Ổ virus cổ xưa đe dọa con người hồi sinh bởi băng vĩnh cửu tan chảy
Các virus và vi khuẩn cổ xưa nguy hiểm đã vắng mặt trong sinh quyển của Trái đất hàng nghìn năm có nguy cơ hồi sinh đe dọa con người do biến đổi khí hậu đang làm tan chảy lớp băng vĩnh cửu vốn khóa chặt chúng ở bên trong, theo Express.
Nhiều virus và vi khuẩn cổ xưa bị đóng băng trong những lớp băng vĩnh cửu ở các vùng cực.
Biến đổi khí hậu đang làm tan chảy băng vĩnh cửu đã khóa chặt các loại virus và vi khuẩn cổ xưa vô cùng nguy hiểm vì hệ thống miễn dịch của con người chưa từng biết đến chúng.
Khi băng tan chảy, nó giải phóng các loại virus và vi khuẩn cổ xưa và giúp chúng hồi sinh. Theo Express, băng vĩnh cửu là nơi hoàn hảo để đóng băng vi khuẩn giúp chúng tồn tại trong khoảng thời gian rất dài, có lẽ chừng một triệu năm. Điều đó có nghĩa là băng tan có khả năng thúc đẩy nguy cơ bùng phát những đại dịch mà con người chưa từng biết tới.
Nhà sinh vật học tiến hóa Jean-Michel Claverie tại Đại học Aix-Marseille, Pháp cho biết: “Những vùng đất đóng băng thường xuyên là nơi bảo quản rất tốt các vi khuẩn và virus vì lạnh giá quanh năm, không có oxy và ánh sáng. Các virus cổ xưa gây bệnh gây ảnh hưởng cho người hoặc động vật có thể được bảo tồn trong các lớp băng vĩnh cửu”.
Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc và Mỹ đã đi thực địa đến Tây Tạng vào năm 2015 và phát hiện ra 28 nhóm virus chưa từng được phát hiện trước đó trong một dòng sông băng đang tan chảy.
Gần đây, họ đã trình bày chi tiết về những phát hiện của mình. Theo đó, các nhà nghiên cứu ban đầu đã khoan một lỗ vào sông băng, thu thập 2 mẫu lõi băng từ sông băng 15.000 năm tuổi, và sau đó kiểm tra chúng trong phòng thí nghiệm.
Tổng cộng, họ đã xác định được 33 nhóm virus, trong đó có 28 nhóm hoàn toàn mới đối với các nhà khoa học.
Vào tháng 8/2016, tại một khu vực hẻo lánh của vùng Siberia có tên là Bán đảo Yamal ở Vòng Bắc Cực, một cậu bé 12 tuổi đã chết và ít nhất 20 người phải nhập viện sau khi bị nhiễm bệnh than.
Giả thiết cho rằng, hơn 75 năm trước, một con tuần lộc bị nhiễm bệnh than đã chết và thi thể nó bị đông lạnh mắc kẹt dưới một lớp đất đóng băng, được gọi là băng vĩnh cửu.
Nó đã nằm ở đó cho đến khi một đợt nắng nóng vào mùa hè năm 2016, khi băng vĩnh cửu tan chảy, làm lộ ra xác chết của con tuần lộc và giải phóng virus gây bệnh than vào nước và đất gần đó và sau đó vào nguồn cung cấp thực phẩm. Hơn 2.000 con tuần lộc chăn thả gần đó bị nhiễm bệnh, sau đó dẫn đến một số ít trường hợp mắc bệnh ở người.
Từ Tây Tạng đến Bắc Cực và sau đó là Nam Cực, sông băng và băng trên khắp thế giới đang tan chảy với tốc độ đáng báo động, dấy lên nguy cơ con người có thể tiếp xúc với các vi khuẩn và virus mới.
Các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian để thu thập, xác định và lập danh mục các vi khuẩn, virus được tìm thấy trong các lớp băng cổ đại bị tan chảy.
Minh Nhật
Italy tìm bệnh nhân số 0 nhiễm virus corona
Đến nay, lịch sử dịch tễ của bệnh nhân số 0 dịch Covid-19 vẫn còn là một bí ẩn với Italy trong khi số ca lây nhiễm tăng nhanh đến chóng mặt.
Ông Angelo Borrelli, người đứng đầu cơ quan Bảo vệ Công dân Italy, cho biết trong cuộc họp báo với truyền thông ngày 24/2, nước này đã phát hiện 7 người tử vong và ít nhất 219 người bị lây nhiễm virus corona, CNN đưa tin. Phần lớn các bệnh nhân đều cư trú ở phía Bắc Bologna (167 người). Milan cũng đã có người mắc Covid-19.
Ông Borrelli đề xuất lời giải đáp cho sự gia tăng đột biến các trường hợp mắc Covid-19 vào cuối tuần qua ở nước này: "Các bệnh nhân bị lây nhiễm trước đó và trong thời gian ủ bệnh. Do đó, họ được phát hiện trong một thời điểm nhất định khi có triệu chứng".
Bệnh nhân số 0 tại Italy vẫn là một ẩn số trong khi số ca lây nhiễm tăng vọt mỗi ngày. Ảnh: Reuters.
Đến thời điểm hiện tại, Italy vẫn đang trong quá trình tìm kiếm bệnh nhân số 0, người được cho là bệnh nhân đầu tiên lây nhiễm víu corona. Điều quan trọng của việc xác định "patient zero" là tìm hiểu lịch sử dịch tễ của người đó, ông/bà ấy đến từ đâu để tìm ra cách ngăn chặn chuỗi lây nhiễm, lãnh đạo cơ quan Bảo vệ Công dân của nước này nhấn mạnh.
Luca Zaia, thống đốc vùng Veneto chia sẻ, hiện họ không có tin tức nào về bệnh nhân số 0, CNN đưa tin. "Chúng tôi không thể xác định ai là bệnh nhân số 0. Vì vậy rất khó để dự đoán các trường hợp mới có thể xảy ra", ông Borrelli nói trong một cuộc họp báo trước đó.
Tại Italy, các biện pháp khẩn cấp đã được đặt ra vào cuối tuần qua, bao gồm cả lệnh cấm các sự kiện công cộng tại ít nhất 10 thành phố, thị trấn. Động thái này đưa ra sau khi số ca nhiễm virus corona tăng đột biến tại phía bắc Bologna và Veneto.
Phải ngăn virus từ ngoài cổng khi học sinh trở lại trường
Đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định khi học sinh trở lại trường, mỗi cơ sở giáo dục cần có biện pháp quyết liệt để ngăn chặn dịch bệnh ngay từ cổng trường cho đến trong từng lớp học.
Theo news.zing.vn
Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm vì virus corona Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm ngày 24/2 - ngày tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán Mỹ trong hai năm - do giới đầu tư lo ngại virus lây lan toàn cầu. Chỉ số Dow Jones giảm 3,56%, S&P 500 giảm 3,35%, còn Nasdaq giảm 3,71% (giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2018). Chỉ số Russell 2000...