“Ổ ung thư” bên dòng Gianh
Ông Nguyễn Đình Thọ – Trưởng trạm y tế xã Quảng Phong (Quảng Trạch, Quảng Bình) mở cuốn sổ theo dõi bệnh nhân tử vong do căn bệnh ung thư gây ra trên địa bàn xã rồi khẽ giọng: “Tính trong vòng thời gian mười năm trở lại đây ít nhất có 50 người chết vì bệnh ung thư. Trong đó, tập trung người bệnh cao nhất ở thôn 5. Hiện con số bệnh nhân tử vong trong thôn cũng đã gần 30 người rồi”.
Sống mòn vì bạo bệnh
Quảng Phong là xã nằm ở trung tâm huyện Quảng Trạch, trải dài theo dọc sông Gianh chừng ba cây số. Nguồn nước sinh hoạt dồi dào nhưng nhiễm phèn nặng. Từ xưa đến nay, người dân Quảng Phong dùng giếng tự đào (giếng khơi) hoặc giếng khoan.
Nguồn nước nhiễm phèn nặng nên các hộ phải xây bể để lọc nước một cách thủ công. Nhiều nhà xây bể chứa nước mưa nhưng do nắng hạn kéo dài trong những tháng qua nên lượng nước mưa dự trữ không đủ để ăn uống hàng ngày đành phải dùng nước giếng nhiễm phèn sau khi lọc sơ qua. Không rõ có phải nguồn nước không bảo đảm hay không mà trong những năm qua, số người mắc bệnh ung thư trong cụm dân cư này xảy ra liên tục và có xu hướng tăng trong hai năm gần đây.
Đến Trạm y tế xã, ông Nguyễn Đình Thọ – Trạm trưởng lấy cuốn sổ được đóng thành tập dày mở ra tra cứu rồi lắc đầu: “Phần lớn bệnh nhân tử vong vì bị các chứng bệnh ung thư gan, vòm họng, phổi… Những năm gần đây, cả người trẻ hay trẻ em cũng bị bệnh. Nguyên nhân thì chúng tôi chịu vì vượt quá tầm của trạm. Chỉ biết là tập trung nhiều nhất ở thôn 5 thôi”.
Ông Nguyễn Đình Thọ (bên trái ảnh): “Số người chết vì ung thư ở thôn 5 nhiều lên so với trước…”
Trưởng thôn 5, Nguyễn Văn Hệ, mặt buồn rười rượi, nói với chúng tôi: “Thôn có 150 hộ, theo con số thống kê thì cũng gần 30 người chết vì căn bệnh ung thư. Nhưng tập trung nhiều ở cụm dân cư giữa thôn. Nếu lấy bán kính xung quanh khoảng 300 mét có 50 hộ dân thì có đến 20 người đã chết. Có gia đình chết đến 3 người. Già có, trẻ có”.
Video đang HOT
Chúng tôi về đến thôn 5 để biết rõ thực hư câu chuyện. Chị Nguyễn Thị Hường là con dâu trong gia đình có bố mẹ chồng mất vì căn bệnh ung thư cho biết: “Gia đình chị trước đây có bảy người, mẹ chồng chị đang khỏe mạnh bỗng nhiên đổ bệnh, đi khám được bác sĩ cho biết là bà bị ung thu dạ dày. Gia đình cố gắng chạy chữa nhưng bà đã mất sau ba tháng phát hiện bệnh. Được hơn năm thì bố chồng mất vì bị ung thư vòm họng. Mấy năm sau đó, anh trai chồng cũng đột ngột ra đi vì bạo bệnh”.
Đi ngược đường bê tông mấy ngõ, đến nhà bà Nguyễn Thị Hòa. Không khí trong nhà trầm mặc. Bà Hòa kể lại, bố chồng bà mất vì căn bệnh ung thư gan mấy năm nay. Tưởng căn bệnh quái ác đi qua rồi thôi. Không ngờ con trai bà mới học lớp 11 đang yên lành thì một lần đi học về cháu kêu đau nhức mình. Cứ vậy bệnh ngày càng nặng. Đến bệnh viện được chẩn đoán cháu bị ung thư xương. Về nhà mấy tháng thì mất. “Cả xóm ni, gần như nhà mô cũng có người chết vì bệnh ung thư” – bà Hòa nghẹn giọng.
Người già bị ung thư đã đành, trẻ nhỏ cũng bị căn bệnh cướp đi mạng sống thật xót thương. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Tám có được cháu trai Nguyễn Văn Quang đầu lòng nên nội ngoại ai cũng mừng. Cháu lên 6 tuổi bắt đầu đi học lớp 1 thì cứ ốm vặt suốt. Khi đưa đi khám mới biết cháu bị ung thư máu.
Không ai để ý…
Ông Nguyễn Thế Sơn – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phong cho hay: “Trong 10 thôn của xã đều có nhưng riêng cụm dân cư ở giữa thôn 5 chiếm số cao lượng người bệnh, với nhiều độ tuổi khác nhau. Trước hiện tượng bất thường về số người bị bệnh ung thư, xã đã cùng với cơ quan y tế địa phương lấy mẫu nước sinh hoạt xét nghiệm, kết quả không có gì bất thường. Trên địa bàn cũng không có kho hóa chất hoặc nhà máy nào đang hoạt động để nghi ngờ gây ô nhiễm. Thế nhưng nhiều người dân trong thôn vẫn bị mắc ung thư”.
Người dân cho nguyên nhân vì kho thuốc trừ sâu trước đây
“Có lẽ bệnh ung thư này xuất phát từ kho chứa thuốc trừ sâu của HTX trước đây” – ông Hệ, trưởng thôn thốt lên như vậy. Cũng theo ông Hệ thì kho thuốc trừ sâu có ở giữa thôn từ năm 1968. “Lúc đó, khi còn thanh niên, chúng tôi vẫn thường đến đó nhận thuốc về để phun cho lúa” – ông Hệ nhớ lại. Theo nhiều người, hồi đó, ở thôn 5, nhà cửa thưa thớt. Hơn mười năm nay nhiều người đắp đất trên ruộng lúa để làm nhà, thành ra xóm đông đúc như bây giờ. “Như vậy, nguồn nước không chỉ bị phèn nặng mà có thể nhiễm chất độc gây ung thư chăng?” – ông Hệ đặt nghi vấn.
Ông Nguyễn Đình Thọ – Trưởng trạm y tế xã: “Trong 5 năm gần đây, người dân thôn 5 phải chịu nhiều tang thương do căn bệnh ung thư hoành hành. Chỉ hơn 30 hộ dân trong xóm mà 14 hộ gia đình có 15 người bị bệnh ung thư, có gia đình hai người chết do ung thư. Điều đó đã gây tâm lý hoang mang và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong khu vực”.
Nơi được cho là vị trí kho thuốc trừ sâu bây giờ là vạt đất trồng rau muống của gia đình ông Phạm Văn Hầu. Ông Hầu năm nay đã ngót 80 tuổi, nhưng còn khỏe mạnh. Ông cho hay: “Hồi đó, tui là đội trưởng sản xuất nên biết rõ kho thuốc này. Kho nhà có 3 gian, bề ngang 7 mét và bề rộng 4 mét. Trong đó chủ yếu là thuốc bột 666 và thuốc Vôphatốc đóng chai loại 1 lít. Từ kho thuốc này, mới được phân phối về cho các đội để phun cho lúa, hoa màu. Thường lượng thuốc lưu kho cũng đến hơn tạ. Mùi hôi khủng khiếp lắm. Sau này đến năm 85, 86 chi đó mới phá dỡ đi”.
Bà Nguyễn Thị Mường – cán bộ y tế nghỉ hưu giờ tham gia làm công tác y tế thôn cho hay: “Nếu lấy vùng đất đã từng làm kho thuốc trừ sâu làm trung tâm thì tất cả những gia đình sống gần đó đều có người bị ung thư chết. Cụm dân cư này có lẽ có số người mắc bệnh cao nhất bởi gần 20 người đã chết vì bệnh này”.
Theo ông Sơn – Phó Chủ tịch xã, vào năm 2007, Sở TN-MT có công văn đề nghị lập danh sách người chết vì ung thư gửi lên huyện, tỉnh, rồi thôi. Cách đây mấy năm, có đoàn công tác nghe là từ Hà Nội vào lấy mẫu nước đưa đi xét nghiệm. Nhưng sau đó cũng không có động tĩnh gì. “Bây giờ, người dân thôn 5 cứ phải sống trong sợ hãi như vậy. Cứ nơm nớp lo chứ biết làm sao được” – ông Sơn bộc bạch.
Theo 24h
Tiếng kêu cứu ở "làng ung thư"
Chính quyền và người dân xã Thành Thới A (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) hiện rất âu lo trước thực trạng nhiều người tử vong vì bệnh ung thư (BUT). Căn bệnh đang ầm thầm cướp đi mạng sống của người dân vùng quê nghèo khó này trong khi nguyên nhân gây bệnh vẫn là ẩn số...
"Làng ung thư" Tân Phong
Gia đình anh Phạm Văn Sữa (ấp Tân Phong) đang làm ăn sung túc bỗng rơi vào bi kịch: Người vợ hiền (chị Lê Thị Kim Liên, 45 tuổi) và đứa con ngoan học giỏi (Phạm Thị Kim Thoa, 22 tuổi) mất vì BUT gan. Chị Liên qua đời cách nay 5 tháng, còn Kim Thoa mới chết vào tháng trước.
Bà Huỳnh Thị Bé (mẹ chị Liên) cho hay, trước đây chị Liên thấy sức khỏe không bình thường, đi khám tại Bệnh viện (BV) Nhiệt Đới TPHCM và phát hiện viêm gan nhẹ. Điều trị bằng thuốc nhưng bệnh tình của chị Liên không giảm, sau đó BV này chẩn đoán chị bị BUT gan.
Chỉ 2 tháng bệnh bộc phát nặng, chị Liên tử vong. Phạm Thị Kim Thoa mới tốt nghiệp cao đẳng ngành kế toán, đi khám bệnh cũng phát hiện BUT gan. Chồng của chị Liên và 2 người con gái khác cũng bị viêm gan, đang điều trị.
Bàn thờ vợ, con gái anh Sữa mất vì ung thư gan
Người dân địa phương gọi ấp Tân Phong là "làng UT". Ông Dương Văn Hưng - trưởng ấp - nhẩm tính: "5 năm qua, ở ấp có gần 20 người tử vong vì BUT". Chỉ ở 3 tổ nhân dân tự quản số 1, 2, 3 hiện có 15 người đang mang chứng bệnh nan y này và đã ở thời kỳ nguy kịch. "Không biết vì sao gần đây căn bệnh này bùng phát dữ quá. Lúc đầu người dân e dè, giấu bệnh nhưng hiện nay quá bức xúc nên không còn che giấu nữa..." - ông Hưng nói.
Nguyên nhân nào gây bệnh?
Trước tình hình BUT tăng đột biến, người dân địa phương lo lắng và đi xét nghiệm, nghe thầy thuốc ở đâu giỏi cũng đi tới khám. Tại ấp Tân Phong có hơn 70% người dân đi xét nghiệm đều phát hiện men gan cao hay viêm gan A, B, C. Do quá hoang mang, mỗi tháng người dân thuê một xe khách đưa đi vùng Bảy Núi (An Giang) hốt thuốc nam uống trị bệnh đồng thời chạy tiền để tiêm ngừa viêm gan và ngại tiếp xúc với người bệnh...
Tới nay, ngành y tế địa phương vẫn không biết do đâu căn bệnh này lan rộng. Nhiều người dân cho rằng nguồn nước sinh hoạt có vấn đề. Tại xã chỉ có duy nhất một trạm cấp nước mặt cho khoảng 400 hộ dân. Các hộ dân khác thì sử dụng nước mưa trong ăn, uống còn tắm gội... phải sử dụng nước từ sông, rạch. Nguồn nước mặt này hiện đã ô nhiễm nặng do tình trạng chăn nuôi gia súc xả nước thải, chất thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên.
Ông Huỳnh Văn Kích - Phó Chủ tịch UBND xã Thành Thới A - cho biết: "Trạm y tế xã đã báo việc này về Trung tâm Y tế huyện. Địa phương mong các ngành chức năng tìm ra nguyên nhân, đồng thời có biện pháp phòng ngừa căn bệnh này. Tôi nghĩ bệnh gan rất dễ lây nên sẽ tuyên truyền để người dân tự phòng tránh, bảo vệ sức khỏe của mình".
Theo 24h
"Làng chết" dưới chân Ngàn Nưa Cách đây chưa lâu, làng Thổ Vị (xã Tế Thắng, huyện Nông Cống, Thanh Hóa) khắp trong và ngoài tỉnh biết bởi cái tên "làng ung thư". Sau khi báo chí phản ánh, đã có hàng chục đoàn về kiểm tra, lấy mẫu nước của làng đưa đi nghiên cứu, xét nghiệm, cho kết quả tất cả các mẫu nước đều không đảm...