họ phải măc trong suôt ca làm viêc. Mới đây, vào ngày 12/5/2021, 3 nư điêu dương đã bị kiêt sưc ngât xỉu phải cấp cứu khi đang lây mâu cho nhân dân trong vùng dịch tại huyên Thuân Thành, tỉnh Băc Ninh. Trong trường hợp này họ đã bị say nóng và say nắng hay còn gọi là stress nhiệt và sốc nhiệt.
Trên thê giơi nói chung và tại Viêt Nam nói riêng đã có nhiêu trương hơp nhân viên y tê bị kiêt sưc, ngât xỉu và thâm chí có nguy cơ tư vong khi đang làm nhiêm vụ phòng chông dịch.
Tình trạng say nóng, sốc nhiệt nguy hiểm như thế nào?
Khi bị sốc nhiệt cơ thể sẽ đối diện với rất nhiều nguy hiểm. Cơ chế rối loạn nội môi và tổn thương các cơ quan khi bị sốc nhiệt được hiểu như sau:
- Thân nhiệt tăng cao, cơ chế thải nhiệt được huy động tối đa làm nhịp tim tăng, tăng tần số thở, da đỏ do giãn mạch và vã mồ hôi, huyết áp tụt, rối loạn hoạt động thần kinh trung ương biểu hiện lú lẫn, vật vã, co giật, hôn mê nhanh chóng…
- Thân nhiệt tăng quá cao gây mất nước, mất điện giải nặng, cô đặc máu làm độ thẩm thấu máu tăng cao, nồng độ natri máu tăng, kali máu tăng, mất nước cả ngoại bào và nội bào trong đó mất nước nội bào nặng bao gồm cả tế bào não gây rối loạn hoạt động thần kinh trung ương cộng với tổn thương do nhiệt độ cao làm bệnh nhân hôn mê nhanh chóng, rối loạn chức năng đa cơ quan, rối loạn cân bằng kiềm-toan…
- Khi nhiệt độ đạt tới trên 42,5 độ C thì các enzym bị bất hoạt, chuyển hóa bị rối loạn gây suy chức năng các cơ quan, khi tới 43 độ C thì protein bị đông vón các cơ quan bị hoại tử gây ra suy đa tạng khó hồi phục.
Video đang HOT
Tác động của việc mặc trang phục chống dịch
Vì sao việc mặc trang phục chống dịch trong điều kiện nắng nóng là nguyên nhân khiến nhân viên y tế dễ bị sốc nhiệt?
Bô trang phục phòng chông dịch dùng môt lân cho nhân viên y tê đươc may băng loại vải không dêt làm tư sơi tông hơp Polypropylene. Vải không dệt (Non – woven fabric) được đặt tên dựa theo quy trình sản xuất đặc biệt của chúng. Loại vải này không được tạo ra bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim thông thường mà được tổng hợp từ các hạt Polypropylene (nhựa tổng hợp). Các hạt này được nung nóng chảy dưới nhiệt độ cao và kéo thành sợi. Những sợi tổng hợp sau đó được đem đi đục màng, sử dụng dung môi hóa chất hoặc các máy cơ khí nhiệt học để liên kết lại với nhau tạo thành những tấm vải nhẹ và xốp.
Do hê sô dân nhiêt của vât liêu nilon là rât nhỏ, nên khả năng trao đôi nhiêt của bô quân áo này là rât thâp, không khí bên trong bô quân áo chông dịch hâu như không di chuyên và liên thông vơi bên ngoài, đông thơi nó ngăn cản quá trình bôc hơi mô hôi làm ảnh hương đên sư giảm nhiêt bê măt da, công thêm stress khi tiêp xúc trưc tiêp vơi bênh nhân càng làm tăng quá trình sinh nhiêt, kêt quả là ngươi măc bô đô chông dịch làm viêc trong điêu kiên nhiêt đô cao của môi trương năng nóng, âm thâp, nhiêt đô bê măt da sẽ tăng cao hơn so vơi bình thương, dân đên tăng thân nhiêt và cảm giác nóng bưc khó chịu. Thơi gian măc càng lâu cảm giác này càng năng nê hơn, có thê dân đên hiên tương ngât xỉu do say nóng, sốc nhiệt.
Một nghiên cứu ở Anh năm 2020 về tác động của việc mặc trang phục chống dịch cho thấy việc tiếp xúc với trang thiết bị phòng hộ cá nhân (PPE) trong nhiều ngày có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe như say nóng, bệnh thận cấp tính, mất nước, mất ngủ, kém ăn, nôn nao và cảm giác sợ đi làm vì phải mặc PPE. Ngoài ra các nhân viên y tế trong nghiên cứu này cũng phản ánh rằng việc mặc PPE giảm sự khéo léo, suy giảm nhận thức, khả năng nhìn sẽ gây nguy hiểm, mất an toàn trong các thao tác như tiêm thuốc vì có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc vi chấn thương.
Giải pháp bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế?
Xin ông cho biết, giải pháp bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế vào thời điểm nắng nóng là gì?
Đê phòng tránh các tác hại của việc mặc trang phục chống dịch cần có một cách tiếp cận tổng thể. Các chất liệu để may các bộ đồ trang phục phòng chống dịch cần được nghiên cứu thiết kế cho phù hợp với điều kiện làm việc có nắng, nóng, căng thẳng thần kinh, phù hợp với kích thước cơ thể.
Việc bố trí nhân viên làm việc cũng cần khoa học, hợp lý như trong điều kiện nắng nóng cần bô trí nhiêu nhân lưc hơn đê thay đôi nhau trong ca làm viêc nhât là khi chông dịch ngoài trơi (đên ô dịch đê lây mâu, xư lý ô dịch, điêu tra truy vêt ca lây nhiêm trong công đông). Không đê môt ngươi làm viêc suôt trong thơi gian dài mà phải có sư luân phiên thay đôi. Hạn chê thơi gian măc và làm viêc liên tục, săp xêp thơi gian nghỉ giải lao hơp lý, khi giải lao nên vào khu vưc thoáng mát, thông gió tôt.
Cần cung cấp nước uống đầy đủ, có bổ sung thêm chất khoáng, vitamin, người lao động phải uống nhiều nước chia thành nhiều lần, tốt nhất là có nước hoa quả tươi như nước chanh, nước cam hoặc nước đỗ đen rang, nước vối… Chế độ ăn của người lao động cần giảm chất béo, đảm bảo đủ chất đạm, phải bổ sung nhiều rau củ quả, chất xơ.
Tất cả các nhân viên y tế đều phải được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong điều kiện nắng nóng có mặc trang bị bảo hộ phòng dịch, huấn luyện cấp cứu khi bị say nóng, say nắng. Khi có người bị say nắng cần đưa họ vào chỗ mát, cởi bỏ quần áo bảo hộ, cho uống nước mát, chườm đá. Trường hợp nặng phải chuyển nhanh người bị say nóng, say nắng vào cấp cứu trong bệnh viện.
Xin cảm ơn ông!
- Say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt (hyperthermie) do nhiệt độ môi trường tăng cao và/hoặc tăng hoạt động thể lực quá mức vượt quá khả năng điều hòa của trung khu điều hòa thân nhiệt làm trung khu điều hòa thân nhiệt bị rối loạn mất kiểm soát. Say nóng là thường kèm theo hiện tượng mất nước toàn thể.
- Say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt (hyperthermie) nghiêm trọng (>410C) hay còn gọi là sốc nhiệt do tác động của ánh nắng mặt trời gay gắt nhiều tia cực tím chiếu thẳng vào đầu, vào gáy, kèm theo có hoặc không có hoạt động thể lực quá mức gây ra rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, tuần hoàn, hô hấp và các cơ quan nội tạng khác. Sốc nhiệt luôn đi kèm với say nóng.
Khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế
Tiêm vaccine COVID-19 đúng tiến độ, phản ứng sau tiêm thấp
Tính đến nay, sau hơn hai tháng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, tất cả các trường hợp tiêm vaccine AstraZeneca đều an toàn do Việt Nam áp dụng quy trình tiêm chủng an toàn.
Việt Nam đã thực hiẹn tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho gần 900.000 người là cán bọ, nhân viên y tế, công an, quân đội...
Tiêm vaccine COVID-19 vẫn là cách tốt nhất phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: Hải Nguyễn
Tỉ lệ phản ứng sau tiêm thấp
Liên quan đến công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, một trong những điểm khác với nhiều nước là chúng ta tổ chức quy trình tiêm chủng rất chặt chẽ, rất cẩn thận, được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả ở các nước tiên tiến.
Các cơ sở tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vaccine phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ...
"Chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh, đảm bảo an toàn tiêm chủng phải đặt lên hàng đầu, tiêm đến đâu chắc chắn đến đó. Chính vì thế, Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng, tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực, đặc biệt là điều trị để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xử lý mọi tình huống không mong muốn xảy ra trong tiêm chủng. Chúng ta đã tập huấn cho tất cả các tuyến theo hình thức trực tuyến. Thời gian vừa qua, vaccine khi về Việt Nam đã tổ chức tiêm cho tất cả các đối tượng theo Nghị quyết 21" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong số những người được tiêm, đến nay ghi nhận có 16% phản ứng thông thường sau tiêm như đau tại chỗ, sốt nhẹ... Triệu chứng này hết sau 24h. Tỉ lệ này thấp so với các nước trên thế giới. Cho đến nay khẳng định việc tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam là an toàn.
"Các dấu hiệu này tự khỏi trong 1-2 ngày sau tiêm và người được tiêm không cần điều trị. Đây là dấu hiệu bình thường gặp phải không chỉ ở vaccine phòng COVID-19, mà còn ở các loại vaccine phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, ho gà, uốn ván..." - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Tiêm vaccine là biện pháp phòng, chống dịch bệnh
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 đã được thế giới công nhận. Tuy nhiên, không một loại vaccine nào đạt hiệu quả 100%.
"Vẫn có nguy cơ sau tiêm vaccine, người tiêm vẫn có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, nếu tiêm vaccine rồi mà mắc COVID-19 thì bệnh sẽ nhẹ đi rất nhiều", ông Cường nói.
TS.BS Phạm Quang Thái - Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng nhấn mạnh, việc tiêm vaccine chính là bảo vệ người được tiêm khỏi mắc thể nặng và phải nhập viện.
Hiện nay, vẫn còn tâm lý e ngại những phản ứng phụ sau tiêm vaccine. Sau khi tiêm mũi 1, hiệu quả phòng các thể của COIVD-19 đạt mức 50-70% và hiệu quả này vẫn giữ ở mức như vậy chứ không giảm ngay trong vòng ba tháng sau tiêm liều 1.
Ở liều thứ 2, với nhiều khoảng cách tiêm khác nhau được ghi nhận đã cho thấy, thời điểm tiêm tối ưu nhất ở khoảng cách 3 tháng sau mũi thứ nhất, và ở khoảng cách tiêm này, hiệu quả bảo vệ lên tới trên 80%.
Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường nhấn mạnh, tiêm vaccine là biện pháp phòng, chống dịch cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, khi vaccine đã được tiêm chủng đại trà thì chúng ta vẫn phải duy trì tuân thủ các biện pháp phòng ngừa hiệu quả khác như khuyến cáo 5K của Bộ Y tế nhằm ngăn chặn sự lây truyền COVID-19. Phải kết hợp cả hai yếu tố như thế thì công tác phòng, chống dịch mới đạt hiệu quả.
Đợt dịch sau phức tạp hơn đợt dịch trước
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, qua 3 đợt dịch COVID-19, lần này dịch phức tạp hơn đợt dịch trước. Các tỉnh, thành phố chưa có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng cũng phải nâng mức báo động lên một mức cao, coi như địa phương đó đã có dịch để triển khai tất cả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế phân tích, đợt dịch này có nhiều nguồn lây nhiễm: Thứ nhất, từ các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mà trong quá trình cách ly chúng ta thực hiện quản lý chưa nghiêm.
Nguồn lây nhiễm thứ hai, là trong cộng đồng cũng có các trường hợp lây nhiễm, rồi từ đó lây vào bệnh viện, từ bệnh viện lại lây ra cộng đồng.
Thứ ba là chủng virus lần này khác hơn so với các lần trước, đó là chủng Ấn Độ với đột biến kép làm tăng khả năng lây nhiễm lên nhiều lần. Nếu như chủng của Anh lây gấp 1,7 lần so với các chủng trước đó, thì chủng Ấn Độ còn lây nhiễm mạnh hơn chủng của Anh.
Bộ Y tế: "Chúng tôi rửa tay vì bạn, bạn hãy rửa tay vì cộng đồng" Thông điệp được Bộ Y tế phát đi trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khi xuất hiện các biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh. Hưởng ứng Ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5, và trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp hiện nay, ngày 10/5 Bộ Y tế đã phát động Tháng hành động hưởng ứng...