‘Ở Việt Nam, một triệu USD đã có thể sản xuất được phim tốt’
Từ doanh thu của “Bố già”, “ Lật mặt: 48h”, đạo diễn Aaron Toronto cho rằng thị trường phim Việt khắc nghiệt nhưng có thể mang lại lợi nhuận cao.
Chia sẻ với Zing sau khi phim Bố già đạt gần 400 tỷ đồng, Lật mặt: 48h thu hơn 150 tỷ đồng, đạo diễn Aaron Toronto đánh giá về tiềm năng của thị trường điện ảnh Việt hậu Covid-19 và cái khó khi làm phim độc lập.
Aaron Toronto từng đứng sau thành công của nhiều tác phẩm nổi tiếng như Em chưa 18, Để mai tính, Tấm Cám: Chuyện chưa kể, Tèo em …
“Thị trường phim Việt khắc nghiệt nhưng vẫn có lợi nhuận cao”
- Anh đã hợp tác với nhiều nhà làm phim Việt nhưng đây là lần đầu thực hiện một dự án phim độc lập. Anh gặp những khó khăn gì?
- Hành trình để làm được bộ phim độc lập vô cùng khó khăn. Ban đầu, tôi tự lập công ty, kêu gọi vốn để làm. Vốn là nghệ sĩ, trước giờ tôi chỉ quen viết kịch bản và làm phim. Nhưng cuộc đời không cho phép mình làm thứ bản thân muốn, mà phải làm thứ mình không muốn.
Tôi không muốn mở công ty, cũng không có kỹ năng để kêu gọi vốn đâu. Nhưng làm trong nghề đã lâu, tôi cần tìm con đường riêng của mình. Để thực hiện được bộ phim, không còn cách nào khác, tôi phải kêu gọi được vốn. Nếu mình không làm, không ai tự nhiên mang tiền đến. Nhưng khi đã làm được thì cảm giác mình như một con cá biết leo cây vậy.
Thực hiện bộ phim theo đúng ý tưởng của mình, nếu thắng, điều đó là quá tốt. Nhưng nếu thua, tôi nghĩ là do mình, không thể đổ lỗi cho ai khác.
Đạo diễn Aaron Toronto sống ở Việt Nam 16 năm qua.
- Theo anh, đâu là hướng đi với các nhà làm phim độc lập ở Việt Nam?
- Tôi nghĩ có hai hướng mà các nhà làm phim độc lập nên nghĩ tới. Thứ nhất, các nhà làm phim trẻ cần can đảm theo đuổi đề tài mà bản thân tâm đắc. Đề tài đó phải phản ánh được tiếng nói trong xã hội. Bố già dù không phải phim độc lập nhưng đạt doanh thu cao vì chạm đến vấn đề trong xã hội, vấn đề mọi người đang gặp phải.
Thứ hai, nhà làm phim độc lập có thể tìm đến những quỹ hỗ trợ điện ảnh. Ở các nước, họ thường lập quỹ hỗ trợ cho các nhà phim độc lập. Trong khi ở Việt Nam, quỹ này chưa phổ biến.
Cuối cùng, điều tiên quyết vẫn là ở sáng tạo của bản thân mình thôi. Và chúng ta đều phải xác định nghệ thuật là con đường khó khăn.
- Sang Việt Nam sống từ 20 năm trước. Anh nhìn nhận thị trường phim ảnh Việt có những thay đổi gì?
- Thị trường điện ảnh Việt khá khả quan đó. Tôi thấy những phim Việt làm tốt vẫn có thể cạnh tranh với bom tấn của Hollywood ở thị trường nội địa. Vừa qua, phim Bố già, Lật mặt: 48h đều có doanh thu hàng trăm tỷ đồng. Có thể thấy thị trường phim Việt khắc nghiệt nhưng vẫn thu lợi nhuận cao.
Video đang HOT
Việt Nam hiện vẫn là một trong những nước sản xuất phim mang lại lợi nhuận cao. Chẳng hạn, nhà sản xuất Bố già bỏ một triệu USD làm phim nhưng đã thu được gần 400 tỷ đồng. Và ở Việt Nam, một triệu USD có thể sản xuất được một phim tốt, còn tại Mỹ, số tiền này như muối bỏ bể.
Anh đánh giá thị trường phim Việt tiềm năng.
- Khó khăn của các nhà làm phim Việt còn ở khâu kiểm duyệt phim. Phim của anh thì sao?
- Đêm tối rực rỡ là phim khó coi, có thể gây tranh cãi. Nhưng điều đó phù hợp với tổng thể câu chuyện, không phải câu view bán vé. Cục điện ảnh cũng hiểu được giá trị, ý nghĩa tích cực của phim nên không cắt nhiều.
“Áp lực khi làm một bộ phim về văn hóa Việt Nam”
- Vì sao anh chọn chủ đề đám tang của người Việt khi thực hiện “Đêm tối rực rỡ” – bộ phim đầu tay?
- Lúc mới sang Việt Nam, tham dự một đám tang, tôi đã rất bất ngờ. Tôi thấy có nhiều nghi thức và quy trình, cũng như rất nhiều sắc thái trên gương mặt người đến dự. Gia đình tổ chức nghi lễ tiễn đưa người đã mất một cách long trọng. Tôi thấy đau thương, mất mát vẫn ở trong tim mỗi người nhưng khung cảnh đám tang hoàn toàn không bi lụy.
Đó là thời gian các thành viên trong gia đình tụ họp, tưởng nhớ người đã mất. Đám tang ở miền Bắc khác miền Nam. Lễ tang trong phim là hình ảnh một đám tang ở miền Nam, có màn biểu diễn của người chuyển giới.
Tôi muốn khai thác câu chuyện trong đám tang bởi ở đó chứa đựng những mâu thuẫn đỉnh điểm. Ở bên ngoài ai cũng tỏ vẻ đau buồn, bi lụy nhưng bên trong là những cuộc đấu tranh tâm lý giữa các thành viên.
- Một người Mỹ làm phim về chủ đề khá địa phương, vấn đề văn hóa của Việt Nam, anh đã có sự chuẩn bị gì?
- Tôi đã nghiên cứu văn hóa đám tang của người miền Nam kỹ trước khi bắt tay viết kịch bản. Người đồng hành cùng tôi khi viết kịch bản cũng là bà xã Nhã Uyên. Tiếp đó, trong quá trình chuẩn bị, quay, dàn dựng, tôi luôn làm việc với ê-kíp người Việt và tôn trọng ý kiến của mọi người khi được góp ý. Tôi quan niệm không ngừng học hỏi và tiếp thu để có bộ phim chân thật nhất.
Để thực hiện cảnh đám tang, tôi thuê một nhà quàn để họ lo liệu mọi việc đúng như lễ tang trong thực tế.
Đạo diễn người Mỹ khen ngợi diễn xuất của diễn viên sân khấu.
- Trước đây, nhiều đạo diễn Việt kiều làm phim bị đánh giá chưa thật sự thuần Việt. Anh có ngại tác phẩm của mình bị gắn mác “con lai”?
- Tôi là người nước ngoài, không hiểu rõ văn hóa Việt Nam nên tất nhiên gặp nhiều khó khăn. Vì không rõ văn hóa Việt nên tôi phải nghiên cứu để hiểu hơn. Hơn thế, cả ê-kíp đều là người Việt. Tôi xác định khi làm phim phải tôn trọng văn hóa Việt, tôn trọng ý kiến của ê-kíp nếu được góp ý.
Tôi tự tin ở tác phẩm của mình nhưng sai sót là không thể tránh khỏi được. Tôi tin người xem đều cảm thấy phim chân thật.
- Ở “Đêm tối rực rỡ”, Nhã Uyên đóng vai chính. Có thể nói cô ấy là vợ anh nên được ưu ái?
- Uyên là người tốt nhất để đóng vai này. Tuy nhiên, trước khi được chọn, cô ấy cũng phải casting như các diễn viên khác. Đến cast cho vai đó, có nhiều diễn viên nổi tiếng. Cuối cùng, cô ấy là người hợp vai nhất. Tôi muốn tìm người phù hợp nhất cho vai diễn. Tôi không mang cảm tính vào công việc.
Trên phim trường, cô ấy cũng làm việc chuyên nghiệp. Mối quan hệ vợ chồng khác hoàn toàn mối quan hệ giữa đạo diễn và diễn viên. Và chúng tôi luôn tách biệt vai trò. Có những phân đoạn, tôi và Uyên phải bàn bạc, tranh luận khá lâu mới tìm được tiếng nói chung. Chúng tôi tôn trọng sáng tạo, công việc của nhau.
Tác phẩm đầu tay của Aaron Toronto có kinh phí gần 10 tỷ đồng.
- Làm việc với diễn viên Việt, anh đánh giá họ thế nào?
- Tôi giữ thái độ chia sẻ, phân tích với diễn viên trên phim trường. Sự quát mắng, nặng lời không phù hợp với người làm nghệ thuật. Tôi nghĩ tâm lý của diễn viên rất nhạy cảm. Máy móc, công cụ mình có thể thấy, điều chỉnh được. Nhưng diễn viên là con người với tâm lý khó nắm bắt. Do đó, mình phải cho đi trước, mới nhận được.
- Trong phim, anh chọn nhiều diễn viên xuất thân từ sân khấu. Vì sao vậy?
- Dàn diễn viên trong phim của tôi không phải ngôi sao nhưng họ đều diễn giỏi, xuất thân từ sân khấu. Tôi nghĩ sân khấu là lò đào tạo diễn xuất tốt. Đó là lý do nhiều diễn viên giỏi đều đi lên từ sân khấu.
Tôi cho rằng quan niệm diễn viên sân khấu thường diễn lố là sai. Sân khấu cũng như điện ảnh, diễn giả cứ là diễn giả, không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh. Diễn trên sân khấu cũng cần chân thật chứ.
Đạo diễn người Mỹ làm phim về tục ma chay của Việt Nam, nhìn ảnh đầu đã thấy drama "hạnh phúc của một tang gia"
Bộ phim Đêm Tối Rực Rỡ! của đạo diễn người Mỹ Aaron Toronto sẽ kể về phong tục ma chay của Việt Nam trong một gia đình trung lưu.
Đám tang, hay ma chay là một trong những phong tục quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt Nam. Sắp tới đây, một bộ phim điện ảnh lấy chủ đề tang lễ mang tên Đêm Tối Rực Rỡ! sẽ được ra mắt. Phim được sản xuất bởi đạo diễn người Mỹ Aaron Toronto, đã sống tại Việt Nam 16 năm và coi Việt Nam như quê hương thứ 2 của mình.
Bộ phim điện ảnh Đêm Tối Rực Rỡ! kể về một buổi tối đậm màu sắc và cảm xúc ở một gia đình trung lưu tại Sài Gòn. Cả gia đình của Xuân Thanh (Nhã Uyên) tề tựu lại khi người ông qua đời, tổ chức đám tang đưa tiễn người đã khuất về nơi an nghỉ. Đám tang này diễn ra linh đình, hoành tráng và rộn rã, tuy nhiên không yên ả. Lần lượt, những ý nguyện riêng tư của mỗi thành viên trong gia đình được bộc lộ để lấn át đi nỗi đau của sự mất mát. Sự thật, bi kịch được hé lộ, và buổi tang lễ sẽ phơi bày bộ mặt thật của những thành viên trong gia đình tưởng chừng yêu thương nhau rất nhiều.
Diễn viên Nhã Uyên trong phim
Phương Dung và Nhã Uyên trong đám tang của Đêm Tối Rực Rỡ!
Đêm Tối Rực Rỡ! được hé lộ sẽ đề cập đến nạn bạo hành gia đình, cũng như những hệ lụy, tổn thương từ điều này. Theo đạo diễn Aaron Toronto, anh thấy đám tang ở miền Nam Việt Nam rất đặc biệt, khác hoàn toàn so với những nơi khác trên thế giới. Chính vì vậy, anh muốn truyền tải những trải nghiệm và sự bất ngờ, ngăn trở của mình vào bộ phim. Phim lấy chất liệu thuần Việt, chạm đến những cảm xúc và góc nhìn riêng tư trong một gia đình. Khi xem phim, khán giả có lẽ sẽ cảm thấy đồng cảm và xúc động.
"Tôi nghĩ khán giả sẽ không thể tránh khỏi cảm giác e ngại khi biết được một người Mỹ làm phim Việt Nam, một bộ phim nguyên bản đào sâu về văn hoá địa phương chứ không phải phim remake hay có vay mượn gì từ văn hoá Mỹ, đó là điều dễ hiểu.
Đêm Tối Rực Rỡ! đơn giản là cuộc hội thoại của tôi với những lát cắt cuộc sống (slice of life) mà những năm tháng sống ở đây như vốn liếng và cơ hội. Cùng đam mê điện ảnh và kể chuyện của mình, tôi muốn nói lên tâm tư của mình về văn hoá của người Việt, của vợ tôi, của con tôi" - Aaron trải lòng.
Đạo diễn Aaron Toronto
Với sự tham gia của Nhã Uyên, Kiến An, Phương Dung, Huỳnh Đông, Xuân Trang,... Đêm Tối Rực Rỡ! được quay trong vòng 1 tháng ở Đồng Nai. Bối cảnh chính của phim là một căn nhà, và từng không gian sẽ được khai thác triệt để, mang lại cảm giác gần gũi cho một đám ma chay đậm chất Việt.
Bộ phim Đêm Tối Rực Rỡ! dự kiến sẽ ra rạp vào ngày 18/6 năm nay.
Bé Rồng - Quán quân Model Kid VietNam: "Đừng buồn nhé, các anh chị đều là người chiến thắng" Trong niềm vui vỡ òa khi là thí sinh nhỏ tuổi nhất chiến thắng Model Kid VietNam mùa đầu tiên. Bé Rồng - Nhã Uyên đã có những chia sẻ đáng yêu gửi đến các thí sinh hai đội còn lại Trải qua hành trình dài với 10 tập phát sóng, tối ngày 7/2/2021, Model Kid Vietnam đã chính thức khép lại với...