Oái oăm cưới xong nhà chồng không cho vợ đi làm, tới khi đồng ý thì bắt vợ phải nộp lương
Đến chồng cô cũng bảo, cô đi làm được 6 triệu thì phải đưa cho chồng giữ 4 triệu…
Chuyện chồng và gia đình nhà chồng bắt vợ nghỉ việc ở nhà chăm sóc gia đình, con cái không còn là chuyện hiếm. Họ muốn vợ mình, con dâu mình toàn tâm toàn ý với chồng con. Nhưng họ không ở vào hoàn cảnh của người khác nên họ không thể biết được, việc phụ thuộc kinh tế mệt mỏi và nhiều vấn đề thế nào. Ai chẳng thích tự do tiêu những đồng tiền mình kiếm được, ai là người thích ngửa tay xin tiền chồng cho dù việc lớn việc nhỏ? Nếu người chồng rộng rãi, tâm lí thì vợ được nhờ, còn không sẽ là nhiều tủi thân, thậm chí cả nước mắt cho vợ.
Người vợ trẻ trong câu chuyện dưới đây sau nhiều lần đấu tranh đã được bố mẹ chồng cho phép đi làm, nhưng yêu cầu sau đó của ông bà lại khiến cô kinh hãi: tiền lương làm được cô phải nộp cho chồng giữ kinh tế!
“E m có chuyện muốn hỏi mọi người ạ, e m lấy chồng được nửa năm rồi ạ, suốt thời gian ấy e m ở nhà cơm nước phụ việc c hồng. Trước khi lấy c hồng e m làm spa còn c hồng e m làm cơ khí, e m cũng tính lấy chồng xong thời gian đầu ở nhà phụ c hồng cho đến khi ổn định rồi đi làm công việc của mình. C hồng e m và g ia đình chồng em không đồng ý cho e m đi làm, nói e m là lấy c hồng phải theo thói nhà c hồng. E m thì ở nhà k hồng kiếm đ ược tiền phải phụ thuộc kinh tế nhiều cái cũng bất cập nên muốn đi làm để tự chủ kinh tế , bớt nhàm chán thời gian ở nhà.
Đợt vừa rồi bố mẹ c hồng e m có ra chơi 1 thời gian , e m cũng nói mong muốn đi làm của mình, sau đó mẹ chồng em cũng đồng ý và bảo e m là nếu đi làm thì hàng tháng phải đóng góp tiền cho c hồng, trong g ia đ ình thì c hồng phải giữ kinh tế! Nói thật lần đầu e m nghe thấy có chuyện là v ợ đi làm phải đóng tiền hàng tháng để cho c hồng giữ kinh tế nên thắc mắc mới lên đây hỏi mọi người? Trong g ia đ ình thì các mẹ hay là c hồng giữ kinh tế và các mẹ đi làm có phải đóng tiền hàng tháng cho chồng không ạ? “
Theo như trong bài viết, thì vợ chồng cô ở riêng với bố mẹ chồng. Thiết nghĩ, chuyện con cái đã lập gia đình mà bố mẹ chồng còn quá áp đặt ý nghĩ của mình lên các con, cấm tiệt con dâu không được đi làm thật sự là một điều không hay gì. Con dâu là một người trưởng thành, kết hôn là để cùng chồng xây dựng tổ ấm mới, chứ không có nghĩa khi về làm dâu nhà người khác là mất sạch quyền lợi và không có tiếng nói, bố mẹ chồng bảo thế nào phải nghe vậy. Chuyện cô đi làm hay ở nhà chăm sóc gia đình, nên là việc vợ chồng cô tự bàn bạc riêng với nhau và đồng thuận quyết định.
Video đang HOT
Chuyện đâu dừng ở việc bắt con dâu ở nhà, đến khi bố mẹ chồng cô đồng ý cho cô đi làm sau một thời gian cô thuyết phục, thì ông bà lại có yêu cầu khác oái oăm hơn nhiều: hàng tháng phải góp tiền cho chồng, trong nhà chồng giữ kinh tế. Theo chia sẻ của cô sau đó, chồng cô cũng tán đồng ý kiến của bố mẹ, bảo cô làm được 6 triệu phải đưa anh ta giữ 4 triệu.
Ảnh minh họa
Thật sự có quá nhiều vấn đề bất cập quanh chuyện này. Thứ nhất, bố mẹ chồng thực sự đã can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con cái, khi chúng đã ở riêng. Tiền nong trong gia đình do vợ chồng thống nhất cách xử lí, việc mẹ chồng bắt con dâu phải thế này thế kia có phần quá phận. Thứ hai, kinh tế trong nhà là của hai vợ chồng cùng nhau làm ra, thì nên cả hai người cùng giữ gìn, bảo quản, không ai có quyền quản lí một mình trừ phi người kia đồng ý. Không có cái lí nào vợ phải nộp lương cho chồng giữ nếu cô ấy không muốn. Chưa nói, phụ nữ vẫn thường giỏi giang hơn đàn ông trong việc tính toán chi tiêu và giữ tiền. Thứ ba, vợ chồng cô ở riêng, vậy hẳn cơm nước, chi tiêu hàng ngày là cô đảm nhận. Thế có lí do gì mà chồng cô nộp tiền cho anh ta, đáng nhẽ anh ta phải đóng tiền sinh hoạt phí cho cô mới đúng chứ? Để sau đó mỗi ngày anh ta phát cho vợ vài đồng tiền chợ ư? Người vợ đi làm để mong tự chủ tài chính, nhưng cuối cùng đợi cô vẫn là chuỗi ngày ngửa tay hỏi tiền người khác! Cái viễn cảnh ấy thật sự quá ư nực cười!
Tiền nong là một vấn đề nhạy cảm, mà nỗi khổ tâm của người vợ trong bài tâm sự chung quy cũng chỉ xoay quanh một chữ “tham”. Mẹ chồng cô khi lấy bố chồng cô, hẳn bà muốn bà có thể nắm kinh tế trong tay. Nhưng tới lượt con trai mình cưới vợ, thì lại muốn con trai giữ được tiền của cả con dâu! Giá như bà bớt tính toán, giá như người chồng thấu tình đạt lí hơn…
Theo Afamily
Đàn ông dễ ngoại tình nhất ở độ tuổi nào?
Cuộc nghiên cứu cho thấy, trước một độ tuổi quan trọng nhất định của cuộc đời, đàn ông dễ có những tình cảm phát sinh ngoài hôn nhân và theo kết quả ở đây là tuổi 33 và 49.
Theo kết quả cuộc nghiên cứu của đại học Melbourne, Mỹ được tiến hành trên dựa trên việc khảo sát hàng nghìn người tại 3 quốc gia, đàn ông ở tuổi 33 và 49 có xu hướng ngoại tình cao nhất.
Cuộc nghiên cứu cho thấy, trước một độ tuổi quan trọng nhất định của cuộc đời, đàn ông dễ có những tình cảm phát sinh ngoài hôn nhân và theo kết quả ở đây là tuổi 33 và 49.
Cũng theo nghiên cứu này, mức độ hạnh phúc của con người sẽ chạm đáy khi họ ở độ tuổi từ 40 tới 42. Trong khoảng thời gian trên, công việc đã ổn định một thời gian dài khiến con người dễ nảy sinh cảm giác chán nản. Hơn nữa, con cái trong độ tuổi dậy thì khiến bạn đau đầu, cảm nhận rõ về sự biến đổi sức khỏe cũng khiến bạn dễ buồn chán.
Khi mọi điều kiện về kinh tế đủ đầy, đàn ông dễ nảy sinh cảm giác muốn nhiều hơn những gì đang có. (Ảnh minh hoạ)
Với đàn ông, khi ở tuổi 33, họ đã phần nào có được sự nghiệp. Tuổi trẻ có, sự nghiệp có, vợ đang trong giai đoạn chửa đẻ hoặc chăm con nhỏ khiến họ dễ nảy sinh mối quan hệ ngoài luồng.
Ở tuổi 49, sự nghiệp của họ không còn nhiều điều phải lo lắng, con cái cũng đã trưởng thành. Khi mọi điều kiện về kinh tế đủ đầy, đàn ông dễ nảy sinh cảm giác muốn nhiều hơn những gì đang có.
Hơn nữa, ở độ tuổi này, người đàn ông thường có sự thay đổi lớn về cả sinh lý và tâm lý. Họ như hồi xuân, và trở nên chú trọng hình thức hơn trước. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy chồng mình thích ăn mặc tươi trẻ hơn, chỉnh tề hơn mỗi khi bước ra ngoài đường.
Về phương diện tình cảm, họ có nhu cầu gắn kết cao về mặt tâm hồn hơn song người vợ có thể lại không đáp ứng được do quá bận rộn với việc chăm sóc gia đình, con cái.
Không chỉ vậy, nam giới ở độ tuổi này đa phần đều có ham muốn về mặt sinh lý lớn hơn so với các thời điểm khác mà có thể người bạn đời của họ lại không đáp ứng được nhu cầu. Mỗi lần sinh nở cũng khiến người phụ nữ chịu không ít thiệt thòi về những thay đổi như rạn da chằng chịt, bụng nhăn nhúm. Điều này khiến không ít đàn ông nảy sinh sự so sánh vợ mình và vợ người.
Sự xuống dốc trong nhan sắc và vóc dáng của người vợ lúc này dễ khiến tình cảm vợ chồng phai nhạt phần nào, khiến họ nảy sinh sự so sánh vợ mình và những người phụ nữ khác. Khi đó, họ có xu hướng ngoại tình nhiều hơn, muốn tìm kiếm sự mới mẻ để thoã mãn nhu cầu sinh lý cũng như tình cảm.
Theo Afamily
Khăng khăng bắt con trai lấy vợ thạc sĩ, sống chung 2 năm mẹ chồng mới sững người Hơn 2 năm sống với T, tôi cảm thấy hôn nhân như địa ngục. Không phải vì tôi toàn tâm toàn ý nhớ tới người cũ mà T là một cô gái không như tôi nghĩ, thật sự quá khác biệt so với những gì cô ấy thể hiện trước mặt mẹ tôi. Nghe thêm tâm sự: Uất nghẹn khi nhận cái tát...