Ở Việt Nam có 3 loại củ “rẻ như cho” nhưng công dụng lại sánh ngang thuốc quý, loại thứ 2 có thể chống được 8 loại ung thư nhưng ít ai biết
Rẻ tiền và luôn có sẵn vì vậy ít ai biết những loại củ này đều được coi là một nguyên liệu làm thuốc trong Đông y, thậm chí còn được khoa học hiện đại chứng minh có tác dụng phòng chống bệnh ung thư.
Văn hoá ẩm thực của người Việt Nam từ xưa tới nay luôn gắn liền với các loại gia vị, ngoài tác dụng làm dậy mùi thơm ngon của thực phẩm, gia vị còn có tác dụng điều hòa âm dương, hàn nhiệt của thức ăn. Trong đó, có 3 loại gia vị thường xuất hiện nhất trong các món ăn của chúng ta là củ riềng, tỏi và gừng.
Riềng, tỏi, gừng được trồng rộng rãi ở khắp vùng quê nước ta và có giá “rẻ như cho”. Tuy nhiên, ít ai biết những loại củ này đều được coi là một nguyên liệu làm thuốc trong Đông y, thậm chí còn được khoa học hiện đại chứng minh có tác dụng phòng chống bệnh ung thư.
1. Củ gừng
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y gừng tươi được gọi là sinh khương, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa.
Còn với y học hiện đại, nhiều nghiên cứu đã đánh giá gừng có thể trở thành một nguyên liệu ngăn chặn sự lây lan của các tế bào khối u đến các bộ phận khác của cơ thể, có tác dụng cho ung thư vú, đại tràng trực tràng, gan, phổi, tuyến tiền liệt, tuyến tụy…
Có hơn 100 hợp chất hoạt động được tìm thấy trong gừng. Chúng bao gồm gingerols, shogaols, zingerones, zerumbones, oleoresin hăng, terpenoid và flavonoid. Ngoài ra, có những hợp chất trong gừng có thể điều hòa các chất ức chế ung thư đồng thời làm giảm các gen và protein liên quan đến ung thư.
Có hơn 100 hợp chất hoạt động được tìm thấy trong gừng.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thành phần trong gừng tên là 6-shogaol có thể đem lại tác dụng vượt trội hơn so với hóa trị thông thường vì nó có thể nhắm mục tiêu các tế bào gốc ung thư vú.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học King Abdulaziz (Ả Rập Saudi) cũng đánh giá gừng có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư mà không gây ra tác dụng phụ nào. Bên cạnh đó, một nghiên cứu từ Đại học bang Georgia (Mỹ) cho thấy chiết xuất từ gừng có thể làm giảm 55% kích thước khối u tuyến tiền liệt.
2. Củ riềng
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y riềng là loại củ có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị. Có nhiều tác dụng trong việc chữa khó tiêu, hắc lào, lang ben, tiêu chảy, ho, viêm họng, đau xương khớp… Củ riềng có thể sử dụng làm nguyên liệu để điều trị đau xương khớp, chữa ăn không tiêu, buồn nôn, chữa đau dạ dày do hư hàn…
Còn trong y học hiện đại, củ riềng được chứng minh đem lại công dụng chống tiểu đường, chữa viêm khớp, kiểm soát hen suyễn… và quan trọng nhất là công dụng chống 8 loại ung thư. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng ngăn chặn và đẩy lùi các loại ung thư và khối u khác nhau khi sử dụng củ riềng.
Loại củ này được các nhà nghiên cứu đến từ các quốc gia khác nhau như Đài Loan, Iran, Thái Lan… chứng minh là có khả năng ngăn ngừa 8 loại ung thư cụ thể là: ung thư dạ dày, bạch cầu, u ác tính, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư gan và ung thư đường mật (ung thư ống mật).
3. Củ tỏi
Trong mâm cơm của người Việt, không khó để tìm ra những món ăn sử dụng tỏi như một gia vị chủ đạo, đó là rau muống xào tỏi, bò xào tỏi… Ngoài đem lại hương vị cho món ăn, tỏi còn được yêu thích vì tác dụng của chúng với sức khỏe.
Video đang HOT
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho hay, trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế.
Theo y học hiện đại, trong 100g tỏi có 67,7% nước, 6,0% đạm, 23,5% chất bột (ở khoai tây là 21,4), 1,5% celulo, 181mg phosphor và các vitamin B1, B2, PP… Vì thế nếu chăm chỉ ăn tỏi, bạn có thể thanh lọc cơ thể, lọc máu, chống cao huyết áp, tránh bệnh tim mạch, ngăn ngừa Alzheimer và đặc biệt là phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Nghiên cứu cho thấy, tỏi có tác dụng tuyệt vời trong việc phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa. Lý do bởi củ tỏi có thể ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày.
Lưu ý khi sử dụng:
- Củ riềng:
Lương y Vũ Quốc Trung cũng khuyến cáo riềng là loại củ có tính nóng nên phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng kẻo làm ảnh hưởng đến thể trạng, trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào để chữa bệnh bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Củ tỏi:
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, những bệnh nhân gan, người bị tiêu chảy, huyết áp thấp, người đang mắc bệnh về mắt, người đang đói bụng… cần hạn chế dùng tỏi để không làm hại sức khỏe.
- Củ gừng:
Theo lương y Sáng: “Ăn nhiều gừng trong thời gian dài có thể sinh toét mắt, chảy nước mắt sống. Người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón… cũng không nên tiêu thụ gừng vì có thể khiến tình trạng nặng hơn”.
Ngoài ra khi sử dụng, không nên gọt vỏ củ gừng mà chỉ nên rửa sạch dưới nước kẻo làm mất tác dụng quý báu của nó.
Loại củ "rẻ như cho" ở Việt Nam không ngờ lại là thuốc quý chống 8 bệnh ung thư
Là loại củ có giá vài ngàn đến vài chục ngàn/kg, thường dùng để tẩm ướp thực phẩm nên không nhiều người biết loại củ nhỏ bé này sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe...
Trong đời sống ẩm thực của người dân Việt Nam luôn có tập quán dùng nhiều gia vị. Gia vị ngoài tác dụng kích thích dịch vị làm dậy mùi thơm ngon của thức ăn còn có tác dụng điều hòa âm dương, hàn nhiệt của thức ăn. Trong đó, củ riềng là một nguyên liệu không thể thiếu.
Riềng được mệnh danh là thứ "gia vị của cuộc sống", có giá vài ngàn đến vài chục ngàn/kg. Giá "rẻ như cho" nhưng không phải ai cũng biết riềng là một loại "thuốc quý" mang nhiều đặc tính chữa bệnh giống với củ gừng.
Theo y học hiện đại, trong 100g riềng có chứa:
- 15,3 gram carbohydrate
- 1,2 gram protein
- 1 gram chất béo
- 2,4 gram chất xơ
- 11,8 miligam natri
- 5,4 gram vitamin C
Theo y học hiện đại, củ riềng đem lại những lợi ích gì?
1. Chống 8 bệnh ung thư
Một trong những lợi ích quý báu của củ riềng đó chính là tác dụng chống bệnh ung thư. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng ngăn chặn và đẩy lùi các loại ung thư và khối u khác nhau khi sử dụng củ riềng.
Loại củ này được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày, bạch cầu, u ác tính, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư gan và ung thư đường mật (ung thư ống mật). Do chứa đặc tính chống oxy hóa và chống viêm cao, riềng có thể làm trợ giảm thiệt hại gây ra cho DNA bởi các gốc tự do và các yếu tố độc hại khác.
2. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Con người có thể sử dụng củ riềng như một phương pháp phòng ngừa bệnh tim và bất kỳ rủi ro nào liên quan đến hệ thống tim mạch của con người.
Riềng có thể cải thiện sức khỏe tim.
Loại củ này có thể cải thiện sức khỏe tim bằng cách giảm các cơn co thắt tim và cung cấp máu cho tất cả các cơ quan quan trọng. Riềng được sử dụng như một phương thuốc chữa đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim khác.
3. Chống đái tháo đường
Theo một nghiên cứu được Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ công bố vào năm 2015, chiết xuất metanolic trong củ riềng có khả năng chống đái tháo đường. Các bộ phận của củ riềng có thể kích thích tái tạo các tế bào và tiết insulin trong tuyến tụy.
Không những thế, chiết xuất riềng còn được chứng minh có thể ức chế chuyển hóa carbohydrate, hoạt động kiểm soát glucose của riềng ngang bằng với thuốc trị đái tháo đường tổng hợp.
4. Chữa viêm khớp
Củ riềng được biết đến với khả năng chống viêm vượt trội nên nó vô cùng có lợi trong điều trị viêm khớp. Ngoài ra, các chất chống viêm như gingerol có trong riềng có thể làm giảm các triệu chứng viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.
Củ riềng được biết đến với khả năng chống viêm vượt trội nên nó vô cùng có lợi trong điều trị viêm khớp.
5. Giảm lipid máu và cholesterol
Riềng là loại củ có chứa đầy đủ các flavonoid như kaempferol, quercetin và galanin... rất hữu ích trong việc làm giảm mức cholesterol cũng như nồng độ lipid trong máu. Các chiết xuất của riềng được khẳng định là có khả năng chống lại synthase axit béo, do đó làm giảm mức cholesterol cũng như chất béo trung tính.
6. Kiểm soát hen suyễn
Củ riềng có khả năng điều trị các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp. Loại củ này có tác dụng chống co thắt, hỗ trợ làm giảm đờm, cũng như làm giãn phế quản để giảm mức độ hen suyễn. Tương tự như vậy, đặc tính chống viêm của loại củ này có lợi trong việc kiểm soát cũng như chữa các bệnh như hen suyễn và hội chứng suy hô hấp cấp tính.
Riềng cũng là một loại thuốc quý trong Đông y
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y riềng là loại củ có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị. Có nhiều tác dụng trong việc chữa khó tiêu, hắc lào, lang ben, tiêu chảy, ho, viêm họng, đau xương khớp...
Theo lương y Trung, riềng vừa là thực phẩm, vừa là bài thuốc rất lành tính có sẵn trong dân gian nên mọi người đều có thể sử dụng tại nhà, kể cả là người già và trẻ nhỏ. Đặc biệt, riềng có thể hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh ung thư, tuy nhiên không có tác dụng điều trị ung thư triệt để vì vậy bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Lương y Vũ Quốc Trung cũng khuyến cáo riềng là loại củ có tính nóng nên phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng kẻo làm ảnh hưởng đến thể trạng, trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào để chữa bệnh bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng:
- Chữa đau bụng do lạnh: Củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, tất cả sấy khô, tán bột. Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Hoặc củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 2 - 4 ngày.
- Trị chứng đầy bụng, khó tiêu: Riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ngày dùng 2 - 3 lần.
- Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: Riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.
- Chữa đau xương khớp: Có thể dùng bài thuốc từ củ riềng để xoa bóp vào những chỗ đau do trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp...
- Chữa ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: Hạt riềng tán nhỏ, uống 6 - 10g.
- Chữa ngộ độc thức ăn, đau bụng, nôn mửa: Củ riềng 16g, hoàng liên 10g, biển đậu 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sinh khương (nướng) 10g, thảo quả 10g, quế 6g, chích thảo 10g, bán hạ chế 8g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát, chia làm 3 lần uống (cách 2 giờ uống 1 lần).
- Chữa đau dạ dày do hư hàn (đau có thời gian nhất định, gặp lạnh hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm): Củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.
ĐỖ ĐỖ
Vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư Nghiên cứu công bố trên tạp chí Seminars in Cancer Biology đã cho thấy liên hệ giữa hàm lượng vitamin D trong máu và việc mắc một số bệnh ung thư. Vitamin D là thành phần thiết yếu cho việc điều chỉnh các khoáng chất canxi và phốt pho trong cơ thể nhằm duy trì cấu trúc xương thích hợp và khỏe mạnh....